Skip to main content

TikTok nhắc nhở thương hiệu: “Đừng tạo quảng cáo – hãy tạo TikToks”

8 Tháng Bảy, 2021

Đã khoảng một năm kể từ khi TikTok ra mắt TikTok for Business và thách thức các thương hiệu với một tuyên bố táo bạo: “Đừng tạo quảng cáo – hãy tạo TikToks.”

Sau một năm truyền cảm hứng cho các thương hiệu trên nền tảng, giờ đây TikTok đã xuất bản một bài đăng mới với mục tiêu nhắc lại lời khuyên ban đầu của họ đồng thời làm sáng tỏ hơn về ý nghĩa thực sự của việc “tạo TikToks”.

Câu thần chú của TikTok nhằm mục đích khuyến khích những người làm marketing nên nắm lấy sự sáng tạo của nền tảng, điều được biết đến với cái được gọi là hiện tượng #TikTokMadeMeBuyIt.

Advertisement

Theo giải thích của Bà Katie Puris, Giám đốc marketing kinh doanh toàn cầu (Global Business Marketing Head) của TikTok:

“… tất cả những gì diễn ra trên TikTok đều rất độc đáo. Hàng ngày, mọi người tham gia vào các chiến dịch, đồng hành cùng với chúng và thậm chí là tạo TikTok của riêng họ cho các thương hiệu và sản phẩm họ yêu thích.

Chúng tôi thường nghe mọi người nói, ‘Tôi thậm chí còn không nhận ra đó là một mẫu quảng cáo!’ và đó là mục tiêu mà thương hiệu cần làm trên TikTok.”

Theo TikTok, cách các nền tảng internet và quảng cáo đã phát triển, nhưng các định dạng quảng cáo vẫn tương đối giống nhau.

Advertisement

Khi nghĩ về cách bạn tương tác với các quảng cáo nói chung, có thể bạn đang cố gắng để ‘bỏ qua’ (skip ads) chúng hoặc điều chỉnh cho đến khi chúng biến mất khỏi chế độ xem của bạn để bạn tiếp tục với nội dung thực sự mà bạn muốn xem.

Đó là lý do tại sao ‘định dạng TikTok’ lại thành công hơn giữa vô số các nền tảng truyền thông mạng xã hội video dạng ngắn khác như Reels, Shorts hay Spotlight.

Bằng cách “tạo TikToks”, các thương hiệu đang thực sự tạo ra những nội dung có giá trị và hấp dẫn mà các đối tượng mục tiêu trẻ tuổi thực sự dễ dàng tiếp nhận hơn.

Như Katie Puris đã nói, đó là việc mời họ tham gia vào các câu chuyện của thương hiệu và chủ động xây dựng nó thay vì chỉ xem hoặc bỏ qua nó, điều này giúp các thương hiệu tiếp xúc nhiều hơn với các đối tượng mục tiêu mới.

Advertisement

Dưới đây là cách bạn áp dụng “Don’t make ads, make TikToks”:

Nắm bắt các cơ hội.

TikToks chiếm toàn bộ màn hình của thiết bị di động và họ sử dụng nó để kể một câu chuyện ngắn, và hấp dẫn.

Khi người xem đã xem nội dung, họ dường như có vô số các cơ hội để tương tác với nội dung đó. Từ song ca đến các phản ứng (reactions), người dùng TikTok có thể tiếp tục xây dựng câu chuyện, thêm các nội dung của riêng họ và góp phần tạo ra các xu hướng lan truyền cho video của thương hiệu.

Các thương hiệu có thể tối đa hóa cách tiếp cận của mình bằng cách suy nghĩ về các khả năng hay phương án tương tác khác nhau mà người dùng có thể có.

Advertisement

Tạo nội dung có giá trị đối với đối tượng mục tiêu và mời họ tham gia tương tác có thể giúp các thương hiệu tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng hơn cũng như xây dựng lòng trung thành nhiều hơn khi họ đã trở thành một thành viên trong cộng đồng rộng lớn của thương hiệu.

Hãy làm thật, đừng chỉ biết ‘đánh bóng’.

Mẹo để có một thương hiệu tốt trên TikTok đó là tạo cảm giác như tất cả nội dung đều do người dùng tạo ra. Những nội dung quảng cáo quá bóng bẩy hay ‘không thật’ sẽ ngay lập tức được ‘lộ rõ’ và có thể sẽ bị bỏ qua.

Mặt khác, những nội dung có cảm giác như đó là một phần của cộng đồng, thực tế và chân thật, sẽ khơi dậy sự quan tâm và tạo ra nhiều cuộc trò chuyện hơn.

‘tạo TikToks’.

Tương tự như lời khuyên đầu tiên, TikTok do bạn tạo ra phải có vẻ tự nhiên trong môi trường của chúng. Những thương hiệu dành nhiều thời gian để tìm hiểu định dạng, phong cách và công cụ khác nhau sẽ có nhiều cơ hội để thành công hơn.

Advertisement

Ví dụ: người dùng TikTok đang sử dụng các hiệu ứng chuyển đổi vui nhộn để tiết lộ những trang phục mới, các dự án đã hoàn thành hoặc quá trình sáng tạo của họ.

Tận dụng tối đa những xu hướng này có thể giúp các thương hiệu hòa nhập cũng như làm cho video của họ trở nên thú vị hơn.

Tham gia đúng như bạn.

Cuối cùng, TikTok khuyến khích tất cả các thương hiệu tham gia nền tảng vì nó không yêu cầu những khoản ngân sách lớn.

Các công cụ chỉnh sửa gốc như ‘Màn hình xanh’ (Green Screen), bộ lọc giọng nói và các hiệu ứng đặc biệt khác cho phép tất cả các thương hiệu, dù lớn hay nhỏ, tạo ra những nội dung chất lượng cao mà hầu như không tốn bất kỳ khoản chi phí nào.

Advertisement

Bà Marianna Hewitt, người đồng sáng lập của một trong những thương hiệu chăm sóc da bán chạy nhất, Summer Fridays nói với TikTok:

“Những thứ càng thật với càng ít sự chỉnh sửa, thì nó càng hiệu quả. Trên các nền tảng khác, bạn phải thực sự đầu tư vào nội dung của mình và có các nhà quay phim hay nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trên TikTok, bạn không cần phải làm điều đó.”

Bằng cách đưa ra những lời giải thích này cho cách tiếp cận của mình, TikTok đang cố gắng thuyết phục những người vốn vẫn còn lưỡng lự về cách họ có thể tiết kiệm thời gian và tiền bạc bằng cách cắt giảm các chiến dịch quảng cáo truyền thống vốn rất tốn kém.

Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp nhỏ hơn, điều này có thể đáng để thử nhiều hơn !

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement