Skip to main content

Thẻ: lưu lượng truy cập

Google: Traffic thấp không có nghĩa là chất lượng thấp

Dưới đây là những giải pháp mà Google khuyên chủ các website nên làm đối với các trang web có ít hoặc không có lưu lượng tìm kiếm.

Liên quan đến câu hỏi mà rất nhiều chủ website cũng như người làm marketing quan tâm là phải làm gì với các trang (pages) có lưu lượng truy cập thấp do những hạn chế về khả năng hiển thị trong các công cụ tìm kiếm.

Chuyên gia từ Google thừa nhận rằng chất lượng cũng có thể ảnh hưởng nhưng cũng lưu ý rằng bản thân lượng truy cập thấp không có nghĩa là các trang có chất lượng thấp.

Bạn nên làm gì với các trang (webpages) có chất lượng thấp?

Những người đặt câu hỏi đang lo ngại về hàng trăm nghìn trang web (webpages) được lập chỉ mục nhưng có khả năng hiển thị tìm kiếm rất thấp.

Google thông báo rằng có lẽ các trang đó thiếu yếu tố thẩm quyền (DA) và đề xuất rằng chủ các website có thể hủy lập chỉ mục các trang đó hoặc chuẩn hóa lại chúng vì chúng cũng có thể ảnh hưởng đến điểm chất lượng của website.

Google không có điểm chất lượng cho các tìm kiếm tự nhiên.

Nhiều người làm marketing hay SEO đang thảo luận về chất lượng của website. Các trang web, nhóm trang web và toàn bộ website có thể được đánh giá là có chất lượng thấp.

Nhưng Google lưu ý rằng họ không có “điểm chất lượng” (quality score) cho các kết quả tìm kiếm tự nhiên.

Theo Google:

“Theo nghĩa này, chúng tôi không thực sự có điểm chất lượng cho các tìm kiếm tự nhiên.

Nếu có thì nó chỉ là thứ đến từ phía các quảng cáo.”

Nên làm gì với các trang web có chất lượng thấp.

Theo chuyên gia từ Google:

“Tôi nghĩ có rất nhiều điều cần phải suy nghĩ ở đây. Bạn có thể cân nhắc các hoạt động như xóa các trang đó, cải thiện các trang đó hay kết hợp các loại trang đó lại với nhau. Bạn có thể làm bất cứ điều gì nếu các trang đó có chất lượng thấp.”

Traffic thấp không phải là một dấu hiệu của chất lượng thấp.

Theo Google, khả năng hiển thị tìm kiếm thấp không phải là một dấu hiệu của các trang web có chất lượng thấp.

“Nếu đây là những trang có xu hướng không nhận được nhiều lưu lượng truy cập nhưng chúng thực sự hữu ích thì Google không xem chúng là có chất lượng thấp. Đó là một điều bạn cần ghi nhớ.

Trên một số website, các trang có lưu lượng truy cập thấp thường gần giống với việc có chất lượng thấp, nhưng không nhất thiết phải như vậy.

Trên các website khác, mặc dù có một số trang có lượng truy cập thấp nhưng chúng lại rất hữu ích với một số nhóm đối tượng nhỏ nào đó.

Vì vậy, chúng nhận được lượng hiển thị thấp hơn trên các công cụ tìm kiếm.

Theo quan điểm của chúng tôi, những website đó vẫn hữu ích và chất lượng vẫn cao.

Bạn không nên xóa nó đi chỉ vì nó không thu hút được lưu lượng truy cập.”

Cách sửa các trang có chất lượng thấp.

Liên quan đến điều này, Google nói rằng bạn nên cải thiện chất lượng các trang của mình, đó có thể là nội dung, thời gian tải trang, tối ưu các thẻ, cải thiện UI, UX…

Trong trường hợp nếu bạn muốn sửa cùng lúc hàng ngàn thậm chí hàng chục ngàn trang, bạn có thể chọn loại bỏ các trang hoặc kết hợp chúng lại với nhau.

Điều bạn cần lưu ý khi sử dụng trang chuẩn để kết hợp các trang lại với nhau là Google chỉ tính đến trang chuẩn khi đó mà không quan tâm đến những trang còn lại.

Nhận diện các vấn đề về chất lượng và traffic.

Ở đây có 2 vấn đề, một là về chất lượng nội dung và hai là về lưu lượng tìm kiếm (traffic).

Nếu bạn tách vấn đề chất lượng ra khỏi mối quan tâm về việc các trang thiếu lưu lượng truy cập tìm kiếm, thì câu trả lời cho câu hỏi nên làm gì với các trang đó sẽ trở nên rõ ràng hơn nhiều.

Khi này, Google đề xuất rằng bạn có thể kết hợp các trang để tạo ra các trang mới mạnh hơn trong số hàng trăm trang yếu hơn, nếu bản thân nội dung đó là hữu ích.

Nhưng tất nhiên, bạn cũng có thể viết lại nội dung đó để làm cho nội dung đó trở nên hữu ích hơn, loại bỏ hoặc chuyển hướng nội dung (redirect) cũ đó đến một trang có chủ đề tương tự nhưng chất lượng tốt hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Cách hoạch định SEO Content có thể tăng thứ hạng cho từ khoá

Tìm hiểu cách xác định các chỉ số cho mục tiêu của nội dung, thực hiện nghiên cứu từ khóa nhằm thúc đẩy giá trị SEO và xây dựng lịch nội dung của bạn.

Nội dung đã là vua trong một thời gian khá dài, nhưng chỉ vì bạn đã viết một cái gì đó không có nghĩa là nó sẽ có thể thúc đẩy lưu lượng truy cập (traffic) đủ điều kiện đến website của bạn.

Trên thực tế, nó thậm chí không đảm bảo rằng nội dung của bạn sẽ hiển thị trong kết quả tìm kiếm: 90% nội dung trên website không nhận được lưu lượng truy cập từ Google, theo dữ liệu năm 2020 từ Tim Soulo của Ahrefs.

Chìa khóa để bạn có được nội dung hiệu quả đó là lập kế hoạch. Vậy, làm thế nào để bạn lập kế hoạch cho những nội dung SEO (SEO Content) có thể giúp bạn xếp hạng?

Aja Frost, trưởng bộ phận SEO tại HubSpot sẽ chia sẻ về điều này dưới đây.

Cách xác định các chỉ số đo lường cho mục tiêu của nội dung của bạn.

Bước 1. Tìm ra điều gì sẽ khiến sếp hoặc khách hàng của bạn thực sự mong muốn. Đó có thể không phải là lưu lượng truy cập, mà là thứ gì đó chẳng hạn như khách hàng tiềm năng, cuộc hẹn, lượt mua hàng — đó phải là mục tiêu cuối cùng của bạn.

Các mục tiêu về lưu lượng truy cập sẽ dẫn chúng ta đến các mục tiêu cuối cùng đó.

Đó là lý do tại sao chúng ta có thể bắt đầu với các mục tiêu nhu cầu và chuyển những mục tiêu đó vào mục tiêu lưu lượng truy cập bằng cách chia nó cho tỷ lệ chuyển đổi lịch sử hoặc dự kiến của bạn.

Mục tiêu nhu cầu (demand goals) ÷ tỷ lệ chuyển đổi lịch sử (hoặc kỳ vọng) = mục tiêu lưu lượng truy cập (traffic goals).

Sau khi có được mục tiêu về lưu lượng truy cập của mình, bạn sẽ cần phải ước tính tỉ lệ chuyển đổi kỳ vọng và dưới đây là cách để bạn xác định điều đó.

Xem xét các nhu cầu thực sự của bạn từ 12 đến 24 tháng qua… và sau đó so sánh chúng với lưu lượng truy cập thực tế của bạn trong cùng một khoảng thời gian.

Lấy tổng chỉ số nhu cầu mà bạn lựa chọn (Leads) chia cho lưu lượng truy cập không phải trả phí (organic traffic) của bạn, bạn sẽ có chỉ số CVR (tỉ lệ chuyển đổi) của mình.

CVR = Leads / Organic Traffic.

Nếu bạn không có dữ liệu này, bạn có thể sẽ phải sáng tạo hoặc tìm ra tỷ lệ chuyển đổi trung bình có thể so sánh được.

Ví dụ: nếu bạn đang xây dựng cho một sản phẩm hoặc dịch vụ mới, bạn có thể sử dụng chỉ số CVR có thể so sánh được từ các tài sản khác mà bạn đang có (ví dụ như blog hoặc các nền tảng mạng xã hội, v.v.).

Bước 2. Tiếp theo, bạn cần tìm ra nhu cầu bạn muốn thúc đẩy trong 12 tháng tới và chia chúng cho CVR lịch sử hoặc dự kiến của bạn. Từ đây bạn có các mục tiêu về lưu lượng truy cập của mình.

Bước 3. Sau đó, bạn cần xác định lượng tìm kiếm hàng tháng mà bạn phải nhắm mục tiêu để tạo nên sự khác biệt giữa các dự đoán của bạn và nội dung của bạn sẽ phát triển như thế nào nếu bạn không làm gì thêm cả.

Bạn có thể phân tích CTR và ước tính theo SERP (vị trí trên trang kết quả tìm kiếm) vị trí 1-3, 4-6, 7-9 và vị trí thứ 10 trên trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm.

MSV = Demand Traffic / CTR.

Cách nghiên cứu từ khoá dựa trên chân dung khách hàng.

Đầu tiên, hãy xây dựng hoặc tinh chỉnh chân dung khách hàng của bạn.

Bạn càng hiểu sâu sắc về khách hàng mục tiêu của mình và hiểu biết càng chi tiết thì danh sách các từ khóa gốc của bạn sẽ càng toàn diện và chính xác hơn. Tất cả các từ khóa mục tiêu của bạn trong quá trình nghiên cứu đều bắt nguồn từ những thuộc tính này.

Một số câu hỏi cơ bản về chân dung khách hàng mà bạn cần trả lời bao gồm ngành của họ là gì, bộ phận của họ lớn như thế nào trong công ty của họ và những công cụ nào họ cần để thực hiện công việc của mình.

Ví dụ, nếu bạn phát hiện ra rằng khách hàng mục tiêu của bạn làm việc trong ngành khách sạn với một nhóm gồm hai người và một công ty gồm 24 người và họ thường sử dụng các công cụ để đặt phòng khách sạn, bạn sẽ biết rằng “phần mềm quản lý khách sạn” là một từ khóa ưu tiên hàng đầu.

Từ đó, phát triển danh sách các từ khóa gốc của bạn và mở rộng nó ra thành các từ khóa đuôi ngắn (short tail keywords) và đuôi dài (long tail keywords) có liên quan.

Bạn có thể sử dụng các công cụ phổ biến Ahrefs, Moz, Semrush…để thực hiện quá trình nghiên cứu và phân tích này.

Sau đó, bạn nên lọc, phân loại và nhóm các từ khóa của bạn lại với nhau để bạn có thể tạo ra những nội dung có liên quan một cách hiệu quả.

Khi bạn đã có danh sách các từ khóa gốc, hãy tải chúng lên công cụ phân tích từ khoá (Google Keyword Planner) bạn chọn và tải xuống các đề xuất tìm kiếm (nếu có).

Tiếp đến, bạn cần phân loại các truy vấn tìm kiếm theo mục đích như: thông tin, giao dịch và điều hướng.

Các truy vấn thông tin chứa các từ như ai, cái gì, ở đâu, khi nào, tại sao, các truy vấn giao dịch chứa các câu hỏi liên quan đến giá cả, chi phí và khuyến mại, đồng thời các truy vấn điều hướng dành riêng cho các thương hiệu hoặc sản phẩm mà bạn đang nghiên cứu.

Xây dựng lịch trình nội dung của bạn.

Bạn có thể sử dụng bất cứ công cụ nào như Trello, Asana, Monday hay chỉ là Google Sheets và thêm những thứ sau vào công cụ đó của mình:

  • Những thông tin cơ bản: Như từ khóa mục tiêu, đề xuất URL, tiêu đề và hơn thế nữa.
  • Cơ hội liên kết nội bộ: liên kết đến sản phẩm, ưu đãi hoặc trang đăng ký.
  • Độ khó: Trung bình về độ khó của các từ khóa mục tiêu nhân với điểm chất lượng nội dung của đối thủ cạnh tranh.
  • Lưu lượng truy cập mong đợi (demand traffic): Nhân khối lượng tìm kiếm với CTR của vị trí mong đợi của bạn.
  • Lợi thế cạnh tranh: Thứ gì đó sẽ làm nội dung của bạn trở nên khác biệt (dữ liệu gốc, quan điểm mới, giá cả.v.v.).

Bạn cũng có thể nhóm các từ khóa theo chủ đề (trái ngược với chân dung khách hàng) và tổng hợp lượng tìm kiếm bạn đang nhắm mục tiêu cho mỗi chủ đề.

Cuối cùng, bạn bắt đầu viết nội dung của mình dựa trên các mục tiêu và điểm dữ liệu này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen