Skip to main content

Thẻ: Fintech

Thị trường Fintech Việt Nam có thể cán mốc 18 tỷ USD vào 2024

Hệ thống Giám sát và Phân tích thông tin trên môi trường mạng (Reputa) trong báo cáo về ngành fintech công bố có dẫn dự báo của Robocas Group rằng thị trường fintech Việt Nam có thể cán mốc 18 tỷ USD vào năm 2024.

Thị trường Fintech Việt Nam sẽ cán mốc 18 tỷ USD vào 2024
Thị trường Fintech Việt Nam sẽ cán mốc 18 tỷ USD vào 2024

Báo cáo của Reputa cho biết, trong tháng 1/2023, Blockchain có tỷ lệ thảo luận vượt trội hơn so với các thảo luận khác, gấp 17 lần so với thanh toán điện tử. Diễn biến thảo luận ngành có xu hướng tăng lên vào các ngày cuối tháng 1 và đạt đỉnh với 12,715 thảo luận.

Độ tuổi thảo luận nhiều nhất từ 25 đến 34 tuổi, chiếm 54% trong tổng số người dùng thảo luận về fintech. Đây cũng là đối tượng sử dụng các ứng dụng Fintech như thanh toán điện tử nhiều nhất.

Tuy có sự giảm nhẹ 1,5 lần so với tháng 12/2022, trên “sân chơi” fintech, ví điện tử MoMo vẫn giữ vững ngôi vị đầu bảng xếp hạng với Total Score đạt 128,19. Trong tháng 1, MoMo nhận về 2,357,607 tổng tương tác từ các bài viết trên nền tảng Facebook.

Trong đó, bài viết minigame “Sáng tạo mã QR-Mê say rước lộc về nhà liền!” với tổng giải thưởng lên tới 50 triệu đồng, được người dùng hưởng ứng nhiệt tình nhận về hơn 13.390 tương tác.

ZaloPay bất ngờ vượt lên 4 bậc, đạt vị trí top 2 với Total Score tăng gấp 9,5 lần tháng 12/2022. Với những minigame tăng tương tác như “Chia sẻ story này đi” hay “Tương tác đón lộc ví vàng” cùng nhiều lì xì hấp dẫn cho dịp đầu xuân năm mới.

Trong tháng qua, MB Bank tiếp tục đứng top 1 bảng xếp hạng ngân hàng số theo mức độ phổ biến trên Mạng xã hội, với điểm Total Score đạt 6,1 tăng 23.9%. Nổi bật nhất với bài viết chúc mừng năm mới trên fanpage MB Bank thu về 741 lượt tương tác.

Nhìn chung, top 5 Bảng xếp hạng tháng 2/2023 lượng thảo luận đang có chiều hướng tăng lên. TP Bank vượt lên top 2, tăng 32%, đạt 5,72 điểm Total Score thông qua các bài viết nổi bật như minigame “Năm MÈO mong …” nhận về 8,523 lượt tương tác. Bên cạnh đó Vietcombank có sự sụt giảm mạnh, giảm 93,1% so với tháng trước.

Về lượng thảo luận của 3 loại hình fintech, lượng thảo luận của 3 loại hình đều giảm đi so với tháng trước. Cụ thể, “thanh toán điện tử” ghi nhận giảm 36,26%, “mô hình gọi vốn” giảm 27,42% và các loại hình khác giảm 13,6% đến từ người dùng mạng xã hội.

Trong các yếu tố người dùng quan tâm khi sử dụng, người dùng các sản phẩm Fintech thường quan tâm nhiều đến các hoạt động quảng bá từ KOL và các sự kiện, chiếm hơn 66% lượng quan tâm. Trong khi đó, lỗi bảo mật là yếu tố mà người dùng quan tâm trong trải nghiệm chăm sóc khách hàng, chiếm 80,85% lượng thảo luận.

Dựa trên kết quả thống kê từ Social Listening của Reputa, tháng qua BIDV ra mắt BIDV Smart Kids dịch vụ ngân hàng số đầu tiên tại Việt Nam cho phép trẻ em từ 6 tuổi trở lên.

Bên cạnh đó, Grab hợp tác cùng ZaloPay cùng nhau thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt lên một tầm cao mới. Đến cuối tháng 1, VNPay lọt vào top 1 ứng dụng miễn phí được tìm kiếm và sử dụng nhiều nhất trên cửa hàng ứng dụng App Store.

“Sự lạnh lẽo trên thị trường vốn mạo hiểm trong năm 2022 kéo theo sự ảm đạm chung của thị trường khởi nghiệp thế giới. Tuy nhiên, fintech vẫn là một điểm sáng, ghi nhận mức tăng trưởng đầu tư cao nhất trong năm.

Theo dự báo của Robocas Group, thị trường fintech Việt Nam có thể cán mốc 18 tỷ USD vào năm 2024”, báo cáo của Reputa nhấn mạnh.

Theo thống kê, hiện Việt Nam đang có khoảng hơn 40 ví điện tử và thị trường được đánh gia đang trong giai đoạn bùng nổ với 90% thị phần thuộc về 3 ví Momo, Moca và ZaloPay. Tiếp đến là các ví ShopeePay (AirPay), ViettelPay và VNPT Pay.

6 ví điện tử này cùng nhau chiếm tổng cộng 99% thị trường. Theo nghiên cứu của Decision Lab, cuối năm 2021, 56% dân số Việt Nam sử dụng Momo, ShopeePay (17%), ZaloPay (14%), ViettelPay (8%), Moca (2%) và VNPT Pay (1%).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Chân dung COO của Xendit, kỳ lân thanh toán mới của Indonesia

Tessa Wijaya vừa là đồng sáng lập và vừa là COO (giám đốc vận hành) của kỳ lân công nghệ tài chính (fintech) Xendit của Indonesia, doanh nghiệp được định giá hơn 1 tỷ USD.

Năm 2016, Tessa Wijaya quyết định thay đổi công việc, từ ngân hàng đầu tư sang một công ty khởi nghiệp thanh toán điện tử của Indonesia, không phải là vì tiền lương.

Lương của Wijaya đã giảm 80% so với công việc cũ. Tuy nhiên cô cho biết mình vẫn ổn. “Tôi nghĩ tôi cần tìm hiểu về một loại hình kinh doanh mới”, cô nói. “Tôi đã có một bước nhảy vọt”.

Đó là một bước nhảy vọt rất thành công cho Wijaya và Xendit – kỳ lân thanh toán mà cô là đồng sáng lập và giám đốc vận hành (COO). Bên cạnh vai trò giúp cho sự phát triển của công ty, nữ doanh nhân 40 tuổi còn là người ủng hộ nhiệt tình để có nhiều phụ nữ hơn tham gia lĩnh vực công nghệ.

Cô đã khởi xướng chương trình Women in Tech Indonesia của Xendit, nơi các doanh nhân và chuyên gia công nghệ chia sẻ kinh nghiệm trong các hội thảo và diễn đàn kỹ thuật số.

Kỳ lân Đông Nam Á.

Tessa Wijaya, đồng sáng lập và COO của công ty thanh toán Indonesia Xendit. Ảnh: Xendit

Xendit, chưa niêm yết, không công bố lợi nhuận nhưng rõ ràng đã nhận được sự tin tưởng của nhiều công ty đầu tư mạo hiểm. Tháng 9/2021, startup này trở thành kỳ lân sau khi huy động được 150 triệu USD trong vòng gọi vốn series C, nâng mức định giá lên 1 tỷ USD.

8 tháng sau, nền tảng này thu về thêm 300 triệu USD trong vòng seres D do Coatue và Insight Partners dẫn đầu. Khoản huy động mới nhất đã nâng tổng số vốn đầu tư lên 538 triệu USD – số tiền huy động nhiều nhất trong lĩnh vực cổng thanh toán của một công ty Đông Nam Á.

Xendit giúp các doanh nghiệp tham gia các kênh thanh toán như thẻ tín dụng, ví trực tuyến, mã QR và các công cụ khác để mua hàng điện tử.

Theo website của Xendit, trong vòng chưa đầy 5 phút, nền tảng có thể thiết lập một tài khoản cho một doanh nghiệp để bắt đầu nhận các khoản thanh toán kỹ thuật số. Tại Indonesia, công ty cạnh tranh với Midtrans của Doku và Goto.

Từ chưa đầy 10 nhân viên ban đầu, công ty hiện có hơn 900 nhân sự. Xendit, ban đầu tập trung vào Indonesia, đã mở rộng sang Philippines và đang hướng đến các quốc gia khác ở Đông Nam Á. Không giống như một số công ty công nghệ đang cắt giảm nhân sự khi thị trường khó khăn, Xendit cho biết họ không cắt giảm nhân viên.

Cơ duyên với fintech và Xendit.

Xendit ra đời khi Moses Lo đang học MBA tại Đại học California-Berkeley. Ước mơ ban đầu của Lo, một công dân Australia và là thành viên của Forbes 30 Under 30 Asia năm 2016, là trở thành phiên bản Đông Nam Á của ứng dụng thanh toán kỹ thuật số Venmo. Lo, có mẹ là người Indonesia và cha là người Malaysia, đã chuyển sang Indonesia – khi đó đang có một môi trường khởi nghiệp khá phát triển – và điều hành một cổng thanh toán.

Lo biết các công ty khởi nghiệp nhưng không biết nhiều về Indonesia. Ngay khi ông khởi nghiệp ở đây, một người bạn chung đã giới thiệu ông với Wijaya, vốn quan tâm đến fintech như lĩnh vực để kinh doanh.

Sau khi lấy một bằng tại Đại học Syracuse và bằng thứ hai tại Đại học Sydney, cô đã làm việc 6 năm tại các công ty đầu tư bao gồm Mizuho Asia Partners và Principia Management Group, do cựu bộ trưởng thương mại Indonesia Thomas Lembong thành lập.

Họ gặp nhau tại một cửa hàng Starbucks ở Jakarta và thảo luận. Một tuần sau buổi gặp này, Wijaya đồng ý hợp tác. “Ngay từ đầu Tessa đã là một lãnh đạo vô giá”, Lo viết trong một email: “Cô ấy hiểu sâu sắc về hệ sinh thái địa phương, đam mê giải quyết các vấn đề ở Đông Nam Á và mong muốn đưa công nghệ của khu vực lên tầm đẳng cấp thế giới”.

Đối với Wijaya, chuyển sang một công ty khởi nghiệp là cả một thay đổi. Văn phòng của Xendit khi đó là một ngôi nhà nhỏ với một căn phòng cho một công ty khởi nghiệp khác thuê để cắt giảm chi phí, cô nhớ lại.

“Tôi biết không dễ để tạo dựng một doanh nghiệp ở Indonesia. Nhưng tôi thấy Lo và đội ngũ rất tận tâm. Họ thậm chí đã chuyển đến và ngủ tại văn phòng”.

Đó là một thời điểm thích hợp. Bên cạnh kinh nghiệm về các mô hình tài chính và thuyết trình, Wijaya đã giúp Xendit mở rộng quan hệ đối tác với mạng lưới của cô. Đồng thời, cô đảm nhận nhiều trách nhiệm liên quan đến hoạt động và tài chính hơn. Vào năm 2018, Lo đã bổ nhiệm Wijaya vào vị trí COO của công ty.

Thiên thời… và cách thích nghi hoàn cảnh.

Theo báo cáo e-Conomy SEA 2021 của Google, Temasek và Bain & Company, thanh toán kỹ thuật số đã tăng mạnh ở Đông Nam Á, phần lớn nhờ vào ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tuy nhiên hiện tại tiền mặt vẫn là vua.

Nhưng vị thế “ngai vàng” của tiền mặt có thể sẽ sớm không còn. Báo cáo dự báo, các giao dịch tiền mặt sẽ mất vị thế thống trị, từ 60% trong năm 2019 xuống còn 47% tổng giá trị giao dịch trong khu vực vào năm 2025 – mở cánh cửa rộng hơn cho các công ty cổng thanh toán như Xendit.

Reet Chaudhuri, một đối tác tại McKinsey, rất quan tâm đến lĩnh vực thanh toán ở châu Á – Thái Bình Dương cho biết, chi tiêu trực tuyến trong khu vực sẽ tiếp tục tăng ngay cả khi suy thoái kinh tế xảy ra. Tuy nhiên, ông lưu ý, mức độ cạnh tranh đã lớn hơn và tỷ suất lợi nhuận trong ngành khá khiêm tốn đối với các sản phẩm cốt lõi.

Do đó, một số doanh nghiệp trong lĩnh vực đang chuyển sang các sản phẩm giá trị gia tăng. Các công ty cổng thanh toán “giờ đây nhận ra họ đang “nắm giữ” vô số dữ liệu vì họ biết ai đang thanh toán, số tiền là bao nhiêu, và thanh toán cho ai”, Chaudhuri nói.

Xendit đã thích nghi với sự thay đổi môi trường. Các công ty công nghệ du lịch như Traveloka của Indonesia, từng là công ty đóng góp doanh thu lớn nhất cho Xendit, đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.

Xendit vì vậy đã tìm kiếm các khách hàng khác như thương mại điện tử và các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), vốn coi việc sử dụng kỹ thuật số là một cách để tồn tại. Wijaya cho biết, hàng nghìn doanh nghiệp nhỏ đã đăng ký dịch vụ của Xendit trong hai năm qua.

Theo nữ COO, việc phát triển nhiều sản phẩm hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trong ba mục tiêu để huy động vốn. Hai kế hoạch còn lại là bổ sung thêm nhiều sản phẩm giá trị gia tăng và đưa tất cả các sản phẩm ra thị trường ở khu vực.

Từ năm 2021, công ty đã bắt đầu cho vay vốn lưu động đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vào tháng 4, Xendit đã mua cổ phần thiểu số của Bank Sahabat Sampoerna, một công ty cho vay tập trung vào doanh nghiệp vừa và nhỏ có chủ sở hữu chính là các tỷ phú Indonesia Putera Sampoerna và Djoko Susanto. Với công ty cho vay, Xendit hy vọng sẽ phát triển dịch vụ ngân hàng tại Indonesia.

Mục tiêu tương lai.

Ở Indonesia, kết nối di động đang nhiều hơn dân số nhưng 66% người dân nước này không sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Wijaya nhận thấy đây là một cơ hội lớn.

Ngân hàng như một dịch vụ “là mục tiêu quan trọng tiếp theo”, cô nói và bổ sung, Xendit đang xem xét mức độ khả thi của kế hoạch và cách thức phối hợp với ngân hàng như thế nào.

Đối với kết hoạch mở rộng tại khu vực, Xendit đã vào thị trường Philippines hồi tháng 11/2020. Tám tháng sau đó, công ty đầu tư vào nền thảng cổng thanh toán địa phương Dragonpay.

Đây là doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với các khách hàng địa phương trong hơn một thập kỷ. Xendit đang hướng mục tiêu mở rộng sang Malaysia, Singapore và Việt Nam trong hai năm tới.

Wijaya đang nỗ lực thu hút nhiều nữ giới làm việc về công nghệ hơn tại Xendit. Khoảng 40% nhân viên của Xendit ở Indonesia là phụ nữ. Wijaya đã khởi xướng các chính sách để đưa nữ giới vào các vị trí quản lý.

Về mặt cá nhân, Wijaya đã từng là một nhà đầu tư thiên thần trong một số công ty khởi nghiệp. Cô nói: “Không phải vì tiền vì tôi chỉ đầu tư một số tiền rất nhỏ, mà đó là lời khuyên và kinh nghiệm tôi có thể chia sẻ để giúp họ phát triển”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Hà Anh  | Theo NDH

Cơ hội lớn cho các Startup Việt trong đại dịch

Vốn đầu tư vào khởi nghiệp của Việt Nam đã đạt gần 1,4 tỷ USD, kết quả cao nhất trong cả giai đoạn từ năm 2016 đến nay.

Cơ hội lớn cho các startup Việt trong đại dịch
iStock

Theo thống kê từ Tech in Asia, trong năm 2021, Đông Nam Á ghi nhận tổng số Kỳ lân (các startup định giá trên 1 tỷ USD) bằng 7 năm trước cộng lại. Nhiều công ty khởi nghiệp thành doanh nghiệp tỷ USD nhờ nguồn vốn từ thị trường cổ phần tư nhân.

Có đến 19 công ty khởi nghiệp Đông Nam Á đã tăng định giá lên trên 1 tỷ USD, theo báo cáo mới đây của Credit Suisse về các công ty khởi nghiệp thuộc khối ASEAN.

Trong đó, các quốc gia Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, với khả năng áp dụng các công nghệ mới, góp phần mở ra cơ hội nuôi dưỡng các thế hệ Kỳ lân tiếp theo.

“Việt Nam đang trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của các nhà đầu tư quốc tế, nhờ đó chất lượng của thị trường startup ở Việt Nam cũng được nâng lên”, ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC), Bộ KH&ĐT đánh giá.

Dẫn chứng cho lập luận này, ông Vũ Quốc Huy cho biết, trong 5 năm trở lại đây, hệ sinh thái ĐMST Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và hiện đang dần hoàn thiện với các thành tố cơ bản, chủ yếu như: startup; mạng lưới chuyên gia, trí thức; các tổ chức ươm tạo khởi nghiệp, hỗ trợ đổi mới sáng tạo; tổ chức tài chính, quỹ đầu tư…

Đặc biệt, môi trường pháp lý cho đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ngày càng được hoàn thiện. Trung tâm Đổi mới sáng tạo ngày càng thể hiện rõ nét vai trò trong việc kết nối các nguồn lực nhằm thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp làm trọng tâm.

Dù năm 2021 được nhận định là năm khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tạo ra thách thức lớn trong việc duy trì kết quả phát triển kinh tế, nhưng vốn đầu tư vào khởi nghiệp của Việt Nam vẫn đạt gần 1,4 tỷ USD – kết quả cao nhất trong cả giai đoạn từ năm 2016 đến nay.

Số lượng startup cũng không ngừng phát triển với 3.800 startup, hơn 200 quỹ đầu tư và hơn 100 tổ chức thúc đẩy kinh doanh, cơ sở ươm tạo đang hoạt động.

Đại dịch đặt ra nhiều khó khăn, thách thức, tuy nhiên cũng mang lại nhiều cơ hội lớn. Dịch bệnh ảnh hưởng đến thu nhập và hành vi người tiêu dùng nhưng lại tạo ra cơ hội và điều kiện phát triển cho các mô hình kinh doanh mới.

Trước đó, những mô hình như: đi chợ công nghệ, học tập và làm việc trực tuyến, dịch vụ y tế trực tuyến,… phải mất nhiều năm để thuyết phục khách hàng sử dụng, nhưng nay “nhờ”… đại dịch mà sự chuyển đổi trở nên nhanh chóng hơn.

Trong quá khứ, nhiều “kỳ lân” công nghệ đã được sinh ra trong khủng hoảng, điển hình nhất là AirBnb, Uber, Grab,… Khi thu nhập của người dân bị ảnh hưởng, vai trò của nền kinh tế chia sẻ trở nên quan trọng hơn.

Khảo sát của nhà đầu tư được NIC và Quỹ Đầu tư mạo hiểm Do Ventures thực hiện cho thấy, “khẩu vị” của nhà đầu tư cũng có sự thay đổi.

Dòng tiền đổ vào Startup Việt có thể đạt kỉ lục 1 tỷ USD

Những ngành có lợi từ đại dịch thì có mức tăng trưởng rất đột phá, như: Thương mại điện tử, Công nghệ tài chính (Fintech); Công nghệ giáo dục (EdTech), Công nghệ y tế (MedTech), Truyền thông trực tuyến (Online media), Công nghệ hậu cần (LogTech),…

Song để thành công, các startup cần rất nhiều yếu tố như: Thời cơ, ý tưởng, môi trường, mô hình kinh doanh, vốn, đội ngũ, sự hỗ trợ của các tổ chức liên quan… để thiết kế ra những sản phẩm phù hợp. Nếu thiếu một yếu tố cũng làm cho cơ hội thành công của startup giảm xuống đáng kể.

Thực tế, ở cả các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc hay cả các thị trường nhỏ và mới nổi như Đông Nam Á, các startup non trẻ vẫn hoàn toàn có cơ hội trước những làn sóng công nghệ mới.

“Chúng ta có thể nói về những ví dụ sinh động như: Facebook vượt qua Yahoo, Apple; Samsung vượt qua “tượng đài” Nokia và Blackberry. Có thể nói, cơ hội luôn có ở mọi nơi, mọi thời điểm cho các startup tận dụng tốt thời cơ”, lãnh đạo NIC chia sẻ.

Do đó, đối với thị trường Việt Nam, các startup nội vẫn có những lợi thế so với những “ông lớn” quốc tế. Việc thiết kế các sản phẩm phù hợp với thị trường Việt Nam là yếu tố quan trọng nhất, bên cạnh yếu tố nguồn vốn, nhân sự.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo The Leader)

Kỷ lục đầu tư vào thương mại điện tử và Fintech

Những năm qua, Việt Nam liên tục ghi nhận mức tăng trưởng mạnh cả về tỷ lệ người dân sử dụng internet, cũng như số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến và giá trị mua sắm.

Kỷ lục đầu tư vào thương mại điện tử và Fintech

Ông Rohit Sipahimalani – Chiến lược gia phụ trách hoạt động đầu tư của Temasek đánh giá, ngày càng có nhiều người nhận ra tiềm năng của nền kinh tế Internet Đông Nam Á, nhất là trong bối cảnh một số công ty khởi nghiệp trong khu vực đang chuẩn bị IPO.

Một trong những startup thành công điển hình là gã khổng lồ SEA của Singapore với các mảng kinh doanh chủ chốt bao gồm: nhà phát triển trò chơi trực tuyến – Garena và nền tảng thương mại điện tử – Shopee đạt 200 tỷ USD vốn hóa thị trường.

Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến J&T Express của Indonesia. “Gã khổng lồ” chuyển phát nhanh nhận được hậu thuẫn từ các quỹ như: Boyu Capital, Hillhouse Capital và Sequoia Capital China với tư cách là nhà đầu tư chính và dự kiến sẽ niêm yết tại Hồng Kông vào năm tới.

“Các nhà đầu tư luôn tìm kiếm các thị trường rộng lớn nơi có tiềm năng phát triển đáng kể. Giờ đây, họ nhìn thấy những yếu tố này trong nền kinh tế Internet của Đông Nam Á”, ông Rohit Sipahimalani nói.

Kỷ lục đầu tư vào thương mại điện tử và Fintech
Startup thành công điển hình là gã khổng lồ SEA của Singapore

Báo cáo e-Conomy SEA 2021 đã nêu bật những chuyển biến trong khu vực gồm sáu nền kinh tế Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore và Indonesia.

Đồng thời báo cáo phát hiện rằng, có tới 11 kỳ lân công nghệ tiêu dùng mới ra đời tại khu vực trong năm nay, nâng tổng số các startup đạt giá trị hơn 1 USD lên con số 23.

Cũng theo báo cáo, nền kinh tế số của Đông Nam Á đang phát triển nhanh chóng, có thêm 40 triệu người dùng trực tuyến mới trong năm 2021.

Cùng với đó, hiện có 440 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số, chiếm khoảng 3/4 dân số trong khu vực. Nền kinh tế Internet của khu vực cũng dự kiến ​​sẽ đạt 360 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa vào năm 2025 và sẵn sàng vượt qua 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

Động lực mạnh mẽ này, được thúc đẩy bởi các ngành thương mại điện tử, du lịch, truyền thông, vận tải và thực phẩm.

Tại Việt Nam, báo cáo e-Conomy SEA 2021 chỉ ra, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam dự kiến tăng trưởng 31% lên 21 tỷ USD nhờ sự tăng trưởng lên tới 53% của lĩnh vực thương mại điện tử so với cùng kỳ năm ngoái, và tiếp tục đạt 57 tỷ USD vào năm 2025.

Đến năm 2030, nền kinh tế số của Việt Nam được dự báo sẽ đạt 220 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa (GMV – Gross Merchandise Value), đứng thứ hai trong khu vực sau Indonesia. Đây cũng là một tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam.

Thực tế, trong những năm qua, Việt Nam liên tục ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ cả về tỷ lệ người dân sử dụng internet cũng như số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến và giá trị mua sắm.

Doanh thu thương mại điện điện tử B2C liên tục tăng mạnh trong 5 năm qua. Nếu như năm 2016 đạt 5 tỷ USD thì đến năm 2019, mức doanh thu đã tăng gấp đôi, đạt hơn 10 tỷ USD và năm 2020 là 11,8 tỷ USD, với mức tăng trưởng 18% so với năm trước.

Từ khi bắt đầu đại dịch đến nửa đầu năm 2021, Việt Nam đã có thêm 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới với 55% trong số họ đến từ các khu vực không phải thành phố lớn.

Khảo sát nhanh cho thấy, 99% người tiêu dùng kỹ thuật số Việt Nam có ý định tiếp tục sử dụng các dịch vụ trực tuyến trong tương lai cho thấy mức độ gắn bó rất cao với các dịch vụ, sản phẩm kỹ thuật số của người dùng Việt Nam.

Việt Nam vẫn là một thị trường hấp dẫn khi nguồn vốn ngoại tiếp tục chảy vào. Hoạt động đầu tư tăng vọt trong nửa đầu năm 2021 đạt mức cao kỷ lục 1,37 tỷ USD, vượt qua các khoản đầu tư cả năm của những năm gần đây.

Nhìn chung, không riêng thị trường Việt Nam, mà tất cả các nền kinh tế khu vực đều chứng kiến ​sự tăng trưởng rõ rệt. Philippines có mức tăng trưởng hàng năm lớn nhất, ở mức 93%. Tiếp theo là Thái Lan (51%), Indonesia (49%) và Malaysia (47%).

Nền kinh tế số của Đông Nam Á nhờ đó đã vượt qua Ấn Độ, nhưng vẫn còn tiềm năng chưa được khai thác. Đại diện Temasek cho biết, trong khi thương mại điện tử và fintech sẽ tiếp tục thu hút nhiều vốn nhất trong thời gian tới, các lĩnh vực non trẻ khác đầy hứa hẹn bao gồm công nghệ y tế và công nghệ giáo dục.

Ngay cả khi thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư, các công ty khởi nghiệp trong khu vực cũng phải đối mặt với thách thức thiếu hụt nhân tài trong lĩnh vực kỹ thuật số.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Hong Kong Fintech Startup Airwallex được định giá 4 tỷ USD sau vòng gọi vốn mới nhất

Airwallex, một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực fintech có trụ sở tại Hồng Kông, đã huy động được 200 triệu USD trong vòng Series E với mức định giá 4 tỷ USD trong bối cảnh làn sóng số hóa tăng trưởng mạnh mẽ trong đại dịch.

Airwallex co-founder | Lucy Liu

Vòng gọi vốn lần này do Lone Pine Capital có trụ sở tại Mỹ dẫn đầu và bao gồm cả những nhà đầu tư trước đó là 1835i Ventures, DST Global của tỷ phú người Nga gốc Israel Yuri Milner, Salesforce Ventures và Sequoia Capital China.

Các nhà đầu tư mới gồm G Squared và Vetamer Capital Management, cả hai công ty này đều có trụ sở tại San Francisco, Mỹ.

Airwallex hiện đã huy động được tổng cộng 702 triệu USD từ các nhà đầu tư sau 5 vòng gọi vốn. Các khoản đầu tư mới sẽ được sử dụng cho việc mở rộng toàn cầu của Airwallex và đẩy nhanh quá trình phát triển sản phẩm.

Jack Zhang, cofounder and CEO of Airwallex. ANTHONY KWAN/BLOOMBERG

Ông Jack Zhang, nhà đồng sáng lập và giám đốc điều hành của Airwallex cho biết: “Ngay từ đầu, tầm nhìn của chúng tôi là xây dựng một hệ thống vận hành tài chính toàn cầu cho phép các doanh nghiệp hiện đại hoạt động xuyên biên giới.”

“Nguồn vốn bổ sung này cho phép chúng tôi mở rộng quy mô của mình ở Bắc Mỹ, Vương quốc Anh, Châu Âu và các thị trường mới khác bao gồm Trung Đông, Nam Mỹ và Đông Nam Á, đồng thời trở thành công ty dẫn đầu trong lĩnh vực thanh toán toàn cầu.”

Ông Zhang đồng sáng lập Airwallex vào năm 2015 cùng với Xijing Dai, Max Li và Lucy Liu, người đã lọt vào danh sách những nữ doanh nhân quyền lực nhất vào năm ngoái và 30 Under 30 Châu Á năm 2017.

Airwallex hỗ trợ các doanh nghiệp thanh toán xuyên biên giới nhanh hơn, hiện công ty này đang hỗ trợ khoảng 30 loại tiền tệ trên hơn 130 quốc gia.

Công ty khởi nghiệp này cũng cho biết doanh thu tăng gần 150% so với cùng kỳ năm ngoái trong nửa đầu năm nay và gần như tăng gấp đôi số nhân viên, lên gần 1.000 nhân viên tại hơn 20 địa điểm trên toàn cầu.

Ở một khía cạnh khác, vào tháng trước, nhà đồng sáng lập Twitter, Ông Jack Dorsey cũng đã công bố việc công ty thanh toán cho doanh nghiệp nhỏ Square của mình đã đồng ý mua lại công ty fintech của Úc Afterpay với giá 29 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | Theo Forbes

Thêm một “kỳ lân” Indonesia gia nhập thị trường Fintech Việt Nam

Công ty mẹ startup Kredivo tại Indonesia vừa công bố kế hoạch niêm yết cổ phiếu tại Mỹ thông qua việc sáp nhập với một công ty SPAC trong một thỏa thuận định giá ở mức 2,5 tỷ USD.

Kredivo

Kredivo, nền tảng cung cấp dịch vụ mua trước, trả sau (BNPL) của Indonesia vừa tuyên bố mở rộng hoạt động sang Việt Nam thông qua liên doanh với Phoenix Holdings. Động thái này đánh dấu bước đi đầu tiên của công ty ra khỏi lãnh thổ Indonesia.

Công ty con mới thành lập có tên Kredivo Vietnam Joint Stock Company là sự hợp tác giữa Kredivo với một công ty nội là Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit).

Thời gian đầu, Kredivo sẽ chỉ triển khai các tính năng thanh toán hóa đơn và khoản vay cá nhân tại Việt Nam trước khi dự kiến ra mắt dịch vụ BNPL cho thanh toán thương mại điện tử vào quý cuối năm 2021.

Tại Indonesia, Kredivo là nền tảng thanh toán bằng thẻ tín dụng kỹ thuật số của FinAccel cung cấp nhiều phương thức thanh toán khác nhau để giúp khách hàng chuyển các khoản thanh toán lớn thành các khoản thanh toán hợp lý và an toàn hơn.

Kredivo cung cấp tùy chọn cho người dùng mua ngay bây giờ, thanh toán sau trong khi mua sắm trực tuyến.

Điểm nhấn của khoản tín dụng này là người dùng được cung cấp nhiều cách khác nhau để trả nợ, phù hợp tình hình thu nhập thực tế của họ. Đến nay, Kredivo đã có khoảng 2 triệu người Indonesia được tín nhiệm.

Kredivo

Nền tảng Kredivo đã và đang hỗ trợ một số ông lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử cho các giao dịch thanh toán như; BukaLapak, Moka, Tokopedia và Shopee để xây dựng và cung cấp phương thức thanh toán trực tuyến tốt hơn cho người dùng.

Nhiệm vụ của Kredivo là mở rộng khả năng tiếp cận nguồn vốn có thể giúp xây dựng các nền kinh tế đang phát triển của Đông Nam Á.

Theo ước tính, 70% dân số Việt Nam bị hạn chế hoặc không có khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng. Hầu hết các giao dịch trong nước được thực hiện bằng tiền mặt.

Điều này giúp cho Việt Nam trở thành một thị trường tăng trưởng tiềm năng cho các công ty khởi nghiệp fintech.

Đầu tháng này, công ty mẹ FinAccel của Kredivo vừa công bố kế hoạch niêm yết cổ phiếu tại Mỹ thông qua việc sáp nhập với một công ty SPAC trong một thỏa thuận định giá tập đoàn ở mức 2,5 tỷ USD. Sau khi thâm nhập vào Việt Nam, công ty cũng có kế hoạch tham gia vào thị trường Thái Lan.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Điểm nóng trên thị trường fintech Việt Nam

Thị trường fintech Việt Nam được dự báo đạt 7,8 tỷ USD đang đón nhận thêm nhiều sự ra đời của các startup công nghệ tài chính cả trong vào ngoài nước.

Theo thống kê từ TechInAsia, Việt Nam hiện được xem là thị trường màu mỡ trong mảng kinh doanh công nghệ tài chính (fintech) tại Đông Nam Á, và chỉ xếp sau các ông lớn trong ngành là Singapore và Indonesia.

Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong 3 năm qua, số lượng fintech đã tăng gần 4 lần.

Hiện cả nước có hơn 150 fintech, trong khi 3 năm trước, con số này mới dừng lại ở 40. Trước đó, thị trường fintech Việt Nam đạt 4,4 tỷ USD giá trị giao dịch vào năm 2017 và được dự báo đạt 7,8 tỷ USD vào năm 2020.

Đi cùng với mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế xuống dưới 10% của Chính phủ, xu thế phát triển của ngành này là tất yếu.

Các lĩnh vực của hệ sinh thái fintech của Việt Nam bao gồm: ví điện tử, tài chính cá nhân, cho vay ngang hàng, công nghệ bảo hiểm, ngân hàng số, điểm tín dụng, gọi vốn cộng đồng,…

Trong đó, mảng thanh toán, chuyển tiền hiện chiếm tỷ trọng cao nhất và được xem là điểm nóng của mảng fintech trong nước.

Đáng chú ý có thể kể tới các tên tuổi như: MoMo, ZaloPay, Moca, GPay, ViettelPay, AppotaPay, AirPay, VNPay…

Do ảnh hưởng của làn sóng Covid-19 và sự thúc đẩy thanh toán không tiền mặt của chính phủ trong năm 2020, các ví điện tử đứng đầu tại Việt Nam đã hưởng lợi mạnh mẽ từ sự thay đổi trong thói quen thanh toán tại và lượng người dùng gia tăng mạnh mẽ trong năm qua, trở thành một hình thức thanh toán phổ biến sau đại dịch.

Vào tháng 9/2020, ví Momo công bố đạt 20 triệu người dùng cá nhân, trở thành ví điện tử có nhiều người dùng nhất tại Việt Nam.

Ngay sau đó trong báo cáo Economy SEA 2020 của Google, startup thanh toán VNPay đã được định giá trên 1 tỷ USD, điều đó có nghĩa VNPay được công nhận là startup “Kì lân” thứ hai tại Việt Nam.

Nếu như các startup thanh toán, chuyển tiền của Việt Nam tiếp tục phát triển và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư, thì mức tăng trưởng mạnh nhất thuộc về các startup hoạt động cho vay ngang hàng (P2P) và tiền điện tử/blockchain.

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có khoảng 30,8% dân số có tài khoản ngân hàng, đứng vị trí thứ 6 Đông Nam Á, tỷ lệ sử dụng thẻ debit gần 27%, thẻ credit hơn 4%.

Trong năm 2020, tổng mức chi tiêu qua kênh trực tuyến tại Việt Nam đạt trung bình 280 USD/người, giảm 9% so với năm 2019. Theo đó, các giao dịch qua POS di động chiếm hơn 21%, các giao dịch trực tuyến chiếm gần 80%.

Tuy nhiên, trước việc Việt Nam được kì vọng sẽ phục hồi nền kinh tế sau đại dịch, dự báo tổng chi tiêu đầu người năm 2021 sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, đạt giá trị 323 USD/người. Tổng mức giá trị thanh toán sẽ gia tăng khoảng 30%, đạt giá trị khoảng 15 triệu USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Fintech và ngân hàng trong cuộc đua số hóa ngành tài chính

Giao dịch qua di động tại Việt Nam được kỳ vọng tăng 300% vào năm 2025. Kéo theo đó, các hoạt động cho vay trên nền tảng số hóa sẽ chạm mốc tăng trưởng hai con số mỗi năm kể từ 2021.

Đại dịch Covid-19 gây tác động tới nhiều ngành nghề, trong đó có cả lĩnh vực ngân hàng. Ngân hàng số được xem là giải pháp tối ưu trong bối cảnh dịch bệnh, cũng như là xu hướng đã được dự báo từ nhiều năm trước.

Thực tế, tại Châu Á – Thái Bình Dương (APAC), các ngân hàng truyền thống đang mải tập trung vào hệ thống vận hành cũ và không chú trọng ưu tiên tích hợp kỹ thuật số, dẫn tới chỉ có khoảng 30% khách hàng được tiếp cận và sử dụng kênh ngân hàng số.

Theo báo cáo Fintech và Ngân hàng số 2025 do Backbase và IDC phối hợp thực hiện, có hơn 3/5 khách hàng (63%) sẵn sàng chuyển sang sử dụng dịch vụ của các ngân hàng kỹ thuật số và tổ chức tín dụng trong 5 năm tới.

Theo đó, các ngân hàng đang hoạt động và cả những tên tuổi mới sắp gia nhập thị trường đều sẽ có mặt trong cuộc đua cạnh tranh thị phần, đồng thời tìm cách giành ưu thế thông qua các nền tảng số.

Báo cáo cũng cho thấy khu vực APAC dự kiến sẽ có thêm 100 tổ chức tài chính, cũng như các fintech mới vào năm 2025, được thành lập nhờ chính sách mở cửa đối với một số thị trường và cấp phép cho ngân hàng mới.

Trong khi một số fintech và ngân hàng số phải rút lui do thách thức của Covid-19, thì những ngân hàng đương nhiệm lại nắm trong tay cơ hội xây dựng tệp khách hàng trung thành và tái kích hoạt hoạt động kinh doanh dài hạn.

Tại Việt Nam, ngân hàng lõi và hiện đại hóa hệ thống thanh toán sẽ là hai mối quan tâm chính của top 8 ngân hàng hàng đầu quốc gia nhằm đón đầu nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào năm 2025.

Báo cáo này thống kế, có hơn 60% ngân hàng tham gia khảo sát đều lên kế hoạch sẽ tận dụng trí tuệ nhân tạo và máy học để giải quyết những vấn đề dựa trên cơ sở dữ liệu, trong khi con số này của năm trước chỉ dừng ở mốc 48%.

Cũng theo Backbase và IDC, giao dịch qua di động tại Việt Nam cũng được kỳ vọng sẽ tăng tới 300% vào năm 2025. Kéo theo đó, các hoạt động cho vay tại Việt Nam sẽ chạm mốc tăng trưởng hai con số mỗi năm kể từ 2021.

Các ngân hàng sẽ tập trung số hóa hoạt động cho vay. Xu hướng này rất rõ nét tại Việt Nam, khi có tới 80% ngân hàng tái đầu tư vào quản lý rủi ro tín dụng và tài sản nợ, song song việc củng cố năng lực cho vay.

Những tiềm lực mới về mảng dịch vụ này sẽ có sự góp mặt của các đối tác fintech. Theo IDC dự đoán đến giữa năm 2021, 50% các quyết định cho vay trong ngân hàng bán lẻ sẽ được hỗ trợ bởi lợi ích từ fintech, nhấn mạnh sự tăng tốc hợp tác giữa các ngân hàng và lĩnh vực tiềm năng này.

Trước đây, các hoạt động cho vay phụ thuộc hoàn toàn vào nhân viên xét duyệt hồ sơ tại ngân hàng.

Hiện nay, sự bùng nổ của các công ty fintech giúp tận dụng công nghệ để xét duyệt điểm tín dụng cá nhân, tạo cơ sở cho hoạt động cho vay. Các ngân hàng hiện nay cũng tận dụng nền tảng của công ty fintech nhằm rút ngắn quy trình cho vay tín dụng.

Giám đốc khu vực APAC của Backbase – Riddhi Dutta nhận định, các ngân hàng Việt Nam đang đầu tư mạnh vào nền tảng số để thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, các ngân hàng nhỏ tại Việt Nam được cho là sẽ thành công hơn trong lĩnh vực ngân hàng số.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thời gian qua đã đóng vai trò quan trọng nhất trong sự phát triển của các công ty công nghệ tài chính cũng như toàn bộ ngành công nghiệp ngân hàng số. Có thể thấy minh chứng rõ ràng khi số công ty công nghệ tài chính tại Việt Nam đã tăng từ 40 lên 150 trong 4 năm qua.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Tink – Fintech startup được hậu thuẫn bởi PayPal có giá trị hơn 800 triệu USD

Được gọi là ngân hàng mở – open banking, một số công ty khởi nghiệp đang phát triển nhanh công nghệ theo xu hướng này đã huy động được số vốn đáng kể từ các nhà đầu tư.

Tink – Một công ty khởi nghiệp fintech của Thụy Điển đã chứng kiến ​​giá trị của nó tăng lên 680 triệu euro (824 triệu USD) trong một vòng đầu tư mới.

Tink cho phép các ngân hàng và công ty fintech truy cập dữ liệu ngân hàng để tạo ra các sản phẩm tài chính mới. Công ty này đã huy động được 85 triệu euro nguồn vốn mới từ  Eurazeo và công ty đầu tư mạo hiểm Dawn Capital có trụ sở tại Anh.

Trao đổi với CNBC, định giá của công ty có trụ sở tại Stockholm này đã tăng hơn 60% so với 415 triệu euro giá trị vào đầu năm.

Những người ủng hộ Tink bao gồm từ gã khổng lồ xử lý thanh toán trực tuyến PayPal đến các ngân hàng lớn của Châu Âu như BNP Paribas và ABN Amro.

Ngân hàng mở hay open banking là gì?

Được thành lập vào năm 2012, Tink hoạt động trong không gian được gọi là “ngân hàng mở”, nhằm mục đích phát triển các dịch vụ tài chính sáng tạo bằng cách kết nối với dữ liệu từ các ngân hàng lớn đã có tên tuổi.

Những người ủng hộ công nghệ ngân hàng mở nói rằng nó mang lại sự minh bạch và cạnh tranh hơn cho ngành, cũng như trải nghiệm ngân hàng tốt hơn cho người tiêu dùng.

Nền tảng ngân hàng mở của Tink tổng hợp dữ liệu từ hàng nghìn ngân hàng, cho phép các nhà phát triển tạo các ứng dụng hiển thị cho người dùng tài khoản séc của họ và thực hiện thanh toán từ các nhà cung cấp khác nhau.

“Bất chấp những khó khăn trong năm nay, đó là một năm với sự tiến bộ tuyệt vời với Tink và theo ghi nhận, đó là sự tiến bộ tuyệt vời trong lĩnh vực ngân hàng mở nói chung”, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Tink, Ông Daniel Kjellén trao đổi CNBC trong một cuộc phỏng vấn.

“Chúng tôi tiếp tục phát triển mạnh mẽ một cách tự nhiên, nhưng cũng là lần đầu tiên chúng tôi thực hiện M&A trên khắp châu Âu để bổ sung cho nền tảng của mình”.

Tink đã đồng ý mua lại ba công ty vào đầu năm nay – Instantor của Thụy Điển, Eurobits của Tây Ban Nha và OpenWrks của Vương quốc Anh – trong nỗ lực mở rộng hơn nữa sang các lãnh thổ mới ở Châu Âu và củng cố nền tảng của mình.

Tink tận dụng các quy tắc ngân hàng thân thiện với công nghệ mới ở Vương quốc Anh và Liên minh Châu Âu yêu cầu các ngân hàng mở thông tin tài khoản của họ và cho phép các công ty bên thứ ba được quản lý thực hiện chuyển khoản ngân hàng thay mặt họ, nếu họ được khách hàng đồng ý.

Về lý thuyết, các quy tắc này không được mâu thuẫn với luật bảo vệ dữ liệu GDPR mới nghiêm ngặt của Châu Âu, nhằm cung cấp cho người tiêu dùng quyền kiểm soát dữ liệu cá nhân của họ do các công ty thu thập và đe dọa bị phạt tiền nếu vi phạm.

* Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) (EU) 2016/679  quy định của luật EU về bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư cho tất cả các cá nhân trong Liên minh châu Âu và Khu vực kinh tế châu Âu. Nó cũng đề cập đến việc xuất dữ liệu cá nhân bên ngoài EU và EEA.

Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty này bao gồm công ty Plaid của Mỹ – Công ty được Visa mua lại này đang gặp nguy hiểm do vụ kiện chống độc quyền của Mỹ và các đối thủ của Anh là TrueLayer, Yapily và Bud.

Ông Kjellén cho biết công ty sẽ sử dụng tiền mặt mới để đầu tư nhiều hơn vào mảng thanh toán của hoạt động kinh doanh của mình.

“Lĩnh vực mà chúng tôi có thể thấy sự tăng trưởng mạnh nhất hiện tại là thanh toán, hiện công ty xử lý 1 triệu giao dịch mỗi tháng”.

Tink hiện tạo ra doanh thu định kỳ hàng năm là 30 triệu euro, một số liệu quan trọng để các nhà đầu tư đánh giá sự tăng trưởng của doanh nghiệp này. Khi việc sử dụng nền tảng tăng lên, công ty sẽ kiếm được nhiều tiền hơn từ các đối tác của mình.

Tink cũng sẽ sử dụng tiền thu được từ thỏa thuận này để thúc đẩy việc tuyển dụng. Công ty hiện có 365 nhân viên, tăng lên nhiều so với mức 150 từ năm ngoái.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo CNBC