Skip to main content

Thẻ: Giảm giá

Sai lầm về Marketing của Starbucks các thương hiệu cần nên tránh

Một chương trình khuyến mãi của Starbucks vào ngày Black Friday là sai lầm về marketing mà các thương hiệu khác không nên phạm phải.

Sai lầm về Marketing của Starbucks các thương hiệu cần nên tránh
Source: ShutterStock

Cũng giống như hầu hết các thương hiệu khác, Starbucks đã chạy một chương trình khuyến mãi vào ngày Black Friday (thứ sáu đen tối). Ưu đãi được đưa ra hết sức đơn giản: Nếu bạn mua một thẻ quà tặng kỹ thuật số (digital giftcard) trị giá ít nhất 20 USD, Starbucks sẽ tặng thêm cho bạn 5 USD tiền thưởng.

Một chiêu thức marketing không quá mới mẻ nhưng vẫn được nhiều thương hiệu (đặc biệt là các thương hiệu hàng tiêu dùng) sử dụng vì đơn giản là nó hiệu quả.

Nếu bạn đang tìm kiếm một ý tưởng quà tặng đơn giản cho khách hàng của mình, thẻ quà tặng tương tự như Starbucks có thể sẽ là một gợi ý hay.

Tuy nhiên trên thực tế, mọi thứ lại diễn ra theo một cách khác. Rất nhiều người đã mua thẻ quà tặng nhưng không nhận được tiền thưởng như lời quảng cáo mà thương hiệu đã đưa ra ban đầu. Nhiều người trong số đó đã tỏ ra rất thất vọng và không ít trong số họ bày tỏ sự tức giận của mình lên các nền tảng mạng xã hội.

Như bạn có thể thấy ở trên, thoạt đầu hay đọc lướt qua có thể khách hàng sẽ nghĩ là họ cứ mua thẻ quà 20 USD thì sẽ nhận được thêm 5 USD tiền thưởng, tuy nhiên khi xem kỹ thì ưu đãi được giới hạn ở “một lần cho mỗi khách hàng” và nó cũng chỉ có một số lượng (nguồn cung) nhất định.

Ngoài việc Starbucks quảng cáo về thẻ quà tặng và khuyến khích khách hàng mua thẻ thì trực tế có rất ít người nhận được số tiền cộng thêm vì số lượng nguồn cung đã hết.

Quan trọng hơn, và đây cũng chính là vấn đề chính, Starbucks vẫn tiếp tục quảng cáo ưu đãi này trên các nền tảng của mình ngay cả khi họ đã hết số lượng ưu đãi.

Đáng lẽ ra Starbucks không nên quảng cáo một ưu đãi “không có giá trị” hoặc ít nhất nếu họ muốn quảng cáo về thẻ quà tặng kỹ thuật số của họ thì họ cũng nên thông báo đến khách hàng rằng ưu đãi đã hết số lượng và họ cũng sẽ không được tăng thêm tiền thưởng.

Sau nhiều phàn nàn từ phía khách hàng và đây là phản hồi từ Starbucks:

“Ưu đãi từ thẻ quà tặng kỹ thuật số chỉ có giá trị khi nguồn cung hay số lượng ưu đãi vẫn còn, trong khoảng thời gian có hạn và giờ đây thì ưu đãi đã được bán hết.

Chúng tôi biết rằng một số khách hàng đã mua thẻ quà tặng tuy nhiên không nhận được tiền thưởng và chúng tôi thật sự xin lỗi vì điều này.”

Theo ý kiến của khách hàng, vì đa số họ là khách hàng “trung thành” của Starbucks và mục đích của họ với các ưu đãi không phải là vấn đề về tiền nên họ tỏ ra khá bức xúc với cách làm và xử lý của Starbucks.

Sai lầm của Starbucks đã làm cho khách hàng có những ấn tượng và trải nghiệm xấu về thương hiệu, và với các thương hiệu khác, bài học có thể rút ra là “Đừng bao giờ hứa những thứ mà bạn không thể giữ lời”.

Khách hàng luôn muốn nhận được những thứ ít nhất là bằng so với những gì mà họ đã kỳ vọng (tin tưởng) sẽ nhận được từ thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Warren Buffett: “Đừng bao giờ giảm giá và thay vào đó hãy làm 03 điều sau đây”

Có một lầm tưởng rằng các tỷ phú thông minh hơn chúng ta. Tôi đã phỏng vấn rất nhiều người và tin tôi đi, khi bạn vượt ra ngoài lĩnh vực chuyên môn của họ, họ thường sai nhiều hơn đúng.

Ảnh: Getty Images

Tuy nhiên, khi bạn tham gia vào lĩnh vực chuyên môn của một tỷ phú, họ rất đáng để lắng nghe. Khi nói đến các chiến lược giá, Warren Buffett là một hình mẫu tuyệt vời, bởi vì ông luôn thực hành định giá trong khi giao dịch với các công ty Ông đã đầu tư.

Theo một bài báo gần đây trên tạp chí Fortune, Buffett đã từng có xu hướng đề nghị các công ty của ông, khi đối phó với những thách thức cạnh tranh, hãy tăng giá hoặc giữ chúng ở mức ổn định thay vì giảm giá.

Đây là lời khuyên tuyệt vời mà bạn cần ghi nhớ trong bất kỳ hoàn cảnh kinh tế khó khăn nào, bao gồm cả khủng hoảng hay đại dịch. Giảm giá là sự ‘bất lực’ của thương hiệu, vì vậy đừng nghĩ đến điều đó.

Dù sao, trong khi giảm giá nghe có vẻ là một cách tuyệt vời để thúc đẩy doanh số bán hàng, đặc biệt là khi nhu cầu giảm mạnh, thì nó hầu như luôn là một động thái ngu ngốc, ngay cả khi bạn nói rõ giảm giá là “thỏa thuận một lần”. Và đây là lý do tại sao:

Khi bạn giảm giá, bạn ‘đào tạo’ khách hàng nghĩ rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn xứng đáng với giá chiết khấu hơn là giá niêm yết. Sau đó, khi bạn tính giá niêm yết, họ nghĩ rằng bạn đang đưa cho họ một thỏa thuận tồi. Bạn thấy không !

Điều này đúng gấp đôi nếu bạn giảm giá cho những kẻ ranh mãnh. Do đó, khi nhu cầu giảm, động thái định giá dũng cảm (và thông minh hơn) thường là giữ ổn định.

Điều này cũng đúng khi bạn phải đối mặt với việc các đối thủ cạnh tranh giảm giá của bạn. Thay vì tham gia vào một cuộc chiến về giá, bạn nên giữ giá ổn định và thay vào đó đầu tư vào 03 điều quan trọng đối với khách hàng hơn là giá:

  • Mối quan hệ. Tất cả mọi thứ đều bình đẳng, hầu hết khách hàng muốn kinh doanh với ‘bạn bè’ của họ hơn là với người lạ. Điều này cũng đúng ngay cả khi mọi thứ không bằng nhau. Để xây dựng sức mạnh mối quan hệ của bạn, hãy đầu tư vào đội ngũ bán hàng và các công cụ họ cần để kết nối với khách hàng của bạn.
  • Tính tiện lợi. Trong tất cả các tài nguyên mà khách hàng của bạn có thể tiếp cận, hiếm và quý giá nhất là thời gian. Do đó, nếu bạn làm cho sản phẩm của mình dễ mua hơn đối thủ, bạn có thể tính giá cao hơn đối thủ đó. Trường hợp cổ điển: Apple đã giành được thị phần lớn trên thị trường âm nhạc bằng cách giúp bạn mua một bài hát dễ dàng hơn là tải xuống miễn phí.
  • Tính độc đáo. Cuối cùng, nếu sản phẩm của bạn có thứ gì đó mà đối thủ cạnh tranh của bạn thiếu và khách hàng của bạn muốn có nó, họ sẽ trả thêm tiền cho nó. Thách thức ở đây là tìm ra một tính năng mà đối thủ cạnh tranh của bạn khó bắt chước và bạn có thể thuyết phục khách hàng của mình coi đó là ‘có giá trị duy nhất’.

Hãy làm đúng những điều cơ bản này, và sau đó, nếu đối thủ cạnh tranh của bạn cố bắt đầu cuộc chiến về giá, thì chính họ chỉ đang tự dẫn mình vào bước đường cùng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips