Skip to main content

Thẻ: HSBC

HSBC: Tăng trưởng vững chắc tại châu Á sẽ giúp cải thiện rủi ro toàn cầu trong 2024

Trong báo cáo, HSBC GPB kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất trong tháng 6/2024, kinh tế Mỹ hạ cánh mềm, thu nhập doanh nghiệp được phục hồi, và tăng trưởng vững chắc tại châu Á sẽ cải thiện khẩu vị rủi ro toàn cầu cũng như triển vọng đầu tư tại các thị trường chứng khoán và trái phiếu trong năm 2024.

Trong 6 tháng tiếp theo, HSBC GPB sẽ áp dụng chiến lược đầu tư chấp nhận rủi ro vừa phải với việc giảm tỷ trọng đầu tư tiền mặt, tăng nhẹ tỷ trọng đầu tư công cụ nợ của Chính phủ Mỹ và trái phiếu cấp đầu tư toàn cầu, và tăng tỷ trọng đầu tư chiến thuật đối với các quỹ phòng hộ.

Với chiến lược trung lập trên thị trường chứng khoán toàn cầu, các chuyên gia của HSBC đưa ra 4 ưu tiên đầu tư trong nửa đầu năm 2024.

Bà Fan Cheuk Wan, Giám đốc Đầu tư khu vực châu Á, HSBC GPB Bà Fan cho biết, Fed đã kết thúc chu kỳ tăng lãi suất và thị trường có xu hướng phục hồi tốt trước đợt hạ lãi suất đầu tiên. Cắt giảm lãi suất sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận tiền mặt, nhưng lại thúc đẩy triển vọng đầu tư cho thị trường trái phiếu.

“Chúng tôi vừa mới kéo dài kỳ hạn trái phiếu sang trung đến dài hạn (7-10 năm) đối với các công cụ nợ của Chính phủ Mỹ, đồng thời vẫn giữ ưu tiên trung hạn (5-7 năm) đối với trái phiếu doanh nghiệp cấp đầu tư toàn cầu”, bà Fan cho biết.

Theo HSBC, nền kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động tốt hơn so với quan điểm đồng thuận về đà giảm. Định giá cổ phiếu công nghệ cao được đảm bảo bởi sự tăng trưởng cấu trúc mạnh mẽ và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao trong các phân khúc tăng trưởng cao như AI tổng quát (generative AI), robot và vận tải năng lượng mới.

Tuy nhiên, các chuyên gia của HSBC GPB kỳ vọng sự phục hồi của chứng khoán Mỹ sẽ không chỉ ở lĩnh vực công nghệ với sự hỗ trợ của việc hạ cánh mềm.

“Chúng tôi tìm kiếm các cổ phiếu giá trị trong các lĩnh vực công nghiệp, chăm sóc sức khỏe và hàng tiêu dùng không thiết yếu thông qua các nội dung chính về tái công nghiệp hóa ở Bắc Mỹ, đổi mới chăm sóc sức khỏe và khả năng phục hồi của Mỹ.

Chúng tôi vẫn giữ quan điểm tích cực về đồng USD nhờ có sự hỗ trợ của lợi suất thực cao, chênh lệch tăng trưởng và nhu cầu trú ẩn an toàn do căng thẳng địa chính trị gây ra”, bà Fan nhận định.

HSBC cho rằng, thị trường sẽ tiếp tục lo ngại về các rủi ro mang tính chu kỳ, lãi suất và địa chính trị. Việc phân bổ chính vào thị trường tư nhân và chiến lược đa tài sản có thể mang lại tác dụng đa dạng hóa, trong khi các quỹ phòng hộ linh hoạt có thể tận dụng sự biến động thị trường.

Các chiến lược đối phó với biến động có thể giúp đưa ra quan điểm định hướng về diễn biến thị trường hoặc có thể được sử dụng để tạo thu nhập nhằm ổn định tổng lợi nhuận của danh mục đầu tư.

Tăng trưởng tại Trung Quốc và trên toàn cầu chậm hơn, đồng USD mạnh sẽ vẫn là những trở ngại đối với các loại tài sản thị trường mới nổi, nhưng HSBC nhận thấy sự phân tán lợi nhuận ngày càng tăng do sự phân kỳ tăng trưởng tại các thị trường mới nổi.

Lạm phát hạ nhiệt giúp các ngân hàng trung ương và người tiêu dùng châu Á dễ thở hơn, cho phép các nhà hoạch định chính sách ở hầu hết các nền kinh tế châu Á chấm dứt chu kỳ thắt chặt tiền tệ.

“Chúng tôi dự báo việc cắt giảm lãi suất sẽ diễn ra ở Úc, Trung Quốc đại lục, Hồng Kông (Trung Quốc), Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Philippines và Singapore trong năm 2024”, các chuyên gia của HSBC dự báo, đồng thời đánh giá, đối với thị trường chứng khoán châu Á không kể Nhật Bản, các mã cổ phiếu hàng đầu (leader) được ưa chuộng và có tỷ trọng đầu tư khá cao tại Ấn Độ, Indonesia và Hàn Quốc, trong khi giữ quan điểm trung lập đối với cổ phiếu ở Trung Quốc đại lục và Hồng Kông, tập trung có chọn lọc hơn trong các lĩnh vực tiêu dùng dịch vụ.

Đối với Việt Nam, ông James Cheo, Trưởng bộ phận đầu tư Khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ, Khối Dịch vụ Ngân hàng tư nhân toàn cầu của HSBC, nhấn mạnh, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6% vào năm 2024. Sức mạnh của nền kinh tế Việt Nam năm 2024 sẽ đến từ sự kết hợp giữa chi tiêu tiêu dùng và đầu tư.

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh mẽ có thể vẫn sẽ tiếp tục vào năm 2024, hỗ trợ ngành sản xuất của Việt Nam. Chu kỳ thương mại toàn cầu mới phục hồi sẽ thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam. Hơn nữa, Việt Nam có thể sẽ chứng kiến sự tăng trưởng dần du lịch quốc tế. .

“Lạm phát (Inflation) khá ổn định nhưng có thể rủi ro tăng do giá năng lượng hoặc lương thực cao hơn dự kiến, chúng tôi cho rằng cơ quan quản lý tiền tệ Việt Nam sẽ thận trọng và giữ nguyên lãi suất điều hành trong năm nay. Chúng tôi dự báo tỷ giá USD/VNĐ sẽ tiến tới mức 24.400 vào cuối năm 2024”, ông Cheo dự báo.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Year in Review: Hơn 60.000 việc làm trong lĩnh vực ngân hàng bị xóa sổ năm 2023

Theo tính toán của The Financial Times, 20 ngân hàng lớn nhất thế giới đã cắt giảm ít nhất 61.905 việc làm vào năm 2023. Để so sánh, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 – 2008, có 140.000 việc làm đã bị cắt giảm bởi chính những ngân hàng này.

Các ngân hàng toàn cầu đã loại bỏ hơn 60.000 việc làm trong năm 2023, đưa 2023 trở thành một trong những năm có số việc làm bị cắt giảm nặng nề nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2008. Động thái này cũng xóa đi phần lớn những tác động tích cực của xu hướng tuyển dụng rầm rộ trong giai đoạn sau đại dịch COVID-19.

Đây là năm thứ hai liên tiếp các ngân hàng đầu tư chứng kiến doanh thu từ các loại phí giảm mạnh trong bối cảnh hoạt động giao dịch và niêm yết công khai cạn kiệt.

Kết quả là các doanh nghiệp ở Phố Wall phải cố gắng bảo vệ tỷ suất lợi nhuận bằng cách cắt giảm số lượng nhân viên. Ở những nơi khác, sự kiện UBS tiếp quản Credit Suisse đã dẫn đến việc cắt giảm ít nhất 13.000 việc làm và dự kiến con số này chưa dừng lại.

Chủ sở hữu công ty dịch vụ tài chính Silvermine Partners Lee Thacker cho biết: “Ở hầu hết các ngân hàng đều không có sự ổn định, không có đầu tư, không có tăng trưởng và có thể sẽ có thêm nhiều đợt cắt giảm việc làm”.

Theo tính toán của The Financial Times, 20 ngân hàng lớn nhất thế giới đã cắt giảm ít nhất 61.905 việc làm vào năm 2023. Để so sánh, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 – 2008, có 140.000 việc làm đã bị cắt giảm bởi chính những ngân hàng này.

Số liệu này được The Financial Times tổng hợp dựa trên thông tin của các công ty và báo cáo của chính tờ báo này, trong đó không bao gồm các ngân hàng nhỏ hơn hoặc các đợt cắt giảm nhân sự nhỏ lẻ, nên tổng số việc làm bị mất trong lĩnh vực này sẽ cao hơn.

Trong những năm trước đây, xu hướng cắt giảm việc làm diện rộng trong lĩnh vực ngân hàng, chẳng hạn như vào năm 2015 và 2019, phần lớn đều xuất phát từ các “nhà băng” ở châu Âu từng phải vật lộn để đối phó với môi trường lãi suất thấp lịch sử.

Tuy nhiên, ít nhất một nửa số việc làm bị cắt giảm trong năm 2023 đến từ các ngân hàng ở Phố Wall, vốn đang phải vật lộn để đối phó với tốc độ tăng lãi suất ở Mỹ và châu Âu. Trong nhiều trường hợp, các ngân hàng đang sa thải những người mà họ đã tuyển dụng sau đại dịch, khi nhu cầu giao dịch bị dồn nén đã gây ra một cuộc chiến giành nhân tài giữa các ngân hàng đầu tư.

Tuy nhiên, sự cắt giảm lớn nhất xảy ra với UBS của Thụy Sỹ. Trong vài giờ sau cuộc giải cứu Credit Suisse vào tháng 3, những người theo dõi thị trường bắt đầu dự đoán rằng vụ sáp nhập ngân hàng quan trọng nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 sẽ khiến hàng chục nghìn việc làm bị cắt giảm.

Credit Suisse đã lên kế hoạch cắt giảm 9.000 vị trí việc làm, nhưng UBS được cho là sẽ cắt giảm nhiều hơn và nhanh hơn, với việc loại bỏ các vị trí trùng lặp và đóng cửa phần lớn mảng ngân hàng đầu tư.

Vào tháng 11, UBS tiết lộ rằng họ đã cắt giảm 13.000 việc làm sau khi giải cứu Credit Suisse, đưa tổng số nhân viên về mốc 116.000 người. Tuy nhiên, Giám đốc điều hành Sergio Ermotti đã ra tín hiệu rằng năm 2024 sẽ là “năm bản lề” cho việc tiếp quản và các nhà phân tích quan ngại rằng sẽ có thêm hàng nghìn việc làm bị cắt giảm trong những tháng tới.

Công ty có lượng sa thải lớn thứ hai trong năm 2023 là Wells Fargo. Wells Fargo trong tháng này tiết lộ họ đã giảm số lượng nhân viên toàn cầu từ 12.000 vị trí xuống còn 230.000 vị trí.

Ngân hàng cho biết, họ đã chi 186 triệu USD cho chi phí thôi việc chỉ trong quý III/2023, thời điểm có 7.000 việc làm bị sa thải. Giám đốc điều hành Wells Fargo Charlie Scharf thông báo ngân hàng đã trích 1 tỷ USD cho chi phí thôi việc. Điều này làm dấy lên lo ngại sẽ có hàng chục nghìn việc làm khác đang gặp rủi ro.

Các tổ chức cho vay lớn khác ở Phố Wall cũng tiếp tục chương trình “cắt giảm lực lượng lao động ” hàng năm của họ vào năm 2023. Citigroup cắt giảm 5.000 việc làm, Morgan Stanley sa thải 4.800 việc làm, Bank of America giảm 4.000 việc, Goldman Sachs giảm 3.200 việc làm và JPMorgan Chase giảm 1.000 việc làm. Nói chung, các ngân hàng lớn ở Phố Wall đã cắt giảm ít nhất 30.000 nhân viên vào năm 2023.

Trước đó, tháng 1/2022, Giám đốc điều hành Christian Stitch của Deutsche Bank đã bày tỏ lo ngại về việc xu hướng cạnh tranh tuyển dụng đã đẩy chi phí thù lao lên cao trên khắp Phố Wall. Tại đây, lương đã tăng gần 15% trong 12 tháng trước đó. Tuy nhiên chỉ chưa đầy hai năm sau, khó khăn đã buộc các ngân hàng phải tinh giản các hoạt động ngân hàng đầu tư.

Theo dữ liệu từ Liên minh Greenwich, cơ quan đánh giá chiến lược, phân tích trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, các ngân hàng đầu tư lớn nhất đã cắt giảm 4% nhân sự chỉ trong nửa đầu năm nay và sẽ có nhiều đợt cắt giảm hơn nữa trong nửa cuối năm. Tuy nhiên, mức giảm của việc làm không nghiêm trọng bằng mức giảm doanh thu.

Trong khi đó, một số ngân hàng lớn đã không sa thải nhân viên trong năm 2023, bao gồm HSBC và Commerzbank. Cả hai ngân hàng này đều rất mạnh tay trong việc cắt giảm lực lượng lao động  trong những năm gần đây. Ngân hàng lớn thứ hai của Italy là UniCredit đã không công bố bất kỳ đợt cắt giảm nhân sự lớn nào trong năm 2023.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo TTXVN

HSBC: Bức tranh tiêu dùng tại thị trường Đông Nam Á 2023

Tăng trưởng tiêu dùng có thể sẽ ở mức vừa phải vào năm 2023, nhưng ít nhất, đây vẫn là một trụ cột chính hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế ASEAN nói chung, theo đánh giá mới nhất từ HSBC. 

HSBC: Bức tranh tiêu dùng tại thị trường Đông Nam Á 2023
HSBC: Bức tranh tiêu dùng tại thị trường Đông Nam Á 2023

Năm 2022, chất xúc tác cho màn tăng trưởng ấn tượng của ASEAN chính là sự bùng nổ tiêu dùng cá nhân.

Sau khi mở cửa trở lại trên diện rộng, nhu cầu bị dồn nén bấy lâu đã được giải phóng khi người tiêu dùng đổ xô quay trở lại các trung tâm mua sắm, ăn uống bên ngoài nhiều hơn, và đi du lịch vào dịp nghỉ lễ.

HSBC trong nghiên cứu mới nhất về khu vực ASEAN nhận định rằng tăng trưởng tiêu dùng có thể sẽ ở mức vừa phải vào năm 2023, nhưng ít nhất, đây vẫn là một trụ cột chính hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế.

“Tiêu dùng sẽ đi đâu về đâu trong năm 2023 phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm lạm phát, chính sách tài khóa, tâm lý người tiêu dùng, sự phục hồi của thị trường lao động và tỷ lệ tiết kiệm”, HSBC phân tích.

Lạm phát.

Đầu tiên và quan trọng nhất, lạm phát vẫn là một mối quan tâm chính của người tiêu dùng. Hầu hết các nền kinh tế ASEAN đã vượt qua giai đoạn đỉnh lạm phát, mặc dù Philippines và Việt Nam vẫn tiếp tục chứng kiến áp lực tăng giá ngày càng gia tăng.

Mặc dù vậy, lạm phát nhiều khả năng sẽ giảm dần, nghĩa là áp lực giá tăng kéo tới ít nhất là nửa đầu năm 2023. Xét cho cùng, lạm phát cơ bản đã tăng lên ở hầu hết các nền kinh tế, phản ánh thị trường lao động sôi động.

Tuy nhiên, hầu hết các nhà hoạch định chính sách ở ASEAN ít khả năng sẽ triển khai các biện pháp tài khóa quy mô lớn hướng tới người tiêu dùng. Sau ba năm hỗ trợ mạnh mẽ ở một số nền kinh tế, cả khu vực đều đồng thuận rằng ASEAN cần theo đuổi định hướng củng cố tài khóa, mặc dù tốc độ mỗi nước một khác.

Đơn cử, Malaysia và Philippines có thể là hai ví dụ về tốc độ triển khai củng cố tài khóa chậm hơn so với những quốc gia khác.

Malaysia nhiều khả năng sẽ công bố kế hoạch ngân sách cho năm 2023 đa phần điều chỉnh tương tự so với kế hoạch của chính quyền trước đây. Trong khi đó, Philippines đã khởi đầu năm 2023 với việc giảm thuế thu nhập cá nhân.

Indonesia đang đặt mục tiêu lấy lại mức thâm hụt tài khóa 3% trước đại dịch, còn triển vọng tài chính của Thái Lan có thể không chắc chắn, xét bối cảnh bầu cử sắp diễn ra vào tháng 5.

Trong trường hợp của Singapore, ngân sách năm tài khóa 2023 đã bao gồm các biện pháp tài khóa bổ sung để bù đắp chi phí sinh hoạt gia tăng, mặc dù về bản chất đối tượng của các biện pháp này không phải là tất cả người dân.

Ngay cả khi hầu hết các nền kinh tế ASEAN nhiều khả năng sẽ rút dần các cứu trợ tài chính thì tâm lý người tiêu dùng ở ASEAN vẫn ở mức cao.

Tâm lý người tiêu dùng Indonesia đã trở lại mức trước đại dịch, Malaysia cũng có xu hướng tương tự. Trong khi đó, tâm lý người tiêu dùng ở Thái Lan vẫn còn ảm đạm khi sự phục hồi của nước này tụt lại phía sau so với các quốc gia trong khu vực.

Sự phục hồi của việc làm và sức mua.

Động lực tiếp sức cho người tiêu dùng ngay từ đầu là việc làm của người lao động, và thu nhập từ công việc đó.

Theo dự báo của HSBC, tiêu dùng tại mỗi nước ASEAN sẽ dịch chuyển với tốc độ khác nhau, khi tiêu dùng tại Philippines có thể sẽ chậm lại nhiều nhất, trong khi Việt Nam, Malaysia và Singapore có thể cho thấy sự vững vàng nhất định.

Liên quan đến vấn đề việc làm, khi so sánh tỷ trọng số lượng người có việc làm so với xu hướng trước đại dịch, dữ liệu cho thấy lao động Philippines và Thái Lan lần lượt đã vượt trên mức xu hướng, góp phần hỗ trợ phục hồi tiêu dùng ở cả hai nền kinh tế trong năm ngoái.

Tuy nhiên, sang năm 2023, nếu chu kỳ lặp lại thì sẽ không có lợi cho họ. Phục hồi về việc làm có thể đã tới ngưỡng vào năm 2022, và sẽ khó có thể tạo thêm nhiều việc làm trong nền kinh tế để thúc đẩy tiêu dùng hộ gia đình hơn nữa vào năm 2023.

Tuy nhiên, khác với Philippines, Thái Lan vẫn có thể dựa vào sự bùng nổ du lịch dự kiến diễn ra trong năm 2023, để tạo việc làm hoặc thay thế công việc cũ bằng những công việc được trả lương cao hơn.

Mặt khác, cơ hội phục hồi ở Việt Nam và Malaysia vẫn còn, khi đó sẽ hỗ trợ tiêu dùng hộ gia đình ở một mức độ nào đó.

“Tuy nhiên, chúng tôi cũng xin lưu ý rằng có những rủi ro suy giảm khi các nền kinh tế này chịu ảnh hưởng nặng nề từ tình trạng thương mại toàn cầu chậm lại”, HSBC nhấn mạnh.

Sự phục hồi thị trường lao động của Indonesia cũng hỗ trợ chi tiêu của người tiêu dùng. Đặc biệt, mức tăng lương ở thành thị (chiếm 57% dân số) mạnh hơn mức tăng lương ở nông thôn, mặc dù vẫn ở dưới mức trước đại dịch do lạm phát cao hơn nên mức hưởng lợi cũng bị ảnh hưởng.

Liên quan đến thu nhập từ việc làm, Việt Nam và Indonesia là hai nước ghi nhận mức tăng giữa làn sóng lạm phát năm 2022, trong khi Malaysia và Philippines chứng kiến giá hàng hóa và dịch vụ có tốc độ tăng nhanh hơn tiền lương vào năm 2022, làm “xói mòn” sức mua và cắt giảm tiêu dùng trong tương lai gần.

Tác động do lạm phát thường không thấy ngay được và các hộ gia đình có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh lại chi tiêu của họ trong suốt cả năm do chi phí sinh hoạt tăng mạnh.

Tuy nhiên, mức độ suy giảm của mỗi nước ASEAN một khác. Sức mua của tiền lương không giảm nhiều ở Malaysia, nơi thị trường lao động tiếp tục phục hồi gần mức trước đại dịch, trong khi sức mua ở Việt Nam thậm chí còn tăng lên, tiếp thêm sự vững vàng cho nền kinh tế trong năm 2023.

Tuy nhiên, Philippines đã chứng kiến sức mua của tiền lương giảm đáng kể, trong đó chi phí sinh hoạt lại tăng gần gấp đôi so với mức tăng tiền lương.

Tình trạng suy giảm này có thể sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng trong năm 2023 khi các hộ gia đình tìm cách để duy trì cuộc sống trong bối cảnh ngân sách hộ gia đình eo hẹp.

Vấn đề tiết kiệm.

Tiêu dùng cũng là một vấn đề trong câu hỏi bao nhiêu thu nhập được dành để tiết kiệm, và câu trả lời thường phụ thuộc vào mức lãi suất mà người tiêu dùng được hưởng. Lãi suất hoạt động theo cả hai cách. Lãi suất cao sẽ hạn chế người tiêu dùng đi vay (nghĩa là tiêu dùng nhiều hơn), đồng thời thúc đẩy tiết kiệm do thu nhập từ tiền lãi tiết kiệm tăng lên.

Theo nghĩa đó, Philippines và Thái Lan có thể sẽ chứng kiến những thay đổi lớn nhất trong tiết kiệm toàn nền kinh tế, trong khi Malaysia sẽ chứng kiến ít thay đổi nhất.

Dựa trên dữ liệu và dự báo, HSBC cho rằng Ngân hàng Trung ương Malaysia (Bank Negara Malaysia – BNM) có thể sẽ bình thường hóa lãi suất về mức trước đại dịch, trong khi các ngân hàng trung ương còn lại có thể tăng lãi suất đủ cao để thực hiện chính sách tiền tệ tương đối hạn chế nhằm kiềm chế nhu cầu. Đứng đầu danh sách là Philippines.

HSBC dự báo Ngân hàng Trung ương Philippines (BSP) sẽ tăng lãi suất lên mức cao thêm 250 điểm cơ bản so với mức trước đại dịch, từ đó sẽ ảnh hưởng tới hoạt động vay và tiêu dùng nói chung.

Thật vậy, các nền kinh tế ASEAN có khả năng áp dụng chính sách tiền tệ theo hướng hạn chế là những nền kinh tế đã chứng kiến tỷ lệ tiết kiệm trên toàn nền kinh tế của họ giảm trong giai đoạn năm 2020 – 2022, ngoại trừ Singapore.

Việc giữ lãi suất cao sẽ là cần thiết để đưa tỷ lệ tiết kiệm trở lại mức trước đại dịch, nhằm thu hẹp thâm hụt tài khoản vãng lai và thúc đẩy ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng phải trả giá bằng hấp thu trong nước thấp đi, do khả năng chi tiêu tiêu dùng giảm, khi thanh khoản bị vắt kiệt trong nền kinh tế.

Ngay cả ở cấp hộ gia đình, tỷ lệ tiết kiệm ở một số nền kinh tế có thể đã giảm xuống. Các hộ gia đình có thể đã rút hết tiền tiết kiệm do nhu cầu bị dồn nén được giải phóng khi nền kinh tế mở cửa trở lại, hoặc để đối phó với tình hình chi phí sinh hoạt cao hơn (do sức mua của người lao động giảm sút).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo The Leader

Phó tổng giám đốc VNG Kelly Wong: “Giá trị cốt lõi của VNG tập trung vào con người”

“Giá trị cốt lõi của VNG luôn tập trung vào con người. Đây là tiền đề để chúng tôi theo đuổi sứ mệnh mới. Chúng tôi hi vọng VNG không chỉ là cái nôi của những sản phẩm công nghệ được phát triển bởi kỹ sư người Việt, mà còn là nơi làm việc lý tưởng, tạo ra cơ hội học hỏi để vươn xa của mỗi nhân viên”.

Đó là những chia sẻ đầu tiên với báo chí của ông Kelly Wong, trên cương vị mới: Phó Tổng Giám đốc VNG phụ trách vận hành, sau hơn 9 năm gắn bó với Kido Group cũng trên cương vị Phó Tổng giám đốc.

Khởi đầu với ngân hàng HSBC, công việc của Kelly tập trung vào việc hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp. Sau đó vài năm, ông chuyển sang HSC, với công việc liên quan tới thị trường chứng khoán, M&A và đầu tư. Gần 10 năm trước, ông đầu quân cho Kido Group ở cương vị Phó Tổng giám đốc trước khi gia nhập VNG hồi đầu năm 2020.

Nhìn lại hành trình 15 năm tại Việt Nam, Kelly luôn cảm thấy “may mắn vì mọi thứ đều diễn ra đúng thời điểm, đúng nơi, đúng lĩnh vực, học được rất nhiều kinh nghiệm sau mỗi lần thay đổi công việc”.

Không ngại thay đổi môi trường và thử thách mình ở những lĩnh vực mới là một tinh thần mà Kelly dễ dàng tìm thấy tiếng nói chung tại VNG, nơi ông ngoài việc phụ trách việc vận hành Tập đoàn, còn phải trực tiếp điều hành khối trò chơi trực tuyến – mảng kinh doanh cốt lõi và đóng góp doanh thu chủ lực cho VNG suốt những năm qua.

Ngay từ thời sinh viên, Kelly Wong đã tham gia vào tổ chức phi lợi nhuận có mô hình tương tự SEO Việt Nam với cương vị thành viên Hội đồng quản trị. Mục tiêu của mạng lưới này là kết nối và phát triển năng lực lãnh đạo trẻ Việt Nam, khuyến khích sinh viên, chuyên gia,… quay lại hoặc đến Việt Nam để làm việc.

Mục tiêu ấy, cũng chính là “tham vọng” của VNG khi liên tục tổ chức sự kiện “Vietnam Internet Ecosystem” trong 3 năm vừa qua tại Mỹ và Singapore, nhằm cập nhật tình hình phát triển của nền kinh tế Internet Việt Nam đến với các nhân tài người Việt tại nước ngoài, cũng như tạo không gian thảo luận về thị trường công nghệ trong nước, từ đó thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về Việt Nam.

Bên cạnh đó, mô hình của tổ chức tập trung vào các chương trình đào tạo của các tập đoàn lớn, không chỉ là thực tập mà còn là chương trình đào tạo và thu hút hàng ngàn sinh viên tham gia mạng lưới.

Theo Kelly, mô hình này hoàn toàn có thể ứng dụng ở VNG để tạo ra sự linh hoạt nhiều hơn ở các bộ phận kinh doanh, mang tới những đột phá mới.

Khi được hỏi về quyết định đầu quân về VNG, Kelly rất thẳng thắn coi đây là một quyết định khó khăn, bởi sự gắn bó gần 10 năm của ông với công việc tư vấn tài chính, đầu tư khiến ông cân nhắc và suy nghĩ rất nhiều khi chuyển hướng sang một công ty công nghệ như VNG.

“Khi tôi nhận thấy cơ hội của mình ở VNG, tôi đã cân nhắc rất nhiều, đặc biệt là yếu tố con người. Họ sẽ là những người gắn bó với mình, cùng mình học hỏi, trưởng thành và cùng nhau đóng góp cho sự phát triển của công ty”.

Nỗi ưu tư băn khoăn ấy không phải là không có cơ sở: Một con người “lăn lộn” nơi đất khách quê người, ngôn ngữ khác biệt, văn hóa khác biệt, điều níu giữ chân duy nhất chính là những người chúng ta thường gọi là “đồng nghiệp”.

Trong một bài phỏng vấn hồi tháng 11/2019, Chủ tịch VNG Lê Hồng Minh đã từng nói: “Trong suốt quá trình phát triển ở cả quá khứ lẫn hiện tại, VNG không coi mục tiêu kinh doanh là quan trọng nhất.” Giấc mơ mà một công ty “anh cả” của giới Start-up Việt ngày đêm hướng tới trong suốt hành trình 16 năm qua, là nằm ở 2 chữ: “Con người”.

Lời khẳng định ấy, cùng với các hoạt động bồi dưỡng nguồn nhân lực, chăm lo cho đời sống của mọi thành viên VNG, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 hoành hành, đã tạo nên một DNA rất khác biệt của VNG.

Có lẽ đây chính là điều đã khiến Kelly quyết định tạo ra thay đổi trong công việc của chính mình, một Kelly sẵn sàng “đón nhận thách thức” cùng đội ngũ VNG: “Nếu bạn muốn có những quyết định đúng thời điểm mà không phải là quá sớm hay quá muộn, hãy suy nghĩ rằng đã đến lúc cho những thử thách, và bạn tiếp tục chiến đấu vượt qua nó”.

“Mục tiêu 2332 cần VNG phải có sự tính toán kĩ lưỡng ở thị trường nước ngoài”

Không giống như cảm nhận của nhiều người, nhắc tới mục tiêu 2332 được cho là “điên rồ” mà VNG đặt ra vào dịp sinh nhật 15 năm, Kelly cảm nhận đây thực sự là một “hành trình mới đầy thú vị” và “một văn hóa doanh nghiệp vô cùng trẻ trung, đầy hoài bão, luôn hướng về phía trước của VNG” – hành trình này rồi đây sẽ có dấu ấn của chính ông trong đó.

Ông cũng đánh giá mục tiêu này là hoàn toàn khả thi bởi hiện nay, VNG đã có hơn 100 triệu người dùng ở mảng trò chơi trực tuyến, hơn 30 triệu khách hàng ở mảng thanh toán và tới đây cũng sẽ ra mắt sản phẩm trò chơi tại nhiều thị trường nước ngoài.

“Yêu cầu đặt ra cho các đội chinh chiến ở thị trường mới là không nhất định phải thành công nhưng họ phải mang về những gì quan sát và học được mà có thể đem lại giá trị hữu ích cho VNG. Tôi tin rằng cơ hội của VNG là rất lớn vì 300 triệu người ở Đông Nam Á và Mỹ Latin là những người dùng trẻ và thường xuyên sử dụng di động”.

Mặc dù tỏ ra lạc quan với bức tranh kinh doanh của VNG ở những mảng sản phẩm chủ lực, nhưng bằng “con mắt” nhạy bén của một chuyên gia tài chính, Kelly cũng chỉ ra những điểm VNG cần phải làm được để tạo nên những bứt phá trong tương lai. Quan điểm của ông gắn liền với sứ mệnh mới của VNG: “Kiến tạo Công nghệ và Phát triển Con người.

Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn” – Công nghệ không đơn thuần chỉ là một thứ “mới” mà phải phục vụ tốt cho một tổ chức hay đất nước. Cách duy nhất để tạo được “một cuộc sống tốt đẹp hơn” đó là công nghệ phải thực sự có những tác động tích cực đến người dùng.

“Câu hỏi mà chúng ta phải trả lời là làm sao để xác định được đâu là những công nghệ tiềm năng phải đầu tư phát triển. AI, VR,… chúng ta đều đã sẵn sàng, và tôi trông đợi vào những ứng dụng tích cực của AI đến với cuộc sống của người dùng”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

HSBC thực hiện chiến lược “mobile first” để thúc đẩy khách hàng

HSBC – Ngân hàng có trụ sở tại London đang thực hiện nhiệm vụ cắt giảm 3.5 tỷ Bảng Anh chi phí vào năm 2022. Theo đó, ngân hàng này sẽ xem điện thoại di động là nền tảng chính để ‘kéo’ khách hàng.

HSBC Bank sẽ chuyển đổi các dịch vụ vật lý của mình sang lĩnh vực kỹ thuật số (digital) nhằm thúc đẩy nhiều khách hàng chuyển sang sử dụng điện thoại di động như một phần của chiến lược cắt giảm chi phí tại ngân hàng này.

Ngân hàng có trụ sở tại London muốn tăng gấp đôi số người dùng di động vào năm 2022, điều có thể tạo ra nhiều doanh thu hơn trên mỗi khách hàng. Ngân hàng này cũng đang lên kế hoạch cắt giảm 35.000 việc làm để cắt giảm chi phí.

Sẽ có ít nhân viên hơn được chỉ định gặp khách hàng tại các chi nhánh (vật lý), vì một số dịch vụ đơn giản như mở tài khoản có thể được thực hiện trên thiết bị di động hoặc các thiết bị điện tử khác mà không cần phải đến chi nhánh.

Thay vào đó, những nhân viên còn lại trong các chi nhánh sẽ tập trung vào các giao dịch phức tạp hơn như hoạch định gia đình, bảo hiểm nhân thọ và các khoản vay thế chấp khác.

Ông Kevin Martin, Head of Digital Transformation (Trưởng bộ phận chuyển đổi số) của HSBC cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ Bloomberg rằng các kế hoạch chuyển đổi số vốn đang được tiến hành thì giờ đây lại được thúc đẩy nhanh hơn nhờ cuộc khủng hoảng của Covid-19.

Ngành ngân hàng nói chung sẽ phải vật lộn trong một thời gian về lợi nhuận của tiền gửi, ông này cho biết thêm. Tuy nhiên, điều tôi muốn nói là chi phí trung bình để phục vụ khách hàng của chúng tôi sẽ giảm sau khi chúng tôi chuyển đổi.

HSBC đã tung ra hơn 270 sản phẩm và tính năng của ngân hàng di động (mobile banking) mới cho khách hàng bán lẻ trong năm nay so với con số khoảng 160 ở năm trước. Gần 90% giao dịch toàn cầu HSBC đã diễn ra từ xa và điện tử.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via independent

Sếp Marketing của HSBC: Covid-19 là khoảnh khắc thực sự để tái cấu trúc sứ mệnh Marketing

Giám đốc tiếp thị toàn cầu (Global CMO) của ngân hàng HSBC, Bà Leanne Cutts, không tin rằng marketing sẽ quay trở lại như trước khi xảy ra đại dịch Covid-19 và chính bản thân cô cũng không muốn điều đó xảy ra.

Sếp Marketing của HSBC

Giám đốc tiếp thị toàn cầu của HSBC, Leanne Cutts, không tin rằng marketing sẽ quay trở lại như trước khi coronavirus xảy ra, nhưng Bà lại tin rằng đại dịch đã mang đến những cơ hội thực sự để thay đổi về cách làm việc, xây dựng thương hiệu và gắn kết với khách hàng.

Phát biểu tại Cannes Lions Live (Một trong những sự kiện lớn nhất ngành Marketing) vào ngày 22.6 vừa qua, Bà Leanne Cutts cho biết bà tin rằng Covid-19 mang đến một khoảnh khắc thực sự để thiết lập lại cho hầu hết các ngành công nghiệp.

Điều đó không có nghĩa là bà tin rằng marketing sẽ có quy luật thay đổi mãi mãi, tuy nhiên đây là cơ hội để tinh chỉnh cho những gì marketing vốn đã làm tốt.

“Đây là một khoảnh khắc thực sự để thiết lập lại vai trò của chúng tôi, với tư cách là những marketer, là người bảo vệ thương hiệu của chúng tôi, bảo vệ các đội nhóm của chúng tôi và cho cả các tổ chức của chúng tôi.

Tôi thực sự phấn khích khi trở thành trung tâm của tất cả những điều này, dẫn dắt sự thay đổi này trong các tổ chức của chúng tôi”. Bà giải thích thêm.

Chúng tôi muốn có những thương hiệu mạnh hơn, hữu ích và phù hợp hơn với khách hàng của mình, để thúc đẩy sự sáng tạo, làm sâu sắc thêm mối quan hệ khách hàng, đóng góp cho cộng đồng mà chúng tôi phục vụ.

Tôi muốn coi đây là cơ hội để cộng đồng marketing khuếch đại những gì mà họ đã làm tốt, trở nên hữu ích và phù hợp hơn với cộng đồng mà họ phục vụ.

Chúng tôi đã thực hiện nhiều tương tác ‘ảo’ và kỹ thuật số (digital) hơn với khách hàng trong ba tháng qua so với ba năm qua.

Các quy trình vốn cần được thực hiện bởi cá nhân – chẳng hạn như ký vào một cái gì đó – giờ đây có thể được thực hiện trực tuyến, Bà nói. Chúng tôi biết rằng chúng tôi có thể thay đổi nhanh hơn nhiều và đó là điều chúng tôi muốn giữ.

Bà nói thêm: “Chúng tôi đã có thể mở rộng quy mô và khuếch đại mọi thứ theo cách mà trước đây chúng tôi chưa từng dám nghĩ điều đó là có thể”.

“Chúng tôi muốn đảm bảo chúng tôi có đủ nguồn lực và sự chuẩn bị trước khi bước ra khỏi đại dịch”.

Một phần lý do khiến CMO này tin rằng HSBC đã có thể thích nghi nhanh chóng là vì chương trình chuyển đổi kinh doanh của mình, trong ba năm qua đã chứng kiến ​​công ty chuyển sang các cách làm việc linh hoạt hơn.

Công ty đã đào tạo cho nhân viên hiểu cách thức làm việc theo hệ thống và bộ máy vận hành, vì vậy họ sẽ được kiểm tra và học hỏi nhiều hơn thay vì chỉ là việc thực hiện các cam kết thật lớn và sau đó ‘hy vọng’ nó xảy ra.

“Tôi không thể nghĩ rằng chúng tôi đã đi nhanh và hiệu quả như vậy nếu chúng tôi không có kinh nghiệm tái cấu trúc quy trình công việc và mô hình công việc trong 12 tháng qua đồng thời chuyển sang mô hình làm việc ‘nhanh’ hơn này”. Vị CMO cho biết.

Bởi vì chúng tôi đã có những điều này nên chúng tôi có thể nhanh chóng tập hợp các đội nhóm đa dạng toàn cầu với một mục tiêu chung và tiến tới một kết quả tích cực với tốc độ thực sự đáng kinh ngạc.

Bà Cutts cho biết HSBC cũng đã được hưởng lợi từ việc có một mô hình (framework) để đối phó với coronavirus. Bà gọi framework này là 3 chữ R – tượng trưng cho React – phản ứng, Respond – phản hồi và Rebuild – tái xây dựng.

Điều đó đã giúp công ty hiểu được mỗi thị trường trong từng giai đoan của đại dịch cũng như việc học hỏi từ những giai đoạn khác, những điều có thể xảy ra ở phía trước của chu kì.

Sau đó, chúng tôi đã có thể giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau với các nền tảng kỹ thuật số phù hợp, đồng thời cũng liên hệ với các đồng nghiệp khác để xem họ đang ở đâu trong 3 chữ R.

Điều đó đã giúp chúng tôi có cách tiếp cận đúng thời gian và việc học hỏi thực sự nhanh chóng thay vì phải làm lại hoặc làm trùng lặp công việc.

Đây là một mô hình giúp chúng tôi sắp xếp lại nội bộ và điều phối công việc của chúng tôi, thực hành tốt và nhanh nhất. Làm việc với đối tác của chúng tôi, giúp chúng tôi trực tiếp lựa chọn đầu tư.

Điều này khiến chúng tôi sẽ dễ dàng hơn khi giải thích về việc chúng tôi đã đầu tư vào đâu và làm thế nào chúng tôi đảm bảo rằng chúng tôi có đủ vốn vào đúng thời điểm. Chúng tôi muốn đảm bảo rằng chúng tôi có đủ mọi thứ khi chúng tôi vượt qua cuộc khủng hoảng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips