Skip to main content

Thẻ: Canva

Canva tích hợp AI vào hàng loạt tính năng

Nền tảng thiết kế đồ họa Canva vừa công bố tích hợp một loạt các công cụ AI mới nhằm bắt kịp xu hướng ứng dụng trí tuệ nhân tạo của Microsoft, Google và thách thức đối thủ Adobe.

Canva tích hợp AI vào hàng loạt tính năng
Canva tích hợp AI vào hàng loạt tính năng

Với những người dùng thiết kế đồ họa không chuyên, nhà sáng tạo nội dung hay dân marketing, Canva đã không còn xa lạ khi dần trở thành công cụ đắc lực để sáng tạo ra những ấn phẩm thiết kế chất lượng.

Mới đây, nền tảng thiết kế trên web đã giới thiệu bộ tính năng lớn dựa trên AI tập trung tối ưu hóa quy trình tạo nội dung.

Được công bố tại sự kiện Canva Create: Brand New Era, hầu hết tính năng mới sẽ giúp việc tạo nội dung (bài đăng mạng xã hội, bài thuyết trình, banner quảng cáo… ) trở nên dễ dàng hơn đối với những người không có kinh nghiệm thiết kế.

AI Canva cùng với người dùng sẽ có thể giải quyết vấn đề thiết kế cấp bách, với số lượng tính năng phong phú và khả năng dễ sử dụng, đã thực sự thách thức đối thủ Adobe.

Dưới đây là những tính năng AI quan trọng được Canva tích hợp.

Text to Image được cải thiện.

“Text to Image” đã được công ty ra mắt vào tháng 11.2022, hoạt động tương tự như Midjourney. Người dùng có thể tạo ra hình ảnh trên Canva nhờ AI chỉ từ những câu miêu tả ngắn gọn, đặc biệt là không cần phải trả phí như Midjourney.

Từ khi ra mắt đến nay, tính năng này của Canva đã tạo ra 60 triệu hình ảnh và với bản cập nhật mới nhất, công ty cho biết đã tăng độ phân giải của hình ảnh lên 16 lần, đồng thời giảm 68% thời gian tạo ảnh và bổ sung thêm nhiều phong cách đồ họa.

Canva tích hợp AI vào Text to Image
Canva tích hợp AI vào Text to Image

Tích hợp AI vào bộ công cụ AI “Magic” của Canva.

Thay đổi lớn nhất ở Canva là bộ công cụ “Magic” hoạt động dựa trên AI. “Magic Design” cho phép người dùng tải ảnh lên và tạo “Magic Replace” có thể thay thế một nội dung trên tất cả các thiết kế chỉ bằng một cú nhấp chuột nếu người dùng chỉ cần cập nhật một đối tượng đồ họa. “

Magic Eraser” có thể xóa bất kỳ thứ gì người dùng không muốn trong ảnh, từ đối tượng ở hậu cảnh cho đến các đối tượng không cần thiết gây rối ảnh.

Đặc biệt, “Magic Edit” cho phép người dùng hoán đổi một đối tượng bằng một đối tượng khác hoàn toàn bằng cách sử dụng AI như hình bên dưới:

Tích hợp AI vào bộ công cụ AI “Magic” của Canva.
Tích hợp AI vào bộ công cụ AI “Magic” của Canva.

Nổi bật là “Magic Write”, trợ lý viết quảng cáo AI được hỗ trợ từ Canva. Người dùng có thể sử dụng công cụ này trong các bài thuyết trình, mạng xã hội, website… bằng cách nhập ngắn gọn nội dung cần quảng cáo.

Tính năng này cũng đang dần mở rộng khả năng hỗ trợ đến hơn 18 ngôn ngữ khác nhau. Sau đó, nếu người dùng không đủ thời gian để tập hợp nội dung thành bản trình chiếu, AI do “Magic Presentation” sẽ tự động chuyển đổi.

Translate và Beat Sync tích hợp nhiều mô hình AI.
Translate và Beat Sync tích hợp nhiều mô hình AI.

Translate và Beat Sync tích hợp nhiều mô hình AI.

“Translate” sẽ tự động dịch bất kỳ văn bản nào trong thiết kế sang hơn 100 ngôn ngữ khác nhau. “Beat Sync” của Canva sẽ đồng bộ cảnh quay video sao cho khớp với nhịp của bản nhạc mà người dùng không cần phải chỉnh sửa lại.

Canva cho biết công ty đã sử dụng kết hợp nhiều mô hình AI khác nhau làm nền tảng cho hai tính năng này bên cạnh việc xây dựng các hệ thống AI cho riêng mình.

Brand Hub.

Công ty cũng cho biết các tổ chức lớn như FedEx, Starbucks và Zoom đã áp dụng nền tảng quản lý thương hiệu của Canva trước đây để nâng cao nhu cầu nhận diện trực quan trên quy mô lớn. Điều này đã tạo động lực cho “Brand Hub” ra đời, tích hợp các công cụ AI nhằm hỗ trợ người dùng duy trì nhất quán đặc điểm nhận diện của doanh nghiệp.

Giờ đây người dùng có thể dễ dàng tạo Brand Kits với các thiết kế dành riêng cho công ty như logo, phông chữ, màu sắc và quy chuẩn thiết kế.

Brand Folders sẽ nhóm các nội dung lại với nhau cho các sự kiện, chiến dịch và dự án theo mẫu, đồng thời cho phép người dùng tạo nhiều mẫu gắn sẵn thương hiệu có thể tái sử dụng cho những tác vụ lặp đi lặp lại như thiết kế email.

Tính năng này gần giống Google Drive, tuy nhiên, Canva đang cập nhật một số thủ thuật bổ sung giúp tách biệt mình khỏi các giải pháp lưu trữ đám mây khác.

Chẳng hạn, quản trị viên có thể đặt một số quyền hạn để đảm bảo mọi thiết kế trong Canva giữ nguyên thương hiệu, giới hạn phông chữ và màu sắc, đồng thời ngăn nhiều bản nháp rời rạc do các thành viên tạo ra.

Hiện tại, có nhiều dịch vụ thiết kế dựa trên web khác cung cấp trải nghiệm tương tự (bao gồm cả Adobe Express vừa ra mắt), nhưng Canva vẫn là “gã khổng lồ” của ngành.

Với tính thân thiện và dễ sử dụng với đa số người dùng, công ty tuyên bố có hơn 110 triệu người dùng hằng tháng – tăng 30 triệu kể từ khi ra mắt Visual Worksuite vào tháng 9.2022.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Canva cho biết nhân viên sẽ chỉ cần đến văn phòng 8 lần một năm

Canva tiết lộ một mô hình làm việc linh hoạt mới cho phép các đội nhóm xác định tần suất mà nhân viên sẽ cần làm việc tại văn phòng.

Canva cho biết nhân viên sẽ chỉ cần đến văn phòng 8 lần một năm
Melanie Perkins, founder and CEO of Canva. Image: Supplied

Theo đó, Canva đã cam kết về một mô hình làm việc linh hoạt lâu dài cho toàn bộ nhân viên của mình, động thái này cũng nối gót theo Atlassian, một “kỳ lân công nghệ anh em” đến từ Úc trong việc áp dụng mô hình làm việc từ xa.

Canva gọi sự thay đổi lần này là một phần của “cách tiếp cận dài hạn tới tương lai của thế giới làm việc”, nơi mà các doanh nghiệp sẽ tập trung vào tính linh hoạt và kết nối đồng thời bãi bỏ mọi quy tắc chính thống xung quanh việc phải ngồi làm việc tại văn phòng.

Trong một thông báo được công bố vào mới đây, nền tảng thiết kế này cho biết họ sẽ không có bất cứ yêu cầu nghiêm ngặt nào về số ngày làm việc tại văn phòng, mà thay vào đó là sẽ trao quyền cho các đội nhóm để họ tự quyết định về số ngày mà nhân viên dự kiến ​​sẽ làm việc trực tiếp tại văn phòng.

Canva cho biết quyết định này được ban hành theo một nghiên cứu nội bộ, bao gồm một cuộc khảo sát cho thấy 79% đội nhóm của họ nói rằng họ cảm thấy hiệu quả hơn khi làm việc tại nhà, 81% nói rằng họ muốn tiếp tục cân bằng giữa công việc tại văn phòng với công việc từ xa.

Trên thực tế, chính sách mới của Canva sẽ không đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt trong việc cân bằng giữa làm việc tại văn phòng và làm việc từ xa.

Tuy nhiên, họ cho biết họ hy vọng sẽ thấy nhân viên xuất hiện tại những văn phòng gần nhất của Canva của họ ít nhất 8 lần mỗi năm.

Canva cũng cho biết cách tiếp cận toàn cầu của họ đối với việc xây dựng đội nhóm cũng sẽ được thay đổi để phù hợp hơn với cách tiếp cận mới trong cách thức làm việc kết hợp.

Canva cho biết:

“Chúng tôi tin rằng những văn phòng làm việc truyền thống sẽ trở thành yếu tố ngoại lệ khi nói đến tương lai của công việc. Đại dịch đã làm mọi thứ trở nên thay đổi.”

Vào cuối tháng 4, gã khổng lồ công nghệ Atlassian của Úc đã công bố chính sách làm việc từ xa, theo đó cho phép 5.700 nhân viên toàn cầu của họ có thể làm việc từ mọi nơi trên thế giới.

Là một phần của phương pháp tiếp cận mới tới sự linh hoạt trong công việc, các nhân viên dự kiến sẽ đến văn phòng của công ty 4 lần một năm để tham dự các hội nghị cấp cao toàn cầu hoặc có thể thiết kế một cách thức tiếp cận riêng.

Qua các cuộc khảo sát nội bộ của riêng họ, Atlassian cho biết có khoảng 50% nhân viên có ý định tiếp tục đến văn phòng một cách thường xuyên.

Công ty này cũng cho biết chính sách mới của họ không chỉ phản ánh cách tiếp cận toàn cầu mới mà còn báo hiệu sự thay đổi về tính linh hoạt mà nhân viên mong đợi khi thực hiện công việc của riêng họ.

Ông Scott Farquhar, đồng sáng lập và đồng giám đốc điều hành của Atlassian cho biết:

“Nếu bạn nghĩ về Atlassian trong lịch sử, về cơ bản, chúng tôi đã là một công ty toàn cầu, chúng tôi có niềm tin rằng những tài năng tồn tại ở khắp mọi nơi trên thế giới, không chỉ ở Thung lũng Silicon.”

Vào tháng 4, Canva được định giá 15 tỷ USD sau một vòng tài trợ mới.

Công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thiết kế cho biết đại dịch đã làm tăng người dùng của họ lên 50% do nhu cầu ngày càng tăng đối với các công cụ cộng tác từ xa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

TikTok thông báo hợp tác với Vimeo và Canva nhằm tối đa hoá quá trình xây dựng nội dung

Mối quan hệ đối tác mới với cả Vimeo và Canva của TikTok là nhằm mục tiêu cung cấp nhiều cách hơn cho các nhà marketers trong việc xây dựng sự sáng tạo của các chiến dịch trong từng ứng dụng tương ứng.

Các tích hợp mới sẽ tạo điều kiện kết nối trực tiếp giữa TikTok Ad Manager với mỗi nền tảng, điều này giúp bạn tạo quảng cáo TikTok trên các nền tảng và tải quảng cáo đó lên thẳng chiến dịch của mình một cách dễ dàng hơn.

Các tùy chọn quảng cáo mới cũng phù hợp với các thông số và luồng sáng tạo chính của TikTok, điều này đảm bảo rằng các video của bạn cũng sẽ được tự nhiên và phù hợp với nền tảng – và không quá giống như các mẫu quảng cáo, đây cũng là điều mà TikTok đã nhắc nhở nhiều lần trong cách tiếp cận marketing trên nền tảng của mình.

Đối với Vimeo, các nhà quảng cáo TikTok giờ đây sẽ có thể tạo quảng cáo TikTok của họ trong Vimeo Create, công cụ tạo video của nền tảng này, nơi sẽ cung cấp nhiều cách hơn để tùy chỉnh và xây dựng các video TikTok của bạn.

Vimeo đã ra mắt Vimeo Create vào tháng 2 năm ngoái như một phương tiện để cung cấp các tùy chọn xây dựng các video đơn giản, đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc những cá nhân với nguồn ngân sách eo hẹp.

Ứng dụng cũng cung cấp các quy trình đơn giản để tạo nội dung video, bao gồm nhiều đồ họa, lớp phủ văn bản, nhạc bản quyền miễn phí và hơn thế nữa.

Dưới đây là một ví dụ về quảng cáo TikTok được tạo trong Vimeo Create:

Trên Canva, TikTok đã cung cấp hơn 50 mẫu quảng cáo TikTok, giúp giảm thời gian và chi phí liên quan đến việc xây dựng chiến dịch của các nhà quảng cáo.

“Các mẫu quảng cáo của Canva, cùng với công cụ Publish End Points, sẽ mang lại sự dễ dàng và đơn giản cho những nhà sáng tạo bằng cách cho phép họ xuất bản nội dung hấp dẫn đầy trực quan trực tiếp lên nền tảng TikTok để tương tác với người dùng một cách tự nhiên và chân thực nhất.”

Những người vốn đã quen thuộc với Canva sẽ không gặp vấn đề gì khi sử dụng các công cụ mới, trong khi những người mới cũng sẽ thấy không quá phực tạp.

Cả Vimeo và Canva hiện cũng đã trở thành đối tác marketing chính thức của TikTok, điều có thể mang đến cho bạn nhiều cách hơn để tối đa hóa nỗ lực sáng tạo trên các nền tảng của mình.

Trong khi TikTok liên tiếp dẫn đầu bảng xếp hạng lượt tải xuống từ các cửa hàng ứng dụng, đánh bại cả Facebook và Instagram và đang trên đà đạt được một tỷ người dùng trước năm 2022. Rõ ràng đây là một cơ hội lớn cho tất cả những người làm marketing nói chung.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Canva: ‘Kỳ lân’ khởi nghiệp và những bí quyết hàng đầu để tăng trưởng

Trao quyền cho thế giới thiết kế là sứ mệnh đã truyền cảm hứng cho các nhà sáng lập Melanie Perkins, Cliff Obrecht và Cameron Adams để ra mắt ứng dụng Canva vào năm 2013 và sau đó đã trở thành kỳ lân.

Canva: 'Kỳ lân' khởi nghiệp và những bí quyết hàng đầu để tăng trưởng
Canva: ‘Kỳ lân’ khởi nghiệp và những bí quyết hàng đầu để tăng trưởng. Co-founder Canva | Cameron Adams

Và chưa đầy bốn năm sau đó, bộ ba này đã xuất bản nền tảng trực tuyến của mình bằng 100 ngôn ngữ khác nhau trên toàn thế giới.

Ngày nay, Canva là một trong những công ty khởi nghiệp (startup) thành công nhất ở Úc, giúp hơn 55 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) trên hơn 190 quốc gia biến giấc mơ thiết kế của họ thành hiện thực.

Tại sự kiện Google Marketing Livestream 2021, nhà đồng sáng lập Cameron Adams cũng đã chia sẻ cách các nhóm của ông sử dụng kỹ thuật số (digital) để mang các công cụ truyền thông bằng hình ảnh tới cho mọi người trên khắp thế giới.

Để có thể hiểu rõ hơn về cách ứng dụng này đã vươn mình để trở thành một ‘kỳ lân’ (unicorn) với giá trị hơn 1 tỷ USD.

Hãy theo dõi phần ‘Hỏi và Đáp’ bên dưới giữa ông Sunil Subhedar, giám đốc tiếp thị hiệu suất toàn cầu của Canva (global head of performance marketing) và bà Sarah-Jane Campbell, giám đốc công nghệ và viễn thông của Google tại Úc.

Campbell: Làm thế nào để Canva kết nối với người dùng mới trong khi vẫn tương tác với những người dùng hiện có?

Subhedar: Chúng tôi điều chỉnh cách tiếp cận của mình để mở ra nhiều sự ưu tiên.

Đối với một số chiến dịch, mục tiêu chính của chúng tôi là nâng cao nhận thức và tiếp cận nhiều người hơn, trong khi những chiến dịch khác, chúng tôi lại tập trung vào việc thúc đẩy hiệu suất và doanh thu.

Sau khi có được các mục tiêu ưu tiên hàng đầu của mình, chúng tôi sử dụng một loạt các công cụ kỹ thuật số – từ Display & Video 360 đến Google Ads – phù hợp nhất với từng nhóm đối tượng, thị trường và nền tảng cụ thể trên toàn thế giới.

Campbell: Khi mọi người dành nhiều thời gian hơn trên điện thoại, Canva suy nghĩ lại về cách thu hút đối tượng mục tiêu trên thiết bị di động như thế nào?

Subhedar: Ngay từ những ngày đầu tiên, mục tiêu của chúng tôi là làm cho việc thiết kế có thể tiếp cận được với tất cả mọi người.

Chúng tôi đã ưu tiên bản địa hóa sản phẩm của mình từ rất sớm và hiện chúng tôi đã cung cấp hơn 100 ngôn ngữ khác nhau.

Di động là nền tảng phát triển nhanh nhất của chúng tôi, vì vậy, chúng tôi đang nỗ lực hết mình để tạo ra trải nghiệm nhanh chóng và trực quan trong quá trình tăng trưởng.

Một trong những nỗ lực lớn của chúng tôi hiện tại là hợp nhất back-end stack (các nghiệp vụ như thuật toán, dữ liệu, vận hành…) để giúp quá trình thiết kế trên Canva trở nên nhanh chóng, liền mạch và dễ dàng trên tất cả các thiết bị.

Chúng tôi cũng đang sử dụng chiến dịch ứng dụng của Google (Google App Campaign) để kết nối với những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator), những người cần các công cụ thiết kế đơn giản cho nhiều dự án khác nhau, cho dù họ đang cần tạo danh thiếp hay chỉ là làm một cái cốc.

Campbell: Tại sao các chiến dịch tìm kiếm tự nhiên (organic) và có trả phí (paid) lại là yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển toàn cầu của Canva?

Subhedar: Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) giúp chúng tôi kết nối hàng triệu người dùng toàn cầu có sở thích và ngôn ngữ khác nhau một cách phù hợp.

Bằng cách bổ sung cho chiến lược SEO của mình với các chiến dịch có trả phí, chúng tôi có thể đáp ứng nhu cầu thiết kế của nhiều người hơn nữa và nhanh hơn nữa.

Chúng tôi luôn suy nghĩ về cách cung cấp những trải nghiệm dễ dàng trong tất cả các thị trường của chúng tôi. Đó là lý do tại sao chúng tôi liên tục cải thiện và bản địa hóa các trang đích (landing page) của mình.

Ví dụ: khi chúng tôi quảng cáo công cụ tạo logo của mình, chúng tôi đã tạo quảng cáo bằng nhiều ngôn ngữ, bao gồm tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Nhật.

Mỗi quảng cáo này đều dẫn mọi người đến trang đích bằng ngôn ngữ riêng của họ, giúp việc thiết kế trở nên dễ dàng hơn.

Campbell: Làm cách nào để Canva phân tích hiệu suất tìm kiếm của mình để lập kế hoạch cho sự phát triển trong tương lai?

Subhedar: Chúng tôi xem xét dữ liệu lịch sử để dự báo các khoản đầu tư; theo dõi xu hướng để điều chỉnh giá thầu; và đánh giá các cơ hội để kiểm tra trên các nhóm đối tượng, từ khóa và định dạng quảng cáo.

Điều này đòi hỏi chúng tôi thực hiện ba việc: lập kế hoạch, tối ưu hóa và mở rộng.

Campbell: Một số thách thức lớn nhất của thương hiệu là gì và chúng được giải quyết như thế nào?

Subhedar: Chúng tôi hiện đang tăng trưởng 1.3 lần so với năm trước, vì vậy chúng tôi đang cố gắng củng cố cách chúng tôi mở rộng quy mô toàn cầu đồng thời tăng số lượng thị trường và các kiểu tài liệu Canva khác.

Tùy chỉnh thông điệp thương hiệu và trải nghiệm sản phẩm cho nhiều người dùng với nhiều nền văn hóa khác nhau là một thách thức khác đối với chúng tôi.

Ngoài ra, với khoảng cách ngày càng tăng về dữ liệu trên thiết bị di động và website, chúng tôi liên tục đo lường hiệu suất và phân bổ ngân sách của mình.

Chúng tôi cũng đang đầu tư nhiều hơn vào tự động hóa, cá nhân hóa và đo lường nội bộ.

Campbell: Làm thế nào để văn hóa thử nghiệm và học hỏi của Canva giúp thương hiệu luôn trung thực với một trong những giá trị cốt lõi của nó?

Subhedar: Mỗi chiến dịch đều có một loạt các mục tiêu cần học tập khác nhau. Chúng tôi trao quyền cho các đội nhóm của mình để tối ưu các kế hoạch của riêng họ bằng cách sử dụng khoảng 80% nguồn lực của họ để cải thiện các nỗ lực hiện có và 20% vào việc chấp nhận rủi ro có tính toán với các thử nghiệm.

Điều này cho phép chúng tôi luôn cân bằng giữa việc điều chỉnh hiệu suất hiện tại với việc khám phá những cái mới trong giai đoạn tăng trưởng của chúng tôi.

Campbell: Canva đã thử nghiệm trên các thị trường như thế nào và những thử nghiệm này đã tạo tiền đề cho sự tăng trưởng quốc tế ra sao?

Subhedar: Sự sẵn sàng của thị trường là điều quan trọng nhất khi nói đến việc mở rộng ra phạm vi quốc tế.

Chúng tôi xem xét danh sách các mục tiêu cần bản địa hóa toàn diện cho các sản phẩm, nội dung địa phương, khả năng thanh toán và sự sẵn sàng hỗ trợ khách hàng của chúng tôi trước khi thực hiện các khoản đầu tư một cách đáng kể.

Để bắt đầu tăng trưởng ở các thị trường mới, chúng tôi thường bắt đầu với các chiến thuật đã thử và đã đúng. Sau đó, chúng tôi xây dựng dựa trên những gì chúng tôi học được từ các thị trường lâu đời bằng cách kết hợp các kênh và thông tin chi tiết của địa phương.

Đôi khi chúng tôi thay đổi mọi thứ bằng cách thử nghiệm các chiến lược mới này trong các thị trường hiện có của chúng tôi.

Campbell: Bạn đã học được những bài học gì trong suốt hành trình trở thành một ‘kỳ lân’ thành công của Canva?

Subhedar: Tất cả 1.700 nhân sự chúng tôi tại Canva đều đoàn kết với nhau bởi một sứ mệnh đầy tham vọng đó là trao quyền cho thế giới thiết kế.

Mục tiêu này, kết hợp với văn hóa hợp tác và tập trung vào giải quyết các vấn đề thực tế của thị trường đã đóng một vai trò to lớn trong sự phát triển của chúng tôi trên khắp các thị trường.

Trong suốt hành trình của mình cho đến nay, chúng tôi đã học được rằng ngay cả với một chiến lược marketing hoàn hảo, sản phẩm của bạn sẽ không phát triển nếu bạn không giải quyết được vấn đề thực sự cho người dùng.

Chúng tôi luôn mở rộng và tối ưu nền tảng của mình để giúp người dùng thiết kế mọi thứ, từ những infographics đến các bản trình bày chuyên sâu chỉ trong vài cú nhấp chuột – tất cả đều phải được thực thi một cách đơn giản nhất.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần | MarketingTrips 

CEO Canva: Nhà sáng lập Nữ trẻ tuổi nhất sở hữu ‘kì lân công nghệ’

Canva là một website thiết kế đồ hoạ, được thành lập năm 2012. Canva sử dụng định dạng kéo thả và cung cấp quyền truy cập vào hơn một triệu bức ảnh, đồ họa và phông chữ. Nếu bạn là marketer thì hẳn là bạn cũng không xa lạ gì với ứng dụng này.

Canva co-founder and CEO, Melanie Perkins.Canva

Ở tuổi 32, Melanie Perkins là một trong những nữ sáng lập kỳ lân công nghệ (Unicorn) trẻ nhất trên thế giới.

Công ty khởi nghiệp thiết kế trực tuyến Canva của cô gần đây đã được đẩy lên một tầm cao mới sau khi kết thúc vòng tài trợ vốn với mức 85 triệu USD, thu về mức định giá 3,2 tỷ USD. Cô và đồng sáng lập Cliff Obrecht thuộc top người giàu trẻ tuổi nhất của Úc.

Tuy nhiên, mấy ai biết đó là một chặng đường dài và đầy thử thách đối với doanh nhân nữ người Úc này, người đã đặt ra tầm nhìn của mình là trở thành những gã khổng lồ công nghệ và tái tạo lại ngành thiết kế khi chỉ mới 19 tuổi.

“Tôi từng nghĩ điều này sẽ được thực hiện trong vòng hai năm … rằng chúng tôi sẽ thực hiện được toàn bộ tầm nhìn. Nhưng tôi đã không được dễ dàng như vậy! ” Perkins nói.

Perkins cho biết, cuộc hành trình đầy khó khăn đó – với những khởi đầu sai lầm, sự từ chối và trở ngại về nguồn vốn – là bài học phù hợp với hầu hết các nhà sáng lập, những người luôn muốn xóa tan quan niệm sai lầm phổ biến về các doanh nhân là thành công chỉ sau một đêm.

“Đó là công việc khó khăn,” cô nói. “Nhưng thật khó cho tất cả mọi người. Mọi người đều sẽ có những thử thách, khó khăn và bị từ chối. ”

Perkins tiếp tục: “Tôi chưa bao giờ gặp một người sáng lập nào dễ dàng và giao quyền mọi thứ. “Thành công cần rất nhiều thời gian và tâm sức”.

Perkins, với hơn 13 năm kinh nghiệm khởi nghiệp khẳng định: “tất cả những nỗ lực và sự kiên nhẫn có thể được đền đáp nếu bạn thực sự quyết tâm”.

“Điều thực sự quan trọng khác cần biết là điều đó, tức thành công có thể xảy ra,” Vị CEO nói thêm. “Tôi nghĩ nếu bạn làm việc đủ chăm chỉ, cuối cùng bạn sẽ đạt được điều đó.”

Perkins cho biết vòng tài trợ mới nhất sẽ giúp công ty ngày càng tiến gần hơn đến việc cạnh tranh với các công cụ thiết kế chuyên nghiệp khác của Microsoft và Adobe.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips