Skip to main content

Framework: Một số chiến lược tăng trưởng cho Social Media trong 2024

5 Tháng Mười Hai, 2023

Nếu làm marketing trên các nền tảng mạng xã hội là một phần không thể thiếu trong chiến lược tăng trưởng của thương hiệu hay doanh nghiệp của bạn trong năm 2024, bài viết này cung cấp những thông tin hữu ích dành cho bạn.

Một số chiến lược tăng trưởng cho Social Media 2024
Framework: Một số chiến lược tăng trưởng cho Social Media 2024

Vào năm 2024, mạng xã hội được dự báo vẫn là một điểm tiếp xúc quan trọng giữa thương hiệu với khách hàng, để có thể tăng cường mức độ tương tác, lòng trung thành của khách hàng, bán hàng và hơn thế nữa, doanh nghiệp cần những chiến lược tiếp cận hiệu quả.

Dưới đây là một số chiến lược tăng trưởng cho Social Media 2024 mà bạn có thể tham khảo.

Mức độ tương tác vẫn là chìa khoá chính.

Dù doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram hay TikTok với mục đích gì, là để xây dựng thương hiệu hay bán hàng, mức độ tương tác với các bài đăng vẫn là chìa khoá chính.

Mức độ tương tác (Engagement) đề cập đến tất cả các hành động của khách hàng với nội dung của thương hiệu như ‘Thích” (Like), nhấp chuột (Click) hay Chia sẻ (Share). Về cơ bản, nội dung càng chất lượng và phù hợp với đối tượng mục tiêu thì càng nhận được nhiều lượt tương tác.

Để thúc đẩy khả năng tương tác, thương hiệu cần tương tác qua lại với khách hàng thường xuyên, xem họ như là một phần của thương hiệu, các ý kiến của họ luôn được tiếp nhận và hơn thế nữa.

Tối ưu các định dạng nội dung khác nhau cũng rất cần thiết để làm mới nội dung, các cuộc khảo sát (Poll), tận dụng các nội dung do người dùng tạo ra (UGC – user-generated Content) có thể thúc đẩy đáng kể lượng tương tác.

Các nghiên cứu cho thấy, các thương hiệu có lượng tương tác cao hơn trên các nền tảng mạng xã hội (Social Media), có độ nhận biết thương hiệu (brand awareness) cao hơn đến 50%.

Một kế hoạch đăng bài nhất quán cũng rất quan trọng.

Cũng như cách xây dựng thương hiệu, “tính nhất quán” là chìa khoá để thúc đẩy lượng tương tác với các nội dung trên mạng xã hội.

Các nghiên cứu cho thấy, việc đăng bài thường xuyên (thậm chí là theo các khung giờ đăng bài nhất định), có thể giúp tăng đến hơn 20% lượng tương tác.

Để làm điều này, nhiệm vụ của bạn là xây dựng một bản kế hoạch nội dung (Content Calendar), bao gồm chi tiết các thông tin như thời gian, nội dung, loại nội dung, mục tiêu…cùng với đó là các hoạt động quảng cáo hỗ trợ nếu có.

Tận dụng sức mạnh của những người có ảnh hưởng.

Những người có ảnh hưởng (Influencer) cũng là một phần không thể thiếu khi nói đến các chiến lược Social Media Marketing nói chung.

Các nghiên cứu cho thấy, phần lớn người tiêu dùng coi những người có ảnh hưởng là “nguồn tin” quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của họ trên các nền tảng mạng xã hội.

Thương hiệu có thể tìm kiếm những người có ảnh hưởng hay các nhà sáng tạo nội dung có liên quan đến đối tượng mục tiêu của mình, xây dựng chiến lược hợp tác và gia tăng mức độ ảnh hưởng của thương hiệu.

Khi làm việc với các nhà sáng tạo hay người có ảnh hưởng, đặc biệt là khi thương hiệu muốn tiếp cận các khách hàng Gen Z, “tính xác thực” (Brand Authenticity) là chìa khoá hàng đầu.

Tích cực phân tích hành vi và sở thích của người dùng (Insights) để tối ưu hoá nội dung.

Với các marketer nói chung, insights là thuật ngữ đã quá quen thuộc. Các nghiên cứu cho thấy các thương hiệu sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để hiểu người dùng và tối ưu hoá nội dung có thể tăng thêm đến 2.5 lần tỷ suất lợi nhuận đầu tư từ các hoạt động marketing.

Bằng cách thường xuyên phân tích các dữ liệu có được và điều chỉnh chiến lược tiếp cận, thương hiệu sẽ có thể thúc đẩy đáng kể lượng tương tác hay thậm chí là bán hàng.

Các công cụ Social Listening cũng có thể rất cần thiết trong trường hợp này.

Chạy các chiến dịch quảng cáo nhắm mục tiêu.

Dù bạn là thương hiệu mới hay thậm chí là thương hiệu lâu năm trên mạng xã hội, các bài đăng tự nhiên về cơ bản là sẽ tiếp cận được một lượng nhỏ đối tượng mục tiêu, ngay cả khi họ đã “Thích” hay “Theo dõi” thương hiệu.

Theo các số liệu mà MarketingTrips có được, 1-5% là lượng tiếp cận (Reach) trung bình mà các bài đăng tự nhiên có thể có trên các Trang của thương hiệu (không tính các trang tin tức như MarketingTrips vì thường con số này sẽ cao hơn nhiều).

Để giải quyết vấn đề này, thương hiệu có thể khởi chạy các chiến dịch quảng cáo được nhắm mục tiêu (ví dụ như tới những người đã từng tương tác với thương hiệu) nhằm mục đích gợi lại trong tâm trí của họ hình ảnh của thương hiệu, xây dựng lòng trung thành, ý định mua hàng khi phát sinh nhu cầu và hơn thế nữa.

Vì các khách hàng này đã từng biết đến thương hiệu, lượng tương tác thường sẽ cao hơn và có chi phí thấp hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …