Skip to main content

Thẻ: chạy quảng cáo google

Quảng cáo Google là gì? Từng bước chạy quảng cáo Google Ads

Cùng tìm hiểu các khái niệm về quảng cáo Google như: quảng cáo Google là gì, các thành phần chính có trong quảng cáo Google, các lý thuyết xoay quanh thuật ngữ quảng cáo Google, từng bước chạy quảng cáo Google Ads và hơn thế nữa.

quảng cáo google
Quảng cáo Google là gì? Từng bước chạy quảng cáo Google Ads

Khi nói đến các nền tảng quảng cáo lớn nhất trên toàn cầu, hệ sinh thái quảng cáo của Google là một trong những cái tên phổ biến nhất, chúng phổ biến nhất vì đơn giản là chúng có số lượng người dùng lớn nhất. Vậy thực chất quảng cáo Google là gì cách chạy quảng cáo Google Ads như thế nào?

Các nội dung sẽ được MarketingTrips đề cập trong bài bao gồm:

  • Quảng cáo Google là gì?
  • Giới thiệu toàn cảnh về quảng cáo Google.
  • Vai trò của quảng cáo Google với doanh nghiệp là gì?
  • Các thuật ngữ chính xoay quanh quảng cáo Google.
  • Cách đăng ký và tạo tài khoản quảng cáo Google.
  • Trình quản lý quảng cáo của Google là gì?
  • Các hình thức quảng cáo hiện có trong quảng cáo Google.
  • Các bước cần có khi xây dựng một chiến dịch quảng cáo Google là gì?
  • Cách thiết lập đo lường chuyển đổi trong quảng cáo Google.
  • Một số xu hướng cập nhật mới của Google với quảng cáo Google trong 2022.

Bên dưới là những nội dung chi tiết.

Quảng cáo Google là gì?

Quảng cáo Google hay còn được gọi là Google Ads (trước đây là Google Adwords) là nền tảng quảng cáo của Google.

Như đã đề cập ở trên, khi nói đến các nền tảng quảng cáo lớn nhất thế giới tính đến hiện tại là năm 2022, quảng cáo Google song song với đó là quảng cáo Facebook và quảng cáo TikTok là những nền tảng lớn nhất.

Quảng cáo Google hiểu đơn giản là nền tảng quảng cáo của Google, tất cả các sản phẩm quảng cáo chủ yếu hiển thị trên các hệ sinh thái của Google như Google Search, YouTube, Gmail và các nền tảng web (app) của nhà xuất bản (GDN).

Thông qua các hình thức hay mục tiêu quảng cáo khác nhau, quảng cáo Google giúp nhà quảng cáo có thể tiếp cận đến các nhóm đối tượng mục tiêu trên các nền tảng khác nhau như công cụ tìm kiếm, nền tảng xem video YouTube, ứng email Gmail hay trên các website của các nhà xuất bản thuộc đối tác trong mạng lưới hiển thị của Google.

quảng cáo google
Quảng cáo Google là gì? Ví dụ về quảng cáo tìm kiếm của Google.

Như bạn có thể thấy ở trên, đó là một mẫu quảng cáo của thương hiệu Nike thuộc sản phẩm quảng cáo tìm kiếm (Google Search Ads) có trong quảng cáo Google. Mỗi ngày, Google ghi nhận khoảng hơn 5 tỷ lượt tìm kiếm trên Google Search.

Cách phân biệt giữa nội dung quảng cáo (Paid Content) và nội dung tự nhiên (Organic Content) đó là nhãn dán “Ad” ở góc trên cùng bên trái của mẫu quảng cáo.

Dưới đây là một số liệu thú vị về quảng cáo Google.

  • Trung bình, tỷ lệ nhấp chuột trên các quảng cáo (CTR) của quảng cáo Google là 8%.
  • Đối với những người dùng có nhu cầu mua hàng, 65% lượt nhấp chuột được thực hiện thông qua các hình thức quảng cáo có trả phí của Google.
  • 54% người dùng có thể mua một thứ gì đó sau khi xem quảng cáo của thương hiệu trên YouTube.

Giới thiệu toàn cảnh về quảng cáo Google.

Như đã đề cập đến ở những phần đầu tiên, quảng cáo Google cũng tương tự như Facebook Ads hay TikTok Ads, tức nền tảng quảng cáo của Google và chủ yếu hiển thị trên hệ sinh thái của Google.

Khi Google có các nền tảng như công cụ tìm kiếm, YouTube, Gmail hay mảng lưới website của bên thứ 3 (các nhà xuất bản được duyệt), Google giúp nhà quảng cáo hiển thị quảng cáo của họ trên các nền tảng này để tiếp cận người dùng mục tiêu.

Sau khi thiết lập các tài khoản quảng cáo và chiến dịch cần thiết, đồng thời quảng cáo được hệ thống của Google duyệt đủ điều kiện, các mẫu quảng cáo của nhà quảng cáo chính thức có thể được hiển thị.

Cơ chế tính chí chủ yếu của quảng cáo Google là PPC (pay per click), có nghĩa là, mặc dù quảng cáo của bạn được hiển thị tuy nhiên nó sẽ là “miễn phí” nếu chưa có ai đó nhấp vào quảng cáo, điều này khác với Facebook Ads là chỉ cần quảng cáo được hiển thị, nhà quảng cáo chính thức bị tính phí ngay cả khi không có ai nhấp hay tương tác với quảng cáo.

Vai trò của quảng cáo Google với doanh nghiệp là gì?

Từ góc nhìn chiến lược, hệ thống quảng cáo của Google khác hẳn với hầu hết các nền tảng khác vì Google có Google Search, công cụ tìm kiếm chiếm hơn 95% thị phần công cụ tìm kiếm trên thế giới với hàng tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày.

Từ đây, quảng cáo Google cung cấp những cơ hội rất lớn cho các thương hiệu để tiếp cận và tương tác với khách hàng mục tiêu của họ. Dưới đây những vai trò chính hay là những gì mà quảng cáo Google có thể mang lại.

  • Xây dựng độ nhận biết thương hiệu: Như đã phân tích ở trên, với khối lượng người dùng khổng lồ đang sử dụng các sản phẩm của Google hàng ngày, thương hiệu có vô số cách để hiển thị thương hiệu của mình đến họ, giúp họ biết về thương hiệu.
  • Xây mức độ tin tưởng của khách hàng với thương hiệu: Giả sử khi bạn muốn mua một chiếc áo thun chẳng hạn và bạn lên Google để tìm kiếm, việc bạn thấy (hoặc thường xuyên thấy) một mẫu quảng cáo của một thương hiệu nào đó xuất hiện cũng góp phần giúp bạn tin tưởng về thương hiệu đó hơn so với các thương hiệu mặc dù bạn “cố ý” tìm kiếm nhưng vẫn không thấy.
  • Thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng: Mặc dù tuỳ thuộc vào mục tiêu của thương hiệu hay nhà quảng cáo là gì mà họ có thể khởi chạy quảng cáo Google Ads theo những cách khác nhau. Vì với Google, bạn có thể tiếp cận với khách hàng hầu như trên tất cả các phần của phễu bán hàng (Sales Funnel), bạn có thể tăng lượng khách hàng tiềm năng, đặc biệt với các từ khoá dài hoặc từ khoá có khả năng hành động cao.
  • Thúc đẩy doanh số bán hàng: Theo số liệu được công bố bởi Google, khoảng 65% người dùng có xu hướng mua một thứ gì đó sau khi xem video trên YouTube, điều này mang đến cho các nhà quảng cáo những cơ hội lớn để tăng doanh số bán hàng của họ.

Các thuật ngữ chính xoay quanh quảng cáo Google.

Để có thể khởi chạy các chiến dịch quảng cáo trên quảng cáo Google, các nhà quảng cáo mới nên hiểu các thuật ngữ có trong quảng cáo Google, vậy những thuật ngữ đó là gì?

  • Google Manager Accounts: Cũng tương tự như Facebook Business Manager (BM), Manager accounts của Google là tài khoản tổng của doanh nghiệp, nơi có thể chứa các tài khoản quảng cáo (Ad Account) con khác nhau.
  • Ad Account: Như đã đề cập ở trên, Ad Account là tài khoản quảng cáo (thuộc Manager accounts) nơi nhà quảng cáo có thể khởi chạy và quản lý các chiến dịch quảng cáo.
  • Campaign: Là chiến dịch quảng cáo chứa nhóm quảng cáo và các mẫu quảng cáo.
  • Ad Groups: Nhóm quảng cáo thuộc chiến dịch quảng cáo và là nơi chứa các mẫu quảng cáo và từ khoá.
  • Ad: Là các mẫu quảng cáo thuộc các nhóm quảng cáo và chiến dịch quảng cáo.
  • Google Search Ads là gì: Search Ads là một kiểu chiến dịch quảng cáo tìm kiếm trên trình quản lý quảng cáo của quảng cáo Google.
  • Keywords: Chính là các từ khoá có trong các nhóm quảng cáo và gắn liền với các mẫu quảng cáo cụ thể.
  • Chiến lược giá thầu: Tuỳ vào từng mục tiêu của doanh nghiệp khi sử dụng quảng cáo Google là gì như chuyển đổi, giá trị chuyển đổi, click hay tỷ lệ hiển thị, nhà quảng cáo có thể chọn các chiến lược giá khác nhau. Bạn cũng có thể chọn mức giá mục tiêu (CPC/CPA) cho chiến dịch của mình.
  • Đối sánh từ khoá là gì: Là cách thức nhà quảng cáo Google mong muốn quảng cáo của mình được xuất hiện khi người dùng thực hiện một truy vấn nhất định. Hiện Google cung cấp 3 loại đối sánh từ khoá đó là [đối sánh chính xác], “đối sánh cụm từ” và đối sánh rộng theo cách mà MarketingTrips đang thể hiện đến bạn.
  • Mục tiêu của chiến dich quảng cáo Google: Là mong muốn của nhà quảng cáo với các chiến dịch quảng cáo của họ. Google hiện cung cấp các mục tiêu quảng cáo như tăng doanh số bán hàng, khách hàng tiềm năng, lượng truy cập vào website (traffic) hay nhận thức về thương hiệu (brand awareness).
  • Loại chiến dịch: Nơi nhà quảng cáo có thể lựa chọn vị trí hay nơi mà quảng cáo của họ muốn được xuất hiện. Quảng cáo Google có các tuỳ chọn như tìm kiếm, hiển thị, video hay chiến dịch thông minh (tiếp cận đa nền tảng).
  • Negative keywords – Từ khoá phủ định: Là các từ, cụm từ mà khi người dùng nhập các từ khoá có chứa các từ và cụm từ đó, quảng cáo sẽ không xuất hiện.
  • Extensions – Tiện ích mở rộng: Là những phần nội dung bổ sung cho các quảng cáo nhằm mục tiêu tăng mức độ hiệu quả tổng thể. Hiện Google cung cấp 3 kiểu tiện ích gồm: Liên kết mở rộng (sitelink), Chú thích (Callout) và cuộc gọi trực tiếp (Call).
  • Placement: Vị trí (web, kênh YouTube, ứng dụng…) mà bạn muốn quảng cáo xuất hiện.
  • Responsive – Thích ứng: Với quảng cáo tìm kiếm thích ứng, bạn chỉ cần nhập nội dung đầu vào, Google tự động lựa chọn và tối ưu quảng cáo (tiêu đề, hình ảnh, mô tả…).
  • Quality Score – Điểm chất lượng là gì: Là một trong những yếu tố quan trọng quảng cáo Google sử dụng để xếp hạng quảng cáo. Hiện có 3 yếu tố đóng góp vào điểm chất lượng là CTR, tính liên quan (ad relevance) và trải nghiệm trang đích (landing page experience). Note: QS được tính cho từng từ khoá và không tính đến các kiểu đối sánh từ khoá.

Cách đăng ký và tạo tài khoản quảng cáo Google.

Như đã đề cập đến ở trên, với những nhà quảng cáo mới bắt đầu với quảng cáo Google, những gì họ cần làm là tạo các tài khoản tổng tức Manager accounts trước khi tạo các tài khoản quảng cáo trực thuộc nó.

Dưới đây là các bước để bạn làm điều này.

  • Bước 1: Truy cập vào https://ads.google.com/intl/vi_vn/home/tools/manager-accounts/ và chọn tạo một tài khoản người quản lý mới.
  • Bước 2: Đăng nhập tài khoản gmail của bạn và điền các thông tin cần thiết.
  • Bước 3: Truy cập vào gmail mà Google đã gửi xác thực và nhấp vào liên kết.
  • Bước 4: Hoàn thành bước tạo tài khoản Google Manager accounts.
  • Bước 5: Sau khi có tài khoản người quản lý, bạn chọn phần Tài khoản để tạo những tài khoản quảng cáo (Ad Account) trực thuộc (hoặc tạo tài khoản người quản lý khác).
  • Bước 6: Sau khi có tài khoản quảng cáo, bạn có thể bắt đầu tạo các chiến dịch từ đây.

Trình quản lý quảng cáo của Google là gì?

Cũng giống hầu hết các nền tảng quảng cáo khác, Google cũng có trình quản lý quảng cáo riêng dùng để quản lý tất cả các tài sản quảng cáo.

Hiểu một cách đơn giản nhất, trình quản lý quảng cáo của Google hay Google Ads Manager là nơi nhà quảng cáo có thể thiết lập, khởi chạy, quản lý và tối ưu các chiến dịch quảng cáo.

Giao diện tổng quan của một trình quản lý quảng cáo.

Liên quan đến khái niệm này, có một thuật ngữ khác mà các nhà quảng cáo nên hiểu đó là Google Ad Manager.

Google Ad Manager là một nền tảng trao đổi quảng cáo hoàn chỉnh của Google tạo điều kiện thuận lợi cho cả việc mua và bán quảng cáo trên nhiều mạng lưới quảng cáo và địa điểm khác nhau, bao gồm AdSense và (trước đây) AdExchange.

Nếu trước đây bạn đã từng sử dụng các công cụ quảng cáo của Google, bạn có thể nhận thấy rằng Google Ad Manager kết hợp các tính năng được cung cấp bởi DoubleClick for Publishers và DoubleClick AdExchange, (đã được Google mua lại vào năm 2007).

Google Ad Manager cho phép các nhà quảng cáo tạo ra một mạng lưới rộng hơn và tăng tính cạnh tranh cho các quảng cáo bằng cách quản lý quảng cáo và không gian quảng cáo trên nhiều mạng lưới quảng cáo (ad networks).

Các hình thức quảng cáo chính hiện có trong quảng cáo Google là gì?

Các hình thức quảng cáo chính hiện có trong quảng cáo Google là gì?
Các hình thức quảng cáo chính hiện có trong quảng cáo Google là gì?

Như bạn có thể thấy ở trên cũng như các phân tích từ đầu bài, quảng cáo Google cung cấp một số hình thức quảng cáo chủ yếu chạy trên hệ sinh thái của Google.

Theo đó Google cung cấp 6 hình thức quảng cáo chính bao gồm:

  • Quảng cáo tìm kiếm – Google Search Ads là gì: Bạn có thể tiếp cận hàng tỷ người dùng thông qua công cụ tìm kiếm của Google chủ yếu dưới dạng văn bản (Text Ads).
  • Quảng cáo tối đa hoá hiệu suất – Google Performance Max Campaigns: Là kiểu chiến dịch mới của Google theo hướng tự động, nơi nhà quảng cáo có thể tiếp cận người dùng trên tất cả các nền tảng của Google thông qua một chiến dịch duy nhất.
  • Quảng cáo hiển thị – Google Display Ads: Hiển quảng cáo của thương hiệu trên các nền tảng web của nhà xuất bản (publishers) thuộc chương trình Google Adsense của Google.
  • Quảng cáo mua sắm – Google Shopping Ads là gì: Quảng cáo mua sắm cho phép nhà quảng cáo sử dụng dữ liệu sản phẩm từ Merchant Center hiện có (không phải từ khóa) để xác định cách thức và vị trí hiển thị quảng cáo. Dữ liệu sản phẩm nhà quảng cáo gửi lên thông qua Merchant Center chứa các thông tin chi tiết về sản phẩm. Quảng cáo Google sẽ sử dụng những thông tin chi tiết này để đối sánh nội dung tìm kiếm của người dùng với quảng cáo để đảm bảo hiển thị sản phẩm một cách thích hợp nhất.
  • Quảng cáo video – Google Video Ads: Nhà quảng cáo có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu trên YouTube và trên các website đối tác khác của Google.
  • Quảng cáo khám phá – Google Discovery Ads: Cũng là một cách thức quảng cáo theo hướng tự động của Google, cho phép nhà quảng cáo hiển thị quảng cáo trên các nền tảng như YouTube, Gmail hay các sản phẩm khác của Google thông qua một chiến dịch duy nhất.

Tuỳ vào từng mục tiêu của doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn là gì, bạn có thể cần ưu tiện lựa chọn các kiểu chiến dịch quảng cáo Google khác nhau.

Các bước cần có khi tiến hành khởi chạy một chiến dịch quảng cáo Google Ads là gì?

Với với các nền tảng quảng cáo khác như TikTok, LinkedIn hay thậm chí là Facebook, quảng cáo trên Google có phần thức tạp hơn.

Dưới đây là những bước chính bạn có thể trải qua khi chạy quảng cáo Google Ads.

Bước 1: Xác định các mục tiêu và KPIs chính khi sử dụng quảng cáo Google.

Tuỳ vào từng mục tiêu (sales và marketing) khác nhau, cách thiết lập các chiến dịch có thể khác nhau. Ví dụ, nếu mục tiêu của doanh nghiệp là xây dựng thương hiệu, có thể chọn kiểu chiến dịch là display hoặc video (Web + YouTube).

Hay liên quan đến chiến lược giá thầu, nếu KPIs là traffic (click) thì thương hiệu có thể chọn chiến lược giá thầu (bid strategy) là tối đa hoá lượt nhấp chuột (maximize clicks).

Những yếu tố chính có thể ảnh hưởng (thay đổi theo mục tiêu và KPIs) bao gồm: mục tiêu chiến dịch, kiểu chiến dịch, chiến lược giá thầu, đối tượng, khu vực, nội dung quảng cáo, từ khoá và landing page.

Bước 2: Nghiên cứu, lựa chọn từ khoá và thiết lập đối sánh từ khoá.

Sau khi đã thấu hiểu được các mục tiêu cần đạt được, cũng như lựa chọn xong cấu trúc cơ bản của chiến dịch, nghiên cứu từ khoá là công đoạn cần thực hiện cẩn thận tiếp theo.

Công cụ phổ biến nhất để nghiên cứu từ khoá trên quảng cáo Google chính là công cụ trực tiếp của Google, Google Keyword Planner.

Tuỳ thuộc vào mức ngân sách và mục tiêu kinh doanh của bạn là gì, bạn có thể lựa chọn số lượng, kiểu từ khoá (ví dụ: ngắn, dài) và loại đối sánh khác nhau.

  • Mỗi từ khoá đã hiển thị dự báo dung lượng (volume search), giá thầu dự kiến.
  • Cần traffic và hiển thị nhiều có thể chọn đối sánh rộng.
  • Chọn các từ khoá dài và cụ thể nếu thương hiệu muốn tập trung vào bán hàng hay các hành động cụ thể.

Có 04 kiểu từ khoá chính liên quan đến ý niệm/ý định tìm kiếm (search intent) của người dùng:

  • Từ khoá thông tin (know, infor) nếu người dùng muốn tìm hiểu các thông tin cơ bản về sản phẩm.
  • Từ khoá điều hướng (go) nếu người dùng tìm kiếm liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ, địa điểm hay thương hiệu cụ thể.
  • Từ khoá thương mại (near action) nếu người dùng đang muốn mua sản phẩm nhưng đang cân nhắc hay so sánh với các sản phẩm (đối thủ) khác.
  • Và cuối cùng là từ khoá chuyển đổi (do, action) khi người dùng về cơ bản đã sẵn sàng mua hàng.

Ví dụ: áo thun nam -> áo thun nam uniqlo -> áo thun nam giá rẻ/áo thun nam uniqlo có tốt không -> mua áo thun nam tại gò vấp. (theo thứ tự các kiểu từ khoá).

Tips: Nếu ngân sách nhỏ và số lượng hay dung lượng nhiều, tốt nhất nên chia ngân sách ra các khoản khác nhau cho các kiểu từ khoá khác nhau, mục tiêu cuối cùng là tìm ra từ khoá, loại từ khoá hay kiểu đối sánh nào đang mang lại các kết quả (KPIs ban đầu) tốt nhất.

Bước 3: Xác định chiến lược nhóm quảng cáo và quảng cáo.

Sau khi có được từ khoá, căn cứ vào số lượng, mức độ khác nhau giữa các từ khoá, hãy quyết định số lượng nhóm quảng cáo (tối thiểu là 2 và trung bình 5) và mẫu quảng cáo trong mỗi nhóm quảng cáo của Google (ít nhất 2 và trung bình 5).

Bước 4: Viết nội dung quảng cáo và tối ưu mức độ liên quan giữa quảng cáo với từ khoá và trang đích.

Vì chất lượng quảng cáo có thể quyết định mức độ hiệu quả (CTR, CPC…) quảng cáo nên cần cân nhắc kỹ mối liên quan giữa nội dung quảng cáo, các từ khoá có trong mỗi nhóm quảng cáo và trang đích (landing page).

Những nội dung quảng cáo hiệu quả nhất là những nội dung được sản xuất sau khi đã thấu hiểu sản phẩm, khách hàng, đối thủ và bối cảnh kinh doanh hiện tại.

Điều này có nghĩa nội dung quảng cáo không bắt đầu từ việc có từ khoá và viết theo đó, nó cần được định hướng từ sản phẩm, khách hàng, đối thủ và bối cảnh kinh doanh.

Nếu các sản phẩm là tương tự nhau (hay thậm chí là nhiều đối thủ cùng chạy 1 sản phẩm như các dự án bán chung cư), mục tiêu của nhà quảng cáo khi này là phải tìm ra các điểm bán hàng khác biệt (USP), sử dụng nó là “keyword” chính để thúc đẩy người dùng nhấp chuột.

Bước 5: Xem kết quả quảng cáo và tối ưu chiến dịch.

Bước cuối cùng khi triển khai một chiến dịch quảng cáo Google là bạn cần đánh giá lại các hiệu suất hiện có của quảng cáo và tối ưu hoá chiến dịch.

Giai đoạn tối ưu sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn nếu bạn đã chuẩn bị bài bản và toàn diện từ những bước đầu tiên (như các bước nói ở trên).

Tips: Nội dung và các phương án thay thế (nội dung, từ khoá, landing page…) nên thể hiện trên Excel (khuyến nghị) để tiện theo dõi và có được cái nhìn trực quan hơn.

Cách thiết lập đo lường chuyển đổi (conversions) trong quảng cáo Google.

Sau khi bạn đã hoàn thành các bước nói trên và bắt đầu khởi chạy các chiến dịch quảng cáo, chuyển đổi có được có lẽ là điều quan trọng nhất.

Trong khi bạn có nhiều cách khác nhau để thiết lập theo dõi hiệu quả hay chuyển đổi quảng cáo của mình, sử dụng trình quản lý thẻ của Google tức Google Tag Manager (GTM) là một trong những cách thức đơn giản và được khuyến nghị nhất.

Bạn có thể xem thêm Google Tag Manager là gì để hiểu sâu hơn về trình quản lý thẻ của Google, GTM không chỉ giúp bạn quản lý và đo lường chuyển đổi của các chiến dịch của quảng cáo Google mà còn cả quảng cáo Facebook, quảng cáo TikTok và nhiều nền tảng quảng cáo khác.

Dưới đây là những gì bạn cần làm để có thể đo lường chuyển đổi:

Bước 1: Đăng ký tài khoản và thiết lập Google Tag Manager.

Như đã phân tích, vì bạn sử dụng GTM để đo lường chuyển đổi nên bước đầu tiên bạn cần làm là đăng ký một tài khoản GTM, bạn có thể có được cách thiết lập từ bài viết về Google Tag Manager nói trên.

Bước 2: Thiết lập chuyển đổi từ quảng cáo Google.

google ads
Cách thiết lập chuyển đổi trong quảng cáo Google.

Như bạn có thể thấy ở trên trong trình quản lý quảng cáo của Google, bạn chọn Đo lường và nhấp vào Lượt chuyển đổi.

Thiết lập hành động chuyển đổi trong Google Ads.
Thiết lập hành động chuyển đổi trong quảng cáo Google.

Từ đây, bạn nhấp vào Hành động chuyển đổi mới  để tạo chuyển đổi mới cho tài khoản quảng cáo của mình.

Tính năng theo dõi lượt chuyển đổi có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của hoạt động tiếp thị trực tuyến (digital marketing). Khi sử dụng tính năng này, bạn có thể biết các hành động chuyển đổi mà khách hàng thực hiện sau khi xem quảng cáo.

Bạn thiết lập mỗi lần một hành động chuyển đổi, nhưng có thể theo dõi nhiều hành động chuyển đổi cùng một lúc.

Các loại chuyển đổi hiện có trong Google Ads là gì?
Các loại chuyển đổi hiện có trong quảng cáo Google là gì?

Sau khi bạn chọn hình thức chuyển đổi mong muốn và điền URL của website cũng như trang chuyển đổi mong muốn bạn sẽ được Google cấp mã đo lường chuyển đổi.

Bước 3: Kết nối chuyển đổi với Google Tag Manager.

Từ trình quản lý của GTM bạn chọn thẻ (Tag) mới, chọn Google Ads Conversions Tracking và dán code vừa có được vào.

Cách thiết lập đo lường chuyển đổi (conversions) trong Google Ads.
Cách thiết lập đo lường chuyển đổi (conversions) trong hệ thống quảng cáo của Google.

Ngoài ra theo yêu cầu của quảng cáo Google thì bạn cũng cần tạo một thẻ Google Ads Conversion Linker như bên dưới để kết nối các chuyển đổi từ quảng cáo Google tới website.

Một số xu hướng cập nhật mới của Google với quảng cáo Google trong 2022 là gì?

Một số xu hướng cập nhật mới của Google với quảng cáo Google trong 2022 là gì?
Một số xu hướng cập nhật mới của Google với quảng cáo Google trong 2022 là gì?

Cũng tương tư như các thuật toán của công cụ tìm kiếm hay các nền tảng quảng cáo khác, quảng cáo Google trong những năm gần đây có rất nhiều thay đổi trong đó ưu tiên các loại hình quảng cáo theo hướng tự động như Performance Max hay Responsive Search Ads.

Vậy những xu hướng chính của quảng cáo Google trong 2022 là gì?

Xu hướng quảng cáo Google 1: quảng cáo Google sẽ tự động hoá nhiều hơn.

Như đã đề cập ở trên, vào năm 2022, Không chỉ quảng cáo Google mà còn các nền tảng quảng cáo khác sẽ chuyển sang hướng tự động (Automation) nhiều hơn.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc quảng cáo Google, Ông Jerry Dischler cho biết sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng vừa thể hiện cả thách thức lẫn cơ hội cho nền tảng cũng như các nhà quảng cáo nói chung.

Ông cho rằng các thương hiệu nên sẵn sàng, tập trung và đẩy nhanh tốc độ để thúc đẩy sự tăng trưởng:

“Hơn 80% nhà quảng cáo của Google hiện đang sử dụng tính năng đặt giá thầu tự động để giải phóng thời gian và cải thiện hiệu suất quảng cáo.”

Liên quan đến các chiến lược tự động hoá, Google nhấn mạnh việc sử dụng 2 loại chiến dịch mới là Khám phá (Discovery) và Hiệu suất tối đa (Performance Max).

Cả hai loại chiến dịch này đều tập trung vào việc tiếp cận tối đa người dùng trên quy mô lớn từ một chiến dịch nhất định. Các lợi ích nổi bật của nó bao gồm:

  • Đơn giản hơn trong việc quản lý (ít chiến dịch hơn).
  • Phạm vi tiếp cận đa kênh.
  • Không gian (dung lượng) quảng cáo (ad inventory) lớn hơn.
  • Chuyển đổi (tích luỹ) tốt hơn.

Đối với các loại chiến dịch khác như tìm kiếm (Search), hiển thị (Display) và YouTube, Google khuyên nhà quảng cáo nên dựa vào các tính năng tự động hóa trong việc đặt giá thầu thông minh (Smart Bidding), quảng cáo tìm kiếm thích ứng (Google Responsive Search Ads) và đối sánh từ khoá rộng (Match Keywords).

Xu hướng quảng cáo Google 2: Tận dụng dữ liệu của bên thứ nhất – First Party Data.

Khi quyền riêng tư của người dùng tiếp tục được ủng hộ, việc tích hợp dữ liệu của bên thứ nhất với các nền tảng quảng cáo như quảng cáo Google là những gì doanh nghiệp nên làm vì nó sẽ trở nên quan trọng hơn đối với các nhà tiếp thị kỹ thuật số vào năm 2022.

Nếu như trong quá khứ, các nhà quảng cáo phụ thuộc vào thẻ (tag), cookies hay pixel để thu thập và theo dõi người dùng, khi Apple và Google đang bắt đầu hạn chế việc sử dụng các phương tiện theo dõi này, nhà quảng cáo cần chuẩn bị nhiều hơn.

Xu hướng quảng cáo Google 3: Từ khoá sẽ ít quan trọng hơn và thay vào đó là ý niệm của người tiêu dùng.

Vào năm 2022, các thương hiệu không chỉ nên hiển thị quảng cáo khi đối tượng mục tiêu tìm kiếm một thứ gì đó, thay vào đó nên hiển thị khi họ trực tuyến.

Bằng cách phân loại đối tượng mục tiêu thành các phân khúc khác nhau, nhà quảng cáo nên nhắm mục tiêu đến họ bằng những nội dung (Content) khác nhau.

Một chuyên gia về quảng cáo Google cho biết: “Các kiểu đối sánh hay phân loại từ khoá sẽ không còn là những gì mà nhà quảng cáo nên quá tập trung, những nội dung khác như thấu hiểu đối tượng mục tiêu hay ý định của họ đằng sau mỗi truy vấn tìm kiếm (Search Intent) còn quan trọng hơn.”

Xu hướng quảng cáo Google 4: Sự dịch chuyển trong việc đo lường chuyển đổi của các chiến dịch quảng cáo.

Cũng tương tự như Facebook Conversion API, quảng cáo Google cũng đang tìm cách theo dõi các chuyển đổi ngoại tuyến của Google trên nền tảng trong bối cảnh nhà quảng cáo có ít dữ liệu trực tuyến hơn từ người dùng.

Những người làm marketing hay nhà quảng cáo thông minh sẽ nhanh chóng bắt đầu theo dõi chuyển đổi ngoại tuyến và tích hợp chúng vào quảng cáo Google để có thể chứng minh những nỗ lực của họ trong tương lai vào năm 2022.

Xu hướng quảng cáo Google 5: Thử nghiệm và thử nghiệm.

Trong cuối năm 2021 và đầu năm 2022, khi Google xoá bỏ và thêm mới một loạt các phương thức hay định dạng quảng cáo mới, khi tất cả mọi thứ đều mới bắt đầu, văn hoá thử nghiệm và học hỏi của các nhà quảng cáo Google là yếu tố quyết định mức độ hiệu quả của họ trong năm mới.

Kết luận.

Bằng cách thấu hiểu quảng cáo của Google, các hình thức quảng cáo Google hiện có, cũng như thích ứng nhanh với các xu hướng mới của quảng cáo Google trong 2022, nhà quảng cáo có nhiều cơ hội hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips