Skip to main content

Thẻ: Communications

Giải thưởng PR & Communications toàn quốc tại Việt Nam công bố danh sách đơn vị chiến thắng

TP. HỒ CHÍ MINH, Việt Nam, ngày 24/07/2020 /PRNewswire/

PR Newswire, nhà cung cấp phân phối tin tức và truyền thông lan truyền hàng đầu toàn cầu đã công bố những đơn vị chiến thắng Giải thưởng Quan hệ công chúng & Truyền thông toàn quốc tại Việt Nam.

Hơn 100 quan khách, bao gồm các giám đốc điều hành cấp cao, các chuyên gia và doanh nhân truyền thông đã tham dự buổi dạ tiệc và ăn tối tại khách sạn Sofitel Saigon Plaza tại thành phố Hồ Chí Minh.

Buổi lễ đã ca ngợi một loạt các doanh nghiệp Việt Nam, từ các tổ chức danh tiếng đến các doanh nghiệp độc lập, vì những chiến dịch truyền thông nổi bật và có tác động mạnh mẽ mà họ đã thực hiện trong năm qua.

Ban tổ chức đã nhận được tổng cộng 50 bài dự thi thuộc 9 hạng mục từ các tổ chức và cơ quan thông qua lời kêu gọi đề cử trên toàn quốc tổ chức từ tháng Hai đến tháng Tư.

Các đơn vị chiến thắng bao gồm các thương hiệu trong nước nổi tiếng như hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air, công ty công nghệ VNG Corporation và công ty bảo hiểm FWD Việt Nam, cũng như các công ty độc lập như nhà khởi nghiệp công nghệ Yellow Blocks và thương hiệu giày Biti’s.

Các đơn vị chiến thắng bao gồm:

  1. Giải thưởng Truyền thông đa phương tiện:

    FWD Việt Nam:

    Chiến dịch: #sốngđầy2019

  2. Giải thưởng nội dung:

    Le & Brothers

    Chiến dịch: Sabeco – Về nhà ăn Tết

  3. Giải thưởng Truyền thông cho các hoạt động xã hội:

    Tập đoàn T&T

    Chiến dịch: Strong Vietnam

  4. Giải thưởng Chiến dịch PR toàn cầu

    PNJ

    Chiến dịch: PNJ Tình yêu đích thực

  5. Giải thưởng Chiến dịch Quan hệ báo chí:

    Yellow Blocks

    Chiến dịch: Việt Nam ơi! Đánh bay COVID!

  6. Giải thưởng Truyền thông đột phá:

    Admicro

    Chiến dịch: Beck’stage – Unexpected Rap Fest

  7. Giải thưởng Lan tỏa thương hiệu:

    Biti’s

    Chiến dịch: Chuyển đổi trong 3 năm

  8. Giải thưởng Thương hiệu nội – Tác động ngoại:

    Vietjet Air

    Chiến dịch: Bảo hiểm Sky Covid Care

  9. Giải thưởng Truyền thông nội bộ:

    VNG Corporation

    Chiến dịch: Nơi làm việc tốt nhất ở Việt Nam

Những đơn vị chiến thắng được lựa chọn bởi một hội đồng gồm các nhà lãnh đạo có uy tín trong ngành và các chuyên gia truyền thông cấp cao.

Hội đồng bao gồm Bobby McGill, Nhà sáng lập và Nhà xuất bản Tạp chí Branding in Asia; Bảo Nguyễn, Chủ tịch Hiệp hội những nhà thực hành PR Việt Nam; Dương Thu Hương, cựu CEO của Tạp chí Forbes Việt Nam; Hoàng Thị Mai Hương, Chủ tịch Publicis Groupe Việt Nam; Tara Munis, Tổng Giám đốc Hiệp hội Truyền thông và Quan hệ Công chúng (Đông Nam Á); và Royce Shih, Phó Chủ tịch Châu Á-Thái Bình Dương, phụ trách Bán hàng và Tiếp thị của PR Newswire.

Bà Lê Mai Anh, Giám đốc quốc gia của PR Newswire tại Việt Nam, đã gửi lời cảm ơn đến những người chiến thắng. Bà phát biểu: “Nắm vững nghệ thuật truyền thông có thể là một thách thức, vì vậy điều quan trọng là làm nổi bật sự chú ý vào sự cống hiến và làm việc chăm chỉ của những người chiến thắng đầy xứng đáng của chúng tôi.

Tôi muốn chúc mừng họ và hy vọng chiến thắng của họ sẽ mở đường cho thành công lớn hơn và truyền cảm hứng cho các đồng nghiệp”.

Giải thưởng Quan hệ công chúng & Truyền thông toàn quốc 2020 tại Việt Nam đánh dấu chương trình trao giải đầu tiên của PR Newswire ở bên ngoài Trung Quốc đại lục.

Trong vòng 7 năm qua, công ty đã tổ chức Giải thưởng Truyền thông doanh nghiệp PR Newswire hàng năm, giải thưởng này đã phát triển trở thành một trong những giải thưởng uy tín nhất trong ngành quan hệ công chúng và truyền thông ở Trung Quốc đại lục.

PR Newswire sẽ tiếp tục mở rộng chương trình giải thưởng của mình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương để ghi nhận và tôn vinh những người tiên phong trong lĩnh vực truyền thông năng động của khu vực.

Đơn vị tài trợ Giải thưởng Quan hệ công chúng & Truyền thông toàn quốc PR Newswire 2020 là Gumac, Golden Pen Agency, Sofitel Saigon Plaza, Công ty nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam và Tập đoàn Yeah1.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Dân làm truyền thông thì cần phân biệt ‘communication’ và ‘communications’

Chỉ khác nhau chỉ ở “s” cuối từ, nhưng nghĩa của “communication” và “communications” lại rất khác biệt. Đã là dân “ngành” thì nên phân biệt được 2 cụm tự này nhé.

phân biệt được 'communication' và 'communications'
Dân làm truyền thông thì cần phân biệt ‘communication’ và ‘communications’

“Communication” là giao tiếp, sự trao đổi thông tin giữa các các nhân. Đó chính là con người, là sự liên hệ, tương tác, là những gì chúng ta làm hàng ngày.

“Communications” là một hệ thống truyền tải thông tin, ví dụ báo, đài, TV… Đó chính là công nghệ, là “cái loa” giúp doanh nghiệp truyền tải những thông điệp của mình tới khách hàng.

Cụm từ Communications cũng xuất hiện trong thuật ngữ Integrated Marketing Communications (thường được gọi tắt là IMC).

Do đó, một chuyên gia truyền thông là “communications expert” (với một chữ “s” ở cuối từ) chứ không phải “communication expert”, với hàm ý cô ấy hay anh ấy hiểu rất rõ các phương thức để truyền đạt thông điệp tới khách hàng.

Một cuốn sách viết về “communications” sẽ cho các bạn biết về các phương tiện truyền thông, về công nghệ để việc giao tiếp trở nên hiệu quả, hơn là tương tác giữa con người với con người. Trong khi đó, một cuốn sách về “communication” sẽ hướng dẫn các bạn cách thức để giao tiếp với người khác một cách hiệu quả và phù hợp.

Vậy “truyền thông” theo cách hiểu của marketing là “Communication” hay “communications”? Nó tùy thuộc vào cách thức bạn hiểu thế nào là “truyền thông”. Nếu “truyền thông” liên quan nhiều tới việc sử dụng công nghệ để truyền đạt thông điệp tới với thị trường, nó là “communications”.

Còn nếu truyền thông được hiểu với nghĩa rộng hơn, nó là tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng, nó là “communication”. Cá nhân mình cho rằng, truyền thông là “communication” hơn là “communications” vì các lý do sau:

  •  “Communications” liên quan nhiều tới các phương thức chuyển thông tin đi (qua “mass media”), mà không quan tâm tới việc nhận thông tin về. Nó đơn giản là “truyền thông” một chiều, không phù hợp với doanh nghiệp hiện đại.
  •  “Communication” là nền tảng của truyền thông, bao hàm nội dung phức tạp hơn “communications” nhiều: xây dựng thông điệp, lựa chọn phương pháp tiếp cận phù hợp (đôi khi là cá nhân – personal), và nhận thông điệp từ khách hàng, phản hồi khách hàng…

Trong các tài liệu chính thống về marketing, trong “4C” cũng bao gồm:

  •  Customers’s wants and needs (nhu cầu và mong muốn của khách hàng)
  •  Costs (các loại chi phí mua hàng)
  •  Convenience (sự tiện lợi)
  •  Communication (truyền thông – giao tiếp với khách hàng)

Khi còn dạy ở Đại học Ngoại thương, mình hay nói với sinh viên, thuật ngữ “truyền thông” không nên được hiểu là việc doanh nghiệp chỉ “truyền đi thông điệp” mà còn phải hiểu là sự lắng nghe của doanh nghiệp với khách hàng. Đó mới là ý nghĩa thực sự của “communication”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Quang Nguyen | MarketingTrips

Kịch bản nào cho ngành truyền thông 2020?

Trong thời gian tới, những người làm trong ngành truyền thông sẽ phải lưu ý đến các xu thế truyền thông chính trên thế giới để từ đó không ngừng thay đổi và phát huy tối đa vai trò của mình.

Các chuyên gia truyền thông hàng đầu trên thế giới vẫn tranh cãi về kịch bản cho các hoạt động truyền thông năm 2020. Gần đây Tập đoàn Cision (NYSE: CISN) tại Mỹ đã cung cấp một bản báo cáo tóm lược năm xu thế chính của truyền thông trong năm nay.

Thứ nhất, không thể phủ nhận rằng ranh giới giữa các hoạt động tiếp thị và truyền thông đang ngày một phai mờ.

Trên thực tế, mục tiêu của các hoạt động tiếp thị là kích thích nhu cầu, bán hàng tăng doanh số. Mục tiêu của hoạt động truyền thông là tạo được tính nhận biết, gây dựng niềm yêu thích, tin tưởng và trung thành với nhãn hàng.

Nhiều công ty truyền thông hiện nay phần nhiều có xu hướng tuyển dụng nhân sự từ những đối tượng thiên về làm nội dung quảng cáo và sáng tạo.

Việc nhận biết được thực hiện tốt nhưng không dẫn tới hành vi mua hàng thì cũng giống như biết đến một thương hiệu cà phê ngon nhưng chẳng bao giờ ghé thăm cửa hàng.

Ngược lại, có nhu cầu tiêu dùng nhưng không nhận thức được thương hiệu sản phẩm tin tưởng yêu thích thì cũng giống với việc vào cửa hàng tiện lợi mà không biết sản phẩm nào trên kệ.

Chính vì vậy việc nhận biết một nhãn hiệu sản phẩm, tin tưởng với chất lượng sản phẩm đó, mua và giới thiệu cho người khác là một quá trình không thể tách rời giữa các hoạt động tiếp thị và truyền thông.

Theo báo cáo về truyền thông toàn cầu của USC Annenberg năm 2019, có đến 51% chuyên gia truyền thông cho rằng, sự giao thoa giữa tiếp thị và truyền thông còn diễn ra mạnh mẽ hơn nữa trong vòng 5 năm tới.

Chính sự giao thoa này sẽ làm cho các tổ chức, doanh nghiệp và các công ty cung cấp dịch vụ truyền thông quảng cáo (agency) phải không ngừng thay đổi.

Ngay cả khi đó, các “thượng đế tiêu dùng” tại mỗi điểm chạm sẽ không thể phân định rạch ròi những thông tin hay hoạt động của doanh nghiệp là hoạt động bán hàng hay nhằm mục đích truyền tải một thông điệp nào đó.

Đặc biệt là khi câu chuyện xây dựng nội dung đang ngày càng lên ngôi. Đó cũng là môt thực tế mà nhiều công ty truyền thông hiện nay phần nhiều có xu hướng tuyển dụng nhân sự từ những đối tượng thiên về làm nội dung quảng cáo và sáng tạo.

ngành truyền thông

Coca-Cola là một ví dụ cho việc áp dụng mô hình IMC cho các chiến dịch quảng cáo của mình.

Mặt khác, việc áp dụng mô hình IMC (truyền thông marketing tích hợp) càng cho thấy vai trò liên quan mật thiết giữa truyền thông và tiếp thị. Có thể thấy những năm qua, mô hình này đã khá phổ biến và có những tác động nhất định về việc chuyển giao một thông điệp rõ ràng, nhất quán, thuyết phục nhằm mục đích có ảnh hưởng trực tiếp lên hành vi người tiêu dùng (tiến tới hành vi mua hàng).

Chính sự hoạch định truyền thông tiếp thị này cho phép đánh giá vai trò chiến lược của nhiều thành phần khác nhau trong mắt xích truyền thông như quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng, tiếp thị trực tiếp… Sự phối hợp có tính chiến lược của các hoạt động truyền thông và tiếp thị ngày càng tỏ ra có giá trị thay vì để chúng hoạt động đơn lẻ, và tự động.

Thứ hai, truyền thông và tiếp thị đều có sự thay đổi lớn trong công cuộc cách mạng số, dẫn đến những động thái thay đổi lớn từ phía doanh nghiệp hay tổ chức.

Khái niệm chức danh Chief Marketing Officer (CMO – giám đốc tiếp thị) dần được các tập đoàn lớn thay thế bằng khái niệm Chief Growth Officer (CGO – giám đốc phát triển) hay Customer/Chief Experience Officer (CXO – giám đốc trải nghiệm).

Điều đó cho thấy vai trò và nhiệm vụ công tác của một giám đốc tiếp thị sẽ rộng hơn, bao gồm nhiều yếu tố hơn và yếu tố tối thượng quan trọng là tạo nên sự tăng trưởng cho doanh nghiệp.

Có thể nói nếu như tổ chức có thể tuyển dụng được một vị trí CGO phù hợp thì vị trí đó cũng được coi là vị trí “CEO” thứ hai trong tổ chức.

Có lẽ vì thế mà các tập đoàn lớn hàng đầu thế giới như Coca-Cola hay Johnson & Johnson đã là những đơn vị đi tiên phong trong việc tái cấu trúc lại nhân sự theo hướng chuyển dịch này. Xu hướng này chắc chắn sẽ còn tiếp diễn trong năm nay và nhiều năm tới.

Thứ ba, theo khảo sát của Gartner về ngân sách chi dùng tiếp thị năm 2019, có tới 76% nhà tiếp thị hàng đầu cho biết cần số liệu và công cụ đo lường cụ thể để đưa ra các quyết định chính xác.

Giờ đây với sự hỗ trợ của kỹ thuật số, các công cụ đo lường cho các hoạt động truyền thông và tiếp thị khá rõ ràng, cho thấy việc đo lường đánh giá sau khi thực hiện mỗi chiến dịch có hiệu quả hay không, cần điều chỉnh điều gì và mức độ ảnh hưởng tới đâu.

Khi được hỏi, 28% trong số 1.563 chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông tại Mỹ được khảo sát cho biết, họ cần giải pháp để truy xuất các kết quả đo lường.

Thứ tư, sự lên ngôi của mạng xã hội đã ảnh hưởng rất lớn đên các hoạt động báo chí truyền thống. Nhiều tòa soạn phải cắt giảm nhân sự, vấn nạn tin giả ngày càng nghiêm trọng.

Điều đó dẫn đến vấn đề mối quan hệ giữa truyền thông và báo chí lung lay. Bên cạnh đó, những người có tầm ảnh hưởng (KOL/ Influencer) cũng góp phần cho bức tranh chung về truyền thông đại chúng này thêm phần hỗn loạn. Vấn đề đạo đức trong việc thực hiện các hoạt động truyền thông cũng được đưa ra.

Theo một báo cáo của Business Insider, ngân sách dùng cho việc tiếp thị thông qua những người có tầm ảnh hưởng sẽ còn tiếp tục tăng cao, kỳ vọng đạt 15 tỷ USD vào năm 2022.

Bên cạnh đó, khảo sát của USC Annenberg năm 2019 cho thấy, 38% tổng giám đốc tại Mỹ tin rằng cách thức truyền thông hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp của họ là thông qua những đối tượng có tầm ảnh hưởng, kế sau mới đến kênh truyền thông chính thống của chính doanh nghiệp (36%), truyền thông qua kênh báo chí truyền thống (14%) và truyền thông trả tiền (12%).

Cuối cùng, một điều rất dễ nhận thấy đối với những người làm nghề truyền thông trong giai đoạn hiện này là tính thích ứng.

Nếu không thể thích ứng với những thay đổi trong công cuộc chuyển đổi số người đó sẽ thất bại. Do vậy, nếu chỉ cho rằng những nhà tiếp thị mới là những người làm việc với các con số, báo cáo hay cần công cụ để đo lường là hoàn toàn phiến diện.

Những người làm truyền thông hiện nay cũng cần trang bị cho mình những kỹ năng tiếp thị. Họ cần làm việc với các con số và hiểu các số liệu đó như SEO, Google Analytics, CRM hay phần mềm CMS…

Tuy nhiên, dù ở bất cứ giai đoạn nào, không bao giờ quên rằng nền tảng cho các hoạt động truyền thông là câu chuyện dùng nghệ thuật để kể câu chuyện đó bằng tính sáng tạo, sự hài hòa và phù hợp.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh – MarketingTrips