Skip to main content

OnlyFans kiếm gần 1 tỷ USD doanh thu khi người dùng chi tiêu đến 4.8 tỷ USD trong 2021

3 Tháng Chín, 2022

Vào năm 2021, người dùng đã chi tiêu đến 4.8 tỷ USD cho nền tảng nội dung người lớn OnlyFans, chủ sở hữu nền tảng kiếm được gần 1 tỷ USD doanh thu.

OnlyFans kiếm gần 1 tỷ USD khi người dùng chi tiêu đến 4.8 tỷ USD trong 2021
OnlyFans kiếm gần 1 tỷ USD khi người dùng chi tiêu đến 4.8 tỷ USD trong 2021

Chỉ trong vòng 2 năm, OnlyFans đã trả hơn 500 triệu USD (433 triệu bảng Anh) cho chủ sở hữu của nền tảng khi nhu cầu về nội dung người lớn liên tục tăng trưởng mạnh.

Leonid Radvinsky, 40 tuổi người Mỹ gốc Ukraine hiện là chủ sở hữu và là cổ đông duy nhất của nền tảng, OnlyFans có trụ sở chính tại London, Vương Quốc Anh.

Báo cáo kinh doanh mới đây cho thấy lợi nhuận trước thuế của OnlyFans đã tăng 615% lên mức 432 triệu USD trong 12 tháng tính đến tháng 9 năm 2021.

Advertisement

Về cơ bản, OnlyFans hoạt động như một nền tảng cung cấp nội dung người lớn, nơi những “nhà sáng tạo nội dung” có thể cung cấp các nội dung người lớn và giữ 80% số tiền kiếm được, 20% còn lại thuộc về OnlyFans để phục vụ cho các hoat động vận hành.

Hiện OnlyFans có 2,1 triệu “nhà sáng tạo” (Content Creator) đã đăng ký và có thể bán nội dung, 188 triệu “người hâm mộ” (Fans) có trả phí, tức những người dùng đã trả tiền để mua video hoặc để nhắn tin cho những “nhà sáng tạo” yêu thích của họ.

Về mặt mô hình kinh doanh, OnlyFans có thể được xem là “kẻ phá bĩnh” (Disruptor) đối với các mô hình kinh doanh nội dung người lớn truyền thống, và nền tảng cũng khá hấp dẫn với các “nhà sáng tạo” khi họ được giữ lại đến 80% doanh thu kiếm được.

Tất cả các hoạt động khác như marketing để thu hút người dùng sẽ do đội ngũ OnlyFans chịu trách nhiệm xây dựng và phát triển.

Advertisement

OnlyFans là công ty gia đình được thành lập vào năm 2016, với Tim Stokely là giám đốc điều hành và các thành viên còn lại trong gia đình đều tham gia vào các hoạt động kinh doanh và vận hành của nền tảng.

Mặc dù phần lớn doanh thu của OnlyFans đến từ các khách hàng tại Mỹ, nền tảng này vẫn được đăng ký tại Anh và đã trả đến 88 triệu USD tiền thuế doanh nghiệp vào 2021.

Giám đốc điều hành của OnlyFans cho biết:

“Chúng tôi đang trao quyền cho “nhà sáng tạo” để họ có thể chủ động kiếm tiền từ nội dung của họ và có quyền kiểm soát thực sự đối với nội dung đó.”

Advertisement

“Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy) bằng cách tăng cường tính an toàn, phát triển nội dung nguyên bản và tiếp tục phát triển cộng đồng ‘nhà sáng tạo’ cũng như ‘người hâm hộ’ của mình”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Các siêu ứng dụng có thể không còn là lợi thế của các nền tảng

22 Tháng Mười Một, 2024
Câu chuyện về siêu ứng dụng tại Đông Nam Á từng là giấc mơ của nhiều startup công nghệ. Với 17 tỷ…

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement