Skip to main content

Thẻ: media

Dentsu bổ nhiệm CEO mảng Media khu vực Châu Á – Thái Bình Dương mới

Theo đó, Bà Prerna Mehrotra sẽ được bổ nhiệm vào vị trí mới này. Bà sẽ chịu trách nhiệm định hướng chiến lược truyền thông toàn cầu của mạng lưới và phân phối trong khu vực, ngoài vai trò Giám đốc điều hành của tập đoàn truyền thông này tại Singapore.

Dentsu International APAC đã bổ nhiệm Bà Prerna Mehrotra vào vai trò Giám đốc điều hành truyền thông của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC).

Với vai trò mới, Bà sẽ báo cáo cho Ashish Bhasin, Giám đốc điều hành của Dentsu APAC, và Peter Huijboom, Giám đốc điều hành toàn cầu về truyền thông và khách hàng.

Điều này đánh dấu lần thăng chức thứ hai của Bà Mehrotra trong một năm, kể từ lần thăng chức đầu tiên vào 12 tháng trước với vị trí giám sát mảng kinh doanh truyền thông sau sự ra đi của Audrey Kwah, cựu thành viên nhóm điều hành và giám đốc điều hành của tập đoàn truyền thông Dentsu tại APAC.

“Vai trò mới của Mehrotra ngoài trách nhiệm hiện tại của cô là giám đốc điều hành của tập đoàn truyền thông này tại Singapore.

Prerna Mehrotra

Mehrotra sẽ còn chịu trách nhiệm thúc đẩy chiến lược truyền thông toàn cầu và phân phối của Dentsu tại APAC, đồng thời phát triển danh mục các công cụ và khả năng để tối đa hóa hiệu quả, mức độ liên quan và hiệu suất truyền thông của khách hàng”, phía Tập đoàn Dentsu cho biết.

Mehrotra đã từng giám sát các thương hiệu như iProspect, Carat, Vizeum, Amplifi, Amnet và Posterscope, được tái cấu trúc hai năm trước để loại bỏ hầu hết các vai trò CEO của APAC để chuyển sang một tập đoàn truyền thông do Singapore dẫn dắt.

Sự thăng tiến của Bà cũng đánh dấu phong trào thay thế lãnh đạo liên tục tại đơn vị truyền thông APAC của Dentsu. Sau đợt tái cơ cấu vào tháng 1 năm 2019, cựu Giám đốc điều hành Carat APAC, Jonathan Chadwick, ban đầu được mời làm việc với sự hỗ trợ từ Phil Adrien của Dentsu X, nhưng cũng đã rời đi chỉ ba tháng sau đó.

Quan điểm của Mehrotra về việc tích hợp trong danh mục truyền thông rất phù hợp với chúng tôi và sự nhạy bén của cô ấy trong hơn 20 năm qua cũng đã làm cho cô ấy thực sự khác biệt với những người còn lại,” một thông cáo từ Dentsu cho biết.

Bà Mehrotra cho biết: “Bối cảnh truyền thông trong khu vực đang trở nên phức tạp hơn bao giờ hết và nhu cầu của người tiêu dùng về những gì các thương hiệu sản xuất và cách họ hành xử cũng đã thay đổi nhanh chóng”.

“Tôi rất vui khi được làm việc với những tài năng hàng đầu từ khắp các thị trường của chúng tôi để tạo ra cơ hội phát triển và giá trị lâu dài cho khách hàng của chúng tôi”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Kịch bản nào cho ngành truyền thông 2020?

Trong thời gian tới, những người làm trong ngành truyền thông sẽ phải lưu ý đến các xu thế truyền thông chính trên thế giới để từ đó không ngừng thay đổi và phát huy tối đa vai trò của mình.

Các chuyên gia truyền thông hàng đầu trên thế giới vẫn tranh cãi về kịch bản cho các hoạt động truyền thông năm 2020. Gần đây Tập đoàn Cision (NYSE: CISN) tại Mỹ đã cung cấp một bản báo cáo tóm lược năm xu thế chính của truyền thông trong năm nay.

Thứ nhất, không thể phủ nhận rằng ranh giới giữa các hoạt động tiếp thị và truyền thông đang ngày một phai mờ.

Trên thực tế, mục tiêu của các hoạt động tiếp thị là kích thích nhu cầu, bán hàng tăng doanh số. Mục tiêu của hoạt động truyền thông là tạo được tính nhận biết, gây dựng niềm yêu thích, tin tưởng và trung thành với nhãn hàng.

Nhiều công ty truyền thông hiện nay phần nhiều có xu hướng tuyển dụng nhân sự từ những đối tượng thiên về làm nội dung quảng cáo và sáng tạo.

Việc nhận biết được thực hiện tốt nhưng không dẫn tới hành vi mua hàng thì cũng giống như biết đến một thương hiệu cà phê ngon nhưng chẳng bao giờ ghé thăm cửa hàng.

Ngược lại, có nhu cầu tiêu dùng nhưng không nhận thức được thương hiệu sản phẩm tin tưởng yêu thích thì cũng giống với việc vào cửa hàng tiện lợi mà không biết sản phẩm nào trên kệ.

Chính vì vậy việc nhận biết một nhãn hiệu sản phẩm, tin tưởng với chất lượng sản phẩm đó, mua và giới thiệu cho người khác là một quá trình không thể tách rời giữa các hoạt động tiếp thị và truyền thông.

Theo báo cáo về truyền thông toàn cầu của USC Annenberg năm 2019, có đến 51% chuyên gia truyền thông cho rằng, sự giao thoa giữa tiếp thị và truyền thông còn diễn ra mạnh mẽ hơn nữa trong vòng 5 năm tới.

Chính sự giao thoa này sẽ làm cho các tổ chức, doanh nghiệp và các công ty cung cấp dịch vụ truyền thông quảng cáo (agency) phải không ngừng thay đổi.

Ngay cả khi đó, các “thượng đế tiêu dùng” tại mỗi điểm chạm sẽ không thể phân định rạch ròi những thông tin hay hoạt động của doanh nghiệp là hoạt động bán hàng hay nhằm mục đích truyền tải một thông điệp nào đó.

Đặc biệt là khi câu chuyện xây dựng nội dung đang ngày càng lên ngôi. Đó cũng là môt thực tế mà nhiều công ty truyền thông hiện nay phần nhiều có xu hướng tuyển dụng nhân sự từ những đối tượng thiên về làm nội dung quảng cáo và sáng tạo.

ngành truyền thông

Coca-Cola là một ví dụ cho việc áp dụng mô hình IMC cho các chiến dịch quảng cáo của mình.

Mặt khác, việc áp dụng mô hình IMC (truyền thông marketing tích hợp) càng cho thấy vai trò liên quan mật thiết giữa truyền thông và tiếp thị. Có thể thấy những năm qua, mô hình này đã khá phổ biến và có những tác động nhất định về việc chuyển giao một thông điệp rõ ràng, nhất quán, thuyết phục nhằm mục đích có ảnh hưởng trực tiếp lên hành vi người tiêu dùng (tiến tới hành vi mua hàng).

Chính sự hoạch định truyền thông tiếp thị này cho phép đánh giá vai trò chiến lược của nhiều thành phần khác nhau trong mắt xích truyền thông như quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng, tiếp thị trực tiếp… Sự phối hợp có tính chiến lược của các hoạt động truyền thông và tiếp thị ngày càng tỏ ra có giá trị thay vì để chúng hoạt động đơn lẻ, và tự động.

Thứ hai, truyền thông và tiếp thị đều có sự thay đổi lớn trong công cuộc cách mạng số, dẫn đến những động thái thay đổi lớn từ phía doanh nghiệp hay tổ chức.

Khái niệm chức danh Chief Marketing Officer (CMO – giám đốc tiếp thị) dần được các tập đoàn lớn thay thế bằng khái niệm Chief Growth Officer (CGO – giám đốc phát triển) hay Customer/Chief Experience Officer (CXO – giám đốc trải nghiệm).

Điều đó cho thấy vai trò và nhiệm vụ công tác của một giám đốc tiếp thị sẽ rộng hơn, bao gồm nhiều yếu tố hơn và yếu tố tối thượng quan trọng là tạo nên sự tăng trưởng cho doanh nghiệp.

Có thể nói nếu như tổ chức có thể tuyển dụng được một vị trí CGO phù hợp thì vị trí đó cũng được coi là vị trí “CEO” thứ hai trong tổ chức.

Có lẽ vì thế mà các tập đoàn lớn hàng đầu thế giới như Coca-Cola hay Johnson & Johnson đã là những đơn vị đi tiên phong trong việc tái cấu trúc lại nhân sự theo hướng chuyển dịch này. Xu hướng này chắc chắn sẽ còn tiếp diễn trong năm nay và nhiều năm tới.

Thứ ba, theo khảo sát của Gartner về ngân sách chi dùng tiếp thị năm 2019, có tới 76% nhà tiếp thị hàng đầu cho biết cần số liệu và công cụ đo lường cụ thể để đưa ra các quyết định chính xác.

Giờ đây với sự hỗ trợ của kỹ thuật số, các công cụ đo lường cho các hoạt động truyền thông và tiếp thị khá rõ ràng, cho thấy việc đo lường đánh giá sau khi thực hiện mỗi chiến dịch có hiệu quả hay không, cần điều chỉnh điều gì và mức độ ảnh hưởng tới đâu.

Khi được hỏi, 28% trong số 1.563 chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông tại Mỹ được khảo sát cho biết, họ cần giải pháp để truy xuất các kết quả đo lường.

Thứ tư, sự lên ngôi của mạng xã hội đã ảnh hưởng rất lớn đên các hoạt động báo chí truyền thống. Nhiều tòa soạn phải cắt giảm nhân sự, vấn nạn tin giả ngày càng nghiêm trọng.

Điều đó dẫn đến vấn đề mối quan hệ giữa truyền thông và báo chí lung lay. Bên cạnh đó, những người có tầm ảnh hưởng (KOL/ Influencer) cũng góp phần cho bức tranh chung về truyền thông đại chúng này thêm phần hỗn loạn. Vấn đề đạo đức trong việc thực hiện các hoạt động truyền thông cũng được đưa ra.

Theo một báo cáo của Business Insider, ngân sách dùng cho việc tiếp thị thông qua những người có tầm ảnh hưởng sẽ còn tiếp tục tăng cao, kỳ vọng đạt 15 tỷ USD vào năm 2022.

Bên cạnh đó, khảo sát của USC Annenberg năm 2019 cho thấy, 38% tổng giám đốc tại Mỹ tin rằng cách thức truyền thông hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp của họ là thông qua những đối tượng có tầm ảnh hưởng, kế sau mới đến kênh truyền thông chính thống của chính doanh nghiệp (36%), truyền thông qua kênh báo chí truyền thống (14%) và truyền thông trả tiền (12%).

Cuối cùng, một điều rất dễ nhận thấy đối với những người làm nghề truyền thông trong giai đoạn hiện này là tính thích ứng.

Nếu không thể thích ứng với những thay đổi trong công cuộc chuyển đổi số người đó sẽ thất bại. Do vậy, nếu chỉ cho rằng những nhà tiếp thị mới là những người làm việc với các con số, báo cáo hay cần công cụ để đo lường là hoàn toàn phiến diện.

Những người làm truyền thông hiện nay cũng cần trang bị cho mình những kỹ năng tiếp thị. Họ cần làm việc với các con số và hiểu các số liệu đó như SEO, Google Analytics, CRM hay phần mềm CMS…

Tuy nhiên, dù ở bất cứ giai đoạn nào, không bao giờ quên rằng nền tảng cho các hoạt động truyền thông là câu chuyện dùng nghệ thuật để kể câu chuyện đó bằng tính sáng tạo, sự hài hòa và phù hợp.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh – MarketingTrips

Tổng hợp các Agency nổi tiếng tại Việt Nam

Nếu bạn đang làm việc lĩnh vực Marketing thì một trong những yếu tố cơ bản mà bạn không thể bỏ qua đó là nắm rõ sơ đồ các Agency nổi tiếng tại Việt Nam. Việc cập nhật thường xuyên các Agency lớn và uy tín có thể giúp những người làm truyền thông dễ dàng tìm kiếm các đối tác phù hợp và mang lại giá trị cao.

các Agency nổi tiếng tại việt nam
Tổng hợp các Agency nổi tiếng tại việt nam

Trong khi tại Việt Nam có rất nhiều các Agency khác nhau trong nhiều lĩnh vực khác nhau như SEO, Digital Marketing, Marketing, Advertising, Social Media, Content…Dưới đây là một số các Agency nổi tiếng nhất.

  • Đăng ký trở thành thành viên của MarketingTrips Agency Neworks tại: Agency Networks

1. Nhóm các Agency lớn và nổi tiếng tại Việt Nam.

1.1  WPP Group.

WPP Group có thể nói đại diện lớn nhất giữa các nhóm agency quốc tế tại Việt Nam.

Với 23 văn phòng tại HCM nói riêng, nhóm WPP đã bao phủ hầu như toàn bộ. Tuy nhiên, theo được biết họ không sở hữu 100% các agency.

Rất nhiều các agency dưới đây không phải là Digital Agency nhưng từ khi nó thuộc về WPP, nó cũng nhận được nhiều sự giới thiệu hơn.

Dưới đây là các website của WPP:

  • Asatsu – DK
  • Bates
  • G2
  • Grey
  • GroupM
  • JWT
  • Kantar Media
  • Kantar Worldpanel
  • Maxus
  • MEC
  • MediaCom
  • Millward Brown Vietnam
  • Mindshare
  • Ogilvy & Mather
  • Ogilvy Public Relations
  • OgilvyAction
  • OgilvyOne Worldwide (Who Digital team)
  • TNS
  • TNS Media
  • Who Digital
  • Wunderman
  • Xaxis
  • Y&R

6 Văn phòng tại HN

  • JWT-G
  • Landor Associates
  • Ogilvy & Mather
  • Ogilvy Public Relations
  • Smart Media
  • TNS

Trong lĩnh vực Digital Marketing, cơ bản là có 2 agency lớn. OgilvyOne (Tiền thân là Who Digital team) và GroupM có khả năng khá tốt về Digital in-house.

Trong khi GroupM hầu hết là làm truyền thông, giới hạn về marketing trên công cụ tìm kiếm, OgilvyOne tập trung làm chiến lược sản phẩm và truyền thông mạng xã hội (Social Media).

Y&R và Wumderman là 2 đơn vị thực hiện làm marketing cho Coca Cola và Nokia.

1.2. Omnicom Group

Trước năm 2013, Ommicom không phải là agency nổi tiếng tại Việt Nam. Tuy nhiên dường như bắt đầu từ năm nay -2013, Việt Nam đã nhận được nhiều hơn sự quan tâm từ Omnicom. Nhóm truyền thông trực tuyến có thêm nhiều chuyên gia so với năm ngoái.

  • Focus Asia
  • OMD Vietnam
  • XPR-Campaigns Group
  • PHD Vietnam (TNHH quảng cáo Phương Cách (Method Advertising)
  • BBDO
  • DDB
  • TBWA: Biz\Tequila, Focus, TBWA\Vietnam, Viral
  • OMG

1.3 Publicis Group

Có 5 văn phòng tại Việt Nam, tất cả ở Hồ Chí Minh theo như thông tin trên website.

  • ZenithOptimedia Vietnam
  • Starcom MediaVest Vietnam
  • Publicis Vietnam
  • Saatchi & Saatchi Vietnam
  • Leo Burnett Worldwide
  • Vivaki Vietnam
  • Performics

Performics vốn không phải một team lớn, họ nắm một vài khách hàng lớn tại Việt Nam và khả năng của họ trong marketing trên công cụ tìm kiếm khá tốt.

Họ là một trong số một vài agency lớn tại Việt Nam sử dụng nguồn lực bên ngoài. Họ thuê ngoài các dịch vụ về Social Media và các công việc khác cho các agency.

1.4 Interpublic

  • Draftfcb.
  • initiative: media services, communication planning.
  • Lowe + Partners: Advertising, CRM/Direct (Lowe thuê ngoài phần lớn các dịch vụ trực tuyến, và họ chỉ đóng vai trò làm đơn vị quản lý thương hiệu và quản lý các dự án)
  • UM – media services, communication planning.

1.5 Havas

  • MPG Vietnam

1.6 Aegis

Toàn cầu, Aegis có 5 chi nhánh trực thuộc công ty có tên như sau:

  • Carat
  • iProspect
  • Isobar
  • Posterscope
  • Vizeum

1.7 Dentsu

Dentsu bao gồm Dentsu Alpa, Dentsu Media, và Dentsu Việt Nam. Theo một số nguồn tin, Dentsu gom tất cả các chuyên gia về Digital từ 3 công ty trên về thành một bộ phận không lâu trước đây.

Tuy nhiên họ vẫn đang thuê ngoài phần lớn các dịch vụ Digital như Social Media Marketing, SEM,… và hầu hết các kế hoạch truyền thông in-house.

Dentsu hoàn tất việc mua lại Ageis trên quy mô toàn cầu cách đây không lâu cũng vì vậy chiến lược của Dentsu về Digital Marketing tại Việt Nam vẫn chưa thực sự rõ ràng.

1.8 Other Japanese/Korean agencies

Có Hakuhodo, Chuo Senko or Asatsu DK, Daiko Vietnam. Tuy nhiên họ không làm nhiều về truyền thông in-house. Cyber Agents, Mediaba và một vài công ty nước ngoài đã đặt văn phòng đại diện và đầu tư vào các agency trong nước.

2. Các Agency trong nước và mạng quảng cáo (Ad Network) tại Việt Nam.

2.1 Media agency

    • Dat Viet Media
    • Golden Media
    • Goldsun Group
    •  Mekong Communication: Mekong là đối tác chính thức trên toàn cầu với Cheil. Ngoài ra họ cũng có mối quan hệ quan hệ khá mật thiết với các công ty khác như Emerald và DNA, mặc dù chưa hề có một công bố chính thức nào.

2.2 Ad Network

  • Innity
  • Admax
  • Ambient
  • Pixel
  • Moore

2.3 Marketing trên công cụ tìm kiếm

[Chưa cập nhật]

Để xem về chứng chỉ Google chứng nhận bạn có thể sử dụng Google Partner search.

Google rất hoan nghênh các agency muốn trở thành Google Certified Partners miễn là họ có ít nhất 1 thành viên hiện đang nhận được chứng chỉ Google Qualified Individual và chi tiêu trên 10.000 USD trong 3 tháng liên tiếp.

Nếu bạn muốn tìm xem những agency nào là Google Qualified Individual tại Việt Nam bạn có thể vào link https://google.starttest.com/.

2.4 Social Media / PR Agencies

  • Click Media
  • King Bee Media
  • AVC Edelman
  • OhYeah Communications

2.5 Production

  • Sofresh: GroupM đã mua lại Click Media và Sofresh. Điều đó cũng hợp lý vì Unilever chiếm phần lớn của GroupM/Mindshare Media tại Việt Nam và Sofresh cũng đang làm truyền thông sản phẩm cho Unilever. GroupM cũng là một trong số các agency lớn tại Việt Nam.
  • Glass Egg
  • Sutrix Media
  • Time Universal
  • Splash Interactive
  • April Digital
  • Itsy Bits Mobile Application

2.6 Market Research (Nghiên cứu thị trường).

  • Cimigo
  • ComScore
  • Kantar Media
  • TNS
  • Effective Measure
  • AC Nelsen

2.7 Brand Strategy

  • Left Brain Connector
  • Red Brand Builder
  • Phibious
  • Purple Asia
  • Ambrand
  • Ambrosia Vietnam
  • Brandtalk
  • WildFire Collaborative

2.8 Mobile marketing

  • Gapit
  • Idee
  • Mobile Solution Services MSS
  • So Smart (Một phần của Goldsun Focus Media)
  • Fibo sms

2.9 Integrated agency (doing a bit of everything)

  • Notch: Mooth phần lớn thành viên từ Notch rời đi và thành lập công ty (DNA, Echo etc…)
  • Golden Digital
  • IO Media:
  • Cheil Vietnam: Buzz Digital
  • eBrand
  • Edge Marketing
  • River Orchid
  • IDM Vietnam
  • Maro Media
  • Ringier
  • StormEye Creative
  • D Square
  • IMS (Integrated Marketing Solution)
  • Emerald
  • G2 Asia Pacific
  • etc…

2.10 Outsourcing agencies

  • Pyramid consulting
  • Studio 60

Ngoài các Agency nổi tiếng tại thị trường Việt Nam kể trên, dưới sự tác động của yếu tố công nghệ, những năm gần đây cũng đã có rất nhiều các Agency mới thành lập.

  • Đăng ký trở thành thành viên của MarketingTrips Agency Neworks tại: Agency Networks

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips