Skip to main content

Thẻ: Jollibee

Jollibee muốn bán cổ phần chuỗi cà phê Highlands Coffee

Nếu thương vụ diễn ra thành công, rất có thể Jollibee sẽ tiến tới niêm yết Highlands Coffee trên sàn chứng khoán.

Jollibee muốn bán cổ phần chuỗi cà phê Highlands Coffee
Jollibee muốn bán cổ phần chuỗi cà phê Highlands Coffee

Theo Reuters, Jollibee Foods Corp – một trong những thương hiệu F&B lớn nhất tại Philippines đang trong quá trình đàm phán bán cổ phần chuỗi cà phê lớn nhất Việt Nam là Highlands Coffee.

Jollibee dự kiến bán ra từ 10-15% lượng cổ phần mà tập đoàn này sở hữu tại Highlands Coffee, với định giá doanh nghiệp rơi vào khoảng 800 triệu USD.

Nguồn tin cho biết, nếu thương vụ diễn ra thành công, rất có thể Highlands Coffee sẽ tiến tới niêm yết trên sàn chứng khoán – cũng chính là điều mà Jollibee từng ấp ủ bấy lâu.

Highlands Coffee ban đầu thuộc sở hữu của Công ty Việt Thái Quốc tế do ông chủ Daivd Thái, một Việt kiều thành lập năm 2002.

Năm 2011, Jollibee thông qua công ty con là JSF đã chi 25 triệu USD mua lại 49% cổ phần của Việt Thái và 60% bộ phận kinh doanh tại Hồng Kông của Tập đoàn Việt Thái Quốc tế.

Sau này, Jollibee từng phát đi thông báo muốn IPO chuỗi Highlands Coffee trên sàn chứng khoán Việt Nam vào năm 2019, tuy nhiên đến nay kế hoạch vẫn chưa thể thực hiện được.

Với 500 cửa hàng trên toàn quốc, Highlands Coffee hiện là chuỗi cà phê đứng đầu thị trường Việt Nam xét cả về quy mô, lẫn doanh thu.

Năm ngoái, Công ty Dịch vụ cà phê Cao Nguyên (đơn vị vận hành Highlands Coffee tại Việt Nam) ghi nhận doanh thu hơn 1.700 tỷ đồng, giảm hơn 19% so với năm trước đó.

Đồng thời, công ty cũng báo lỗ 19 tỷ đồng trong năm 2019, cũng là lần đầu tiên Highlands Coffee ghi nhận lợi nhuận âm kể từ năm 2014.

Trước đó, doanh thu chuỗi Highlands Coffee giai đoạn 2019 – 2020 đã lập đỉnh, và duy trì ngưỡng doanh thu trên 2.000 tỷ đồng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Jollibee mở rộng thị trường toàn cầu khi lợi nhuận phục hồi về mức trước đại dịch

Jollibee Foods dự định đẩy nhanh hoạt động mở rộng thị trường toàn cầu trong năm nay sau khi kiếm được lợi nhuận 123 triệu USD vào năm 2021, gần bằng mức trước đại dịch.

Jollibee mở rộng thị trường

Ngày 10.2, Jollibee Foods – do tỉ phú Tony Tan Caktiong điều hành – cho biết sẽ đẩy nhanh việc mở rộng thị trường toàn cầu trong năm nay sau khi công ty khổng lồ thức ăn nhanh Philippines này báo cáo đạt được mức lợi nhuận gần bằng thời điểm trước đại dịch.

Nhờ doanh thu lớn tại Philippines và các thị trường quốc tế, đặc biệt là Bắc Mỹ, Jollibee đã báo cáo khoản lợi nhuận năm 6,3 tỉ peso (123 triệu USD) trong năm 2021, gần bằng mức 6,5 tỉ peso được báo cáo hồi năm 2019 ngay trước khi đại dịch COVID-19 tàn phá nền kinh tế toàn cầu.

Công ty cũng lội ngược dòng ngoạn mục từ khoản lỗ 12,8 tỉ peso năm 2020 khi lệnh phong tỏa được áp dụng nhằm hạn chế sự lây lan dịch bệnh buộc các nhà hàng đóng cửa.

“Chúng tôi kỳ vọng tiếp tục phục hồi hoạt động kinh doanh mạnh mẽ trong năm 2022, đặc biệt nếu Philippines dỡ bỏ tất cả các hạn chế dịch bệnh, cùng với chi tiêu của người tiêu dùng tăng lên trong năm bầu cử này,” CEO Ernest Tanmantiong của Jollibee cho biết.

Năm nay, Jollibee đầu tư 17,8 tỉ peso để mở 500 cửa hàng mới, mở rộng cơ sở hậu cần và tân trang các nhà hàng hiện có trên khắp thế giới, tăng hơn gấp đôi so với khoản đầu tư 7,8 tỉ peso của năm 2021 để mở 398 cửa hàng.

Các hoạt động mở rộng thị trường toàn cầu sẽ được đầu tư từ khoản tiền thu được từ hoạt động kinh doanh, các khoản vay ngân hàng cũng như các đợt phát hành trái phiếu và phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tiềm năng của công ty liên doanh kho hàng vào cuối năm nay.

“Sau năm 2022, triển vọng tăng trưởng kinh doanh của chúng tôi thậm chí còn tươi sáng hơn,” Tanmantiong nói.

“Chúng tôi đang mở rộng mạnh mẽ vào các lĩnh vực kinh doanh khác, đặc biệt là ở Bắc Mỹ, Trung Quốc, Đông Nam Á và châu Âu, trong khi kỳ vọng duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận vững mạnh ở Philippines.”

Jollibee đã và đang thực hiện các thương vụ mua lại để mở rộng kinh doanh trên thị trường thực phẩm và đồ uống.

Năm ngoái, công ty đã nắm quyền điều hành trong chuỗi cửa hàng dimsum Tim Ho Wan trên khắp châu Á và mua cổ phần của chuỗi trà sữa Milksha của Đài Loan và đầu tư vào nhượng quyền thương hiệu nhà hàng Nhật Bản Yoshinoya ở Philippines.

Từ một doanh nghiệp gia đình nhỏ bán kem được Tan Caktiong thành lập năm 1975, Jollibee hiện điều hành hơn 3.200 cửa hàng ở Philippines và hơn 2.700 cửa hàng ở nước ngoài — bao gồm các chuỗi Smashburger và Coffee Bean ở Mỹ.

Với giá trị tài sản ròng 2,7 tỉ USD, Tan Caktiong, 68 tuổi, được xếp hạng thứ 7 trong danh sách 50 người giàu nhất Philippines của Forbes châu Á được công bố hồi tháng 9. Ông cũng sở hữu cổ phần trong công ty phát triển bất động sản DoubleDragon Properties.

Hồi tháng 8.2021, Jollibee đã mua cổ phần CentralHub Industrial Centers của DoubleDragon sau khi đưa thêm vào sử dụng 16,4 ha bất động sản công nghiệp hiện đang có các cơ sở sản xuất thực phẩm.

CentralHub cho biết hồi tháng trước các đối tác đang tăng cường xây dựng nhà kho trên khắp Philippines để đáp ứng nhu cầu bùng nổ từ các công ty thương mại điện tử, trước khi IPO vào nửa cuối năm 2022. Đây sẽ là quỹ đầu tư bất động sản đầu tiên ở Philippines tập trung phát triển bất động sản logistic kho hàng.

“Chúng tôi sẽ sử dụng số tiền thu được từ đợt IPO cuối cùng của CentralHub để đầu tư các cửa hàng và các cơ sở sản xuất thực phẩm mới và sau đó chúng tôi sẽ sử dụng để tái đầu tư và tăng cổ phần vào quỹ đầu tư bất động sản,” Tan Caktiong cho biết khi Jollibee đầu tư lần đầu vào CentralHub hồi tháng 8. “Về cơ bản, quỹ đầu tư bất động sản sẽ giúp đầu tư liên tục để mở rộng thị trường trong tương lai.”

Biên dịch: Gia Nhi

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Forbes

Tài sản của ông chủ Jollibee giảm gần 40% vì đại dịch

Lượng khách đến các cửa hàng giảm mạnh vì Covid-19 khiến cổ phiếu của Jollibee mất hơn 40% giá trị, đẩy tài sản của nhà sáng lập Tony Tan Caktiong xuống còn 1,9 tỷ USD. 

Tỷ phú đồ ăn nhanh Tony Tan Caktiong chứng kiến khối tài sản giảm mạnh trong năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Dù 90% các nhà hàng Jollibe của ông đã mở cửa trở lại vào cuối tháng 6, hầu hết các đơn hàng là mua mang đi hoặc giao tận nơi.

Việc hạn chế ăn uống tại các nhà hàng khiến doanh thu của Jollibee giảm gần một nửa, trong khi cổ phiếu cũng mất hơn 40% giá trị. Ông Tony Tan Caktiong hiện sở hữu tài sản 1,9 tỷ USD, giảm 37% so với năm ngoái.

Năm 2018, vị tỷ phú này từng chia sẻ rằng ông muốn xây dựng Jollibee thành công ty thực phẩm lớn nhất thế giới. Doanh nghiệp của Tony Tan đang điều hành hơn 3.300 cửa hàng ở Philippines và hơn 2.400 cửa hàng ở các quốc gia khác – bao gồm chuỗi Smashburger và Coffee Bean & Tea Leaf – thương hiệu phải đóng cửa 70 địa điểm ở nước ngoài.

Thị trường quê nhà của Jollibee cũng khốn đốn vì đại dịch Covid-19. “Lệnh phong tỏa ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh tại Philippines khi phần lớn doanh thu của công ty đến từ việc phục vụ trực tiếp tại nhà hàng”, nhà phân tích Renzo Candano của DBP-Daiwa Capital Markets tại Manila nhận định.

Ngân hàng Quốc gia Philippines dự báo Jollibee có thể lỗ 159 triệu USD trong năm nay. Công ty từ chối bình luận về điều này. Để vượt qua thách thức, chuỗi đồ ăn nhanh hy vọng sẽ mở rộng mô hình “nhà bếp trên mây” với cửa hàng đầu tiên được mở tại UAE vào tháng 3.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Chuỗi thức ăn nhanh Jollibee của Philippines đánh bại McDonald’s như thế nào

McDonald’s, biểu tượng ngành công nghiệp fast food toàn cầu, mất gần 40 năm vẫn không thể giành vị trí số một tại Philippines từ công ty của tỷ phú Tony Tan Caktiong – Jollibee.

Tỷ phú Tony Tan Caktiong – người sáng lập Jollibee, thương hiệu thức ăn nhanh hàng đầu Philippines – hiện nắm giữ khối tài sản 1,8 tỷ USD. Theo South China Morning Post, có hai thứ đã dẫn lối cho chủ tịch Jollibee trên con đường thành công. Đó là kinh nghiệm và vị giác của ông. Ảnh: Jollibee.

Caktiong xuất thân trong một gia đình nghèo ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Ông là con thứ 3 trong gia đình 7 anh em.

Cha của ông là người phục vụ bếp trong một nhà hàng, đồng thời cũng là đầu bếp tại một tu viện Phật giáo ở Manila. Nhờ những kiến thức về nấu nướng, gia đình ông mở một nhà hàng ở Davao, một thành phố ở miền nam Philippines

Tỷ phú Caktiong sở hữu một khả năng trời phú trong việc đánh giá các món ăn từ khi còn bé. Năm 2013, ông kể với phóng viên của Forbes: “Mẹ của tôi nói rằng tôi là đứa khó nuôi nhất trong nhà vì tôi là đứa trẻ khó tính trong việc ăn uống trong khi các anh em của tôi lại sẵn sàng ăn bất cứ thứ gì”. Ảnh: CNBC.

Tỷ phú 67 tuổi muốn nối nghiệp cha sau khi tốt nghiệp khoa kỹ thuật dân dụng tại Đại học Santo Tomas. Nhưng một bước ngoặt đã làm thay đổi sự nghiệp của ông. Năm 1975, khi 22 tuổi, ông ghé thăm một nhà máy kem và quyết định bỏ ra 7.000 USD để mua nhượng quyền kinh doanh thương hiệu kem Magnolia Ice Cream. Ông mở 2 cửa hàng kem ở thủ đô Manila, một ở Cubao và một tại Quiapo

Đến cuối thập niên 1970, nhà sáng lập Jollibee và vợ Grace quyết định chuyển hướng kinh doanh từ kem sang hamburger. Họ đi tìm và dùng thử tất cả các loại burger được bày bán tại Manila để nắm bắt được khẩu vị chung của thị trường ở thời điểm ấy. Theo Nikkei Asia Review, chủ tịch Jollibee vẫn tiếp tục thử nghiệm này ở thời điểm hiện tại, nhưng trên phạm vi toàn cầu.

Cửa hàng đầu tiên của Jollibee được mở vào năm 1978, và đến nay vẫn đang ở vị trí số 1 thị trường thức ăn nhanh tại Philippines.

Jollibee khi đó phục vụ loại hamburger mới có tên Yumburger. Món ăn này sau đó cực kỳ đắt hàng. Và điều này đã thúc đẩy vợ chồng Caktiong tiếp tục đưa vào tthực đơn của Jollibee những món mới như gà rán, spaghetti và các món ăn bản địa của người Phillipines.

Tỷ phú 67 tuổi từng nói với những cộng sự của mình rằng ông khát khao tạo ra một công ty thực phẩm lớn nhất thế giới. “Đó là khi chúng tôi mới chỉ có 5 cửa hàng và vài người đã cười khi nghe thấy nó, nhưng tôi chưa bao giờ đùa cả”.

Nhà sáng lập Jollibee đối mặt với thử thách khó khăn khi McDonald’s xâm nhập thị trường Philippines vào năm 1981. Nhưng sau gần 40 năm ngụp lặn tại Philippines, gã khổng lồ fast food thế giới vẫn không thể nắm được vị thế số một. “Tôi hiểu rõ vị giác của người bản địa, spaghetti cần ngọt hơn bình thường, gà phải giòn tan trong từng miếng cắn”, Caktiong nói.

Chú ong đỏ – biểu tượng của Jollibee – ngày nay được Caktiong giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1980Nhiều năm về trước, khi được hỏi tại sao lại chọn chú ong làm biểu tượng của Jollibee, doanh nhân Caktiong nói rằng con vật này đại diện cho những tính cách đặc trưng của người Philippines: chăm chỉ, lạc quan và vui vẻ.

Giá trị tài sản ròng của Caktiong hiện nay ước tính khoảng 1,8 tỷ USD. Và Jollibee chỉ là một trong những chuỗi thực phẩm mà ông sở hữu. Red Ribbon, Chowking, Greenwich Pizza, Manong Pepe’s và Mang Inasal là hàng loạt thương hiệu nổi tiếng khác hoạt động dưới sự quản lý của ông.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via Zing