Skip to main content

Tránh ‘nỗi lo’ thất nghiệp sau đại dịch với 4 bước đơn giản sau đây

16 Tháng Bảy, 2020

Có thể bạn cũng đang như tôi, chúng ta đang trong một thời kì thực sự khó khăn khi mà nhiều doanh nghiệp đang tiến hành cắt giảm bớt nhân sự sau khủng hoảng. Nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa thậm chí còn phá sản.

Điều này có thể làm cho rất khó để xác định xem công việc của bạn có ‘an toàn’ không, hoặc nếu bạn may mắn và đã có công việc trở lại, bạn có cảm thấy xáo trộn không.

Đối với một số người, những mất mát về công việc này sẽ là vĩnh viễn. Theo nghiên cứu gần đây của Viện Chính sách kinh tế Mỹ, khoảng 11% người Mỹ không có việc làm vì đại dịch Covid-19.

Advertisement

Với rất nhiều sự không chắc chắn hiện có, có thể đây là khoảng thời gian hợp lý để bạn nên suy nghĩ về tương lai phía trước của mình. Nếu bạn lo lắng rằng công việc của bạn có thể gặp rủi ro, hãy xem ngay 4 ‘bí kíp’ sau đây, nó có thể giúp bạn !

1. Chấp nhận thực tế

Ngay bây giờ, một trong những nguyên tắc quan trọng đối với việc làm của bạn là chấp nhận thực tế. Bạn không thể tự tin rằng điều không may sẽ không thể đến với bạn. Thay vào đó hãy tự hỏi bản thân mình một cách trung thực: ngành của tôi có nguy cơ không?

Nếu bạn nghi ngờ rằng câu trả lời là có, hãy xem xét kỹ hơn về công ty và công việc của bạn một cách cụ thể. Điều gì làm cho công ty có tình hình tài chính tốt hơn? Có bao nhiêu người khác làm công việc của bạn?

Nếu bạn cảm thấy rằng công việc của bạn đang gặp rủi ro, điều đầu tiên cần làm chỉ là thừa nhận nó sẽ không mạng lại cảm xúc tốt. Nếu cần buồn, bạn hãy buồn một tí !

Advertisement

Nhưng hãy nhớ rằng trong khi bạn không thể thay đổi những gì mà xảy ra bên ngoài, thì bạn có thể kiểm soát phản ứng của mình với nó.

2. Chủ động

Tỷ lệ lao động thất nghiệp so với cơ hội việc làm tính đến giữa tháng 6 là khoảng 3,6 người cho mỗi vị trí có sẵn, theo EPI.

Điều đó có nghĩa là sẽ rất quan trọng để vượt lên trước bất kỳ cơ hội mất việc tiềm ẩn nào, trái ngược với việc chờ đợi cho đến khi bạn thất nghiệp thì hãy cố gắng tìm thứ gì đó để giữ cho bạn có tài chính ổn định hơn.

Đừng chỉ biết dựa lưng vào tường; đừng chỉ biết chờ đợi. Hãy lập kế hoạch ngay khi bạn có thể bao gồm các cách bạn sẽ điều chỉnh chi tiêu của mình và người mà bạn có thể tiếp cận để có được khách hàng tiềm năng trong các công việc có sẵn.

Advertisement

Thất nghiệp thường gây ra tổn thất về tình cảm, tinh thần và tài chính cho mọi người. Nhưng hãy nhớ rằng rất nhiều người đang trải qua điều này và nó không phải là một điều đáng xấu hổ, đặc biệt là nếu bạn có kế hoạch trước.

Tất cả mọi người đều biết ai đó sẽ bị sa thải, thế nên nếu bạn có kế hoạch tốt hơn trước khi nó xảy ra, bạn sẽ càng có lợi hơn.

3. Bắt đầu thắt chặt ngân sách chi tiêu của bạn

Nếu bạn hoàn toàn lo lắng về khả năng bị sa thải, bạn nên cắt giảm chi tiêu của mình một cách quyết liệt – và làm điều đó càng sớm càng tốt.

Hãy đánh giá những gì bạn chi cho ăn uống, cửa hàng tạp hóa và giải trí, cũng như các chi phí định kỳ khác như: phòng tập thể dục, dịch vụ trực tuyến, quần áo và các sản phẩm làm đẹp chẳng hạn.

Advertisement

Một khi bạn có một ước tính tốt về chi tiêu của mình, hãy quyết định những gì cần thiết và những gì bạn có thể sống mà không cần nó cho đến khi bạn ‘trở lại bình thường’ về mặt tài chính.

4. Hãy tăng cường kết nối

Khi tiếp cận mọi người, hãy chắc chắn rằng bạn rất rõ ràng về những gì bạn đang tìm kiếm trong một công việc. Hỏi bạn bè, gia đình, đồng nghiệp cũ và thậm chí là người quen.\

Biết đâu sau những lời giới thiệu hay cuôc gặp gỡ đó bạn có thể tìm kiếm được thêm cho mình nhiều cơ hội tốt hiếm có.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Advertisement

Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo: CNBC

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Các siêu ứng dụng có thể không còn là lợi thế của các nền tảng

22 Tháng Mười Một, 2024
Câu chuyện về siêu ứng dụng tại Đông Nam Á từng là giấc mơ của nhiều startup công nghệ. Với 17 tỷ…

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement