Skip to main content

Thẻ: millennnials

80% Gen Y và Gen Z cho rằng nghỉ việc trước 6 tháng là điều bình thường

Theo một khảo sát mới đây của The Muse được công bố trên CNBC, 80% Gen Y (Millennials) và Gen Z cho rằng nghỉ việc sau 6 tháng làm việc tại doanh nghiệp là điều bình thường.

80% Gen Y và Gen Z cho rằng nghỉ việc trước 6 tháng là điều bình thường
80% Gen Y và Gen Z cho rằng nghỉ việc trước 6 tháng là điều bình thường

Những nhà tuyển dụng đang phải đối mặt với một thách thức khó khăn hơn bao giờ hết trong việc tuyển dụng, người lao động trẻ có xu hướng nghỉ việc nhanh hơn.

Theo dữ liệu từ một cuộc khảo sát gần đây từ The Muse cho thấy 80% người tìm việc thuộc Gen Y (millennial) và Gen Z nói rằng họ có thể chấp nhận rời khỏi một công việc mới sau 6 tháng nếu công việc đó không đúng như kỳ vọng ban đầu của họ.

Tại sao người lao động lại rời đi trong một khoảng thời gian ngắn.

Bà Kathryn Minshew, người sáng lập và Giám đốc điều hành của The Muse, cho biết rằng, có nhiều lý do để một nhân viên quyết định rời đi trong một khoảng thời gian ngắn, tuy nhiên lý do lớn nhất là họ cảm thấy doanh nghiệp họ làm việc không đúng với những gì mà họ đã kỳ vọng ban đầu (lúc phỏng vấn).

Nếu có thể, hãy thảo luận về cách các phạm vi công việc (SOW) đã thay đổi kể từ khi ứng viên vào làm việc và đến thời điểm hiện tại.

Nếu những lý do đó là khách quan và phù hợp, những sự khác biệt trong kỳ vọng của ứng viên sẽ có thể dễ dàng chấp nhận hơn.

Một lý do khác khiến các ứng viên không còn hứng thú với công việc là do môi trường làm việc và phạm vi công việc quá nhàm chán.

CEO The Muse cho biết: “Có những sự khác biệt lớn giữa những gì doanh nghiệp quảng cáo lúc phỏng vấn và lúc làm việc thực tế, và do đó, ứng viên đã rời đi.”

Cách bạn có thể thảo luận về chủ đề “nhạy cảm” này trong các cuộc phỏng vấn.

Nếu vì một lý do nào đó, bạn phải rời bỏ doanh nghiệp sau một khoảng thời gian làm việc tương đối ngắn, bằng cách nào bạn có thể thảo luận nó với các nhà tuyển dụng mới hay làm thế nào để giá trị của bạn không bị ảnh hưởng?

Thể hiện tác động của bản thân.

Một nhà huấn luyện viên cá nhân cho biểt, cho dù bạn làm việc tại doanh nghiệp trong vài tháng tuy nhiên nếu bạn đã để lại được những thách tích hay dấu ấn nổi bật, hãy thể hiện nó cho các nhà tuyển dụng.

Bạn cũng nên nói về tốc độ bạn có thể thích nghi với môi trường làm việc mới (mặc dù cuối cùng đó không phải là môi trường làm việc bạn muốn) và cách bạn có thể giúp doanh nghiệp trong một khoảng thời gian ngắn.

Tập trung vào những gì bạn đã học được.

Tự nhận thức là một kỹ năng khó khăn và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cá nhân.

Bạn có thể chọn một công việc hay tổ chức khác nếu bạn nhận thấy không có sự phù hợp về mặt giá trị giữa hai bên.

Bạn có thể nói với các nhà tuyển dụng rằng bạn có ý thức rất rõ về bản thân, rằng bạn đã nhận ra doanh nghiệp hiện tại không còn phù với bạn, do đó bạn muốn tìm kiếm một môi trường mới.

Sau đó, hãy tập trung vào những trải nghiệm hay những gì bạn đã học được tại doanh nghiệp cũ, bạn đã giúp đỡ các đồng nghiệp khác như thế nào, học hỏi từ thất bại ra sao và bạn biết mình cần làm gì để cải thiện những hạn chế đó.

Ngoài ra, bạn cũng có thể trao đổi thêm với các nhà tuyển dụng rằng: “Tôi mong muốn được gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, tuy nhiên nếu doanh nghiệp đó không còn phù hợp với tôi thì tôi cũng không thể hứa trước bất cứ điều gì..”

Thảo luận về những điều mà bạn muốn tránh.

Trong khi thực tế làm việc có thể rất khác so với những gì bạn kỳ vọng lúc phỏng vấn, bạn nên thẳng thắn trao đổi về những thứ bạn không mong muốn.

Ví dụ, nếu bạn thích làm việc ở một môi trường cầu tiến và công tác, bạn có thể nói:

“Tôi phát triển tốt nhất trong một môi trường nơi mọi người thực sự cộng tác với nhau, nơi tôi được học hỏi nhiều thứ, hay nơi các đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau.”

Hãy thảo luận về tương lai.

Mục tiêu của bạn trong các cuộc phỏng vấn là lấy tất cả những gì bạn đã học và đã hoàn thành trước đó để làm lý do tại sao bạn là người hoàn hảo cho vị trí hay doanh nghiệp mới.

Thảo luận về tương lai, về những dự định, về những thứ mà bạn có thể (tự tin) mang lại cho doanh nghiệp là một cách thông minh.

Hãy nói về những dự án mà bạn đã phụ trách.

Nếu ở doanh nghiệp cũ, bạn được giao phó một nhiệm vụ hay một dự án nào đó, hãy cho nhà tuyển dụng thấy cách bạn đã xoay sở với nó.

Không cần phải liệt kê các công việc quá ngắn.

Nếu bạn chỉ làm việc trong một vài tuần hay thậm chí là 1-2 tháng, bạn có thể không cần phải cập nhật nó vào hồ sơ của mình, nhà tuyển dụng cũng không muốn nhìn thấy hay thảo luận về nó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh