Skip to main content

Thẻ: mua hàng

Tổng hợp những cách khiến khách hàng quay lại mua hàng nhiều hơn với thương hiệu

Khi ‘mua hàng một lần’ hoặc ‘chỉ cho vào giỏ hàng’ mà không thanh toán là mối bận tâm lớn của hầu hết các doanh nghiệp, dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo để khiến khách hàng quay lại với thương hiệu nhiều hơn.

 mua hàng nhiều hơn với thương hiệu

Để có thể tìm kiếm được một khách hàng mới, trung bình các thương hiệu phải tốn kém gấp từ 3-5 lần so với chi phí để duy trì một khách hàng cũ.

Việc có thể gia tăng mức độ tương tác với khách hàng cũ, khiến họ quay lại mua hàng nhiều hơn 1 lần theo đó không chỉ giúp thương hiệu gia tăng lợi nhuận mà còn làm giảm mức độ chi tiêu cho các hoạt động marketing không đáng có.

Dưới đây là tổng hợp một số chiến lược bạn có thể tham khảo.

1. Khiến cho việc mua hàng trở nên dễ dàng hơn. Theo dữ liệu từ PwC, 80% khách hàng nói rằng sự thuận tiện, nhanh chóng và được trợ giúp là những yếu tố quan trọng nhất trước khi họ quyết định giao dịch với bất kỳ doanh nghiệp hay thương hiệu nào.

2. Cung cấp nhiều tùy chọn thanh toán. Bạn thử hình dung nếu khách hàng truy cập vào website của bạn để mua hàng nhưng lại không có phương thức thanh toán họ mong muốn, họ sẽ làm gì?

Hãy tìm hiểu xem phần lớn khách hàng mục tiêu của bạn ưa thích kiểu thanh toán nào và tìm cách hỗ trợ họ.

3. Miễn phí giao hàng cho đơn đặt hàng đầu tiên. Khi lần đầu tiên tương tác hay mua hàng với thương hiệu, khách hàng sẽ sẵn sàng hơn nếu bạn có hành động “welcome” họ.

4. Cung cấp các chương trình giảm giá hay chiết khấu cho những khách hàng mua nhiều lần. Những chương trình như giảm giá 10% cho đơn hàng từ…hoặc cho đơn hàng tiếp theo là động cơ khuyến khích khách hàng mua hàng nhiều hơn.

5. Cung cấp điểm thưởng hoặc đổi quà. Trên thực tế, theo dữ liệu từ Amazon, 75% khách hàng có nhiều khả năng mua lại khi nhận được ưu đãi.

6. Cung cấp phần thưởng khi được giới thiệu. Các chương trình giới thiệu (Referral) là một trong những chiến lược thành công của nhiều thương hiệu. Chìa khóa ở đây là khách hàng của bạn cần có một động lực cụ thể để giới thiệu cho bạn bè của họ.

7. Gửi thư (hoặc các thông điệp) được cá nhân hoá cho khách hàng. Khi khách hàng ngày càng có xu hướng lựa chọn những thương hiệu phù hợp với giá trị cá nhân của chính họ, những thông điệp mang tính cá nhân hoá có thể làm bền chặt hơn mối quan hệ giữa khách hàng với thương hiệu.

8. Tạo ra các trải nghiệm mới khi “đập hộp”. Hãy sáng tạo trong cách bạn đóng gói sản phẩm của mình để gia tăng mức độ trải nghiệm của khách hàng. Những bao bì cao cấp có thể làm tăng giá trị cảm nhận về thương hiệu, nâng cao giá trị cảm nhận của sản phẩm và cho khách hàng biết rằng doanh nghiệp của bạn đang đại diện cho điều gì.

9. Cung cấp chương trình hoàn trả linh hoạt. Nhiều khách hàng tỏ ra sợ hãi hoặc chần chừ khi mua hàng vì họ cho rằng chính sách hoàn trả quá phức tạp. Các chính sách hoàn trả linh hoạt là chìa khoá khiến khách hàng tự tin hơn.

10. Gửi các bản tin cập nhật cho khách hàng. Khi khách hàng đã quyết định mua một thứ gì đó từ thương hiệu của bạn, đừng ngần ngại giới thiệu những sản phẩm hay tính năng mới có liên quan đến họ.

11. Cung cấp các sản phẩm bán thêm (upsell) và bán chéo (cross-sell) dựa trên những gì khách hàng bày tỏ sự quan tâm. Hãy sử dụng chiến lược bán thêm và bán chéo cho khách hàng làm công cụ để xác định các sản phẩm hoặc giải pháp tốt nhất cho vấn đề của khách hàng.

Khách hàng sẽ luôn hài lòng nếu biết rằng bạn đang tìm cách để hỗ trợ họ.

12. Cung cấp các ưu đãi cho khách hàng khi mua hàng trực tuyến. Nếu bạn có các cửa hàng ngoại tuyến (offline), hãy cung cấp các chương trình ưu đãi cho khách hàng khi họ mua sắm trực tuyến.

13. Ghi nhớ những dịp đặc biệt. Một tấm thiệp sinh nhật sẽ làm nên những điều kỳ diệu đối với các khách hàng đã từng mua hàng từ thương hiệu. Hãy ghi lại những ngày đặc biệt của họ và sử dụng chúng để xây dựng mối quan hệ với khách hàng.

14. Tặng hàng mẫu miễn phí để xây dựng lòng trung thành. Nếu biết rằng khách hàng quan tâm đến các sản phẩm hay dịch vụ của bạn, hãy khuyến khích họ mua và sử dụng nhiều hơn thông qua các chương trình tặng mẫu dùng thử.

15. Giao hàng nhanh hơn. Theo dữ liệu từ retailtouchpoints, 63% người mua sắm trực tuyến mong đợi thời gian giao hàng trung bình là 3 ngày.

16. Cập nhật website, trang Facebook và các tài nguyên trực tuyến khác một cách thường xuyên hơn. Khi thế giới internet đang thay đổi quá nhanh chóng, sẽ chẳng có lý do gì để khách hàng quay lại tương tác với bạn nếu bạn không có bất cứ thứ gì mới.

17. Sử dụng dữ liệu từ các khách hàng đã rất hài lòng với thương hiệu. Theo dữ liệu từ skimresources, có đến 90% mọi người tin tưởng vào những lời giới thiệu từ bạn bè hoặc từ những khách hàng khác đã trải nghiệm sản phẩm.

Sử dụng những nội dung do chính người dùng tạo ra (UGC) là một cách hiệu quả để có được lòng trung thành của khách hàng.

18. Kể một câu chuyện thương hiệu (brand story) đầy hấp dẫn. Khách hàng không tương tác với nội dung, họ tương tác với những câu chuyện đầy tính cảm xúc.

19. Ứng dụng tư duy social proof. Khách hàng ngày nay không chỉ tìm kiếm trên Google, những nội dung được lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội cũng có sức hấp dẫn không kém đối với họ.

20. Quan tâm nhiều hơn đến khách hàng. Tập trung vào những người mua nhiều lần và đảm bảo sự hài lòng của họ là một trong những cách tốt nhất để thúc đẩy hiệu ứng truyền miệng trong khi bạn không mất bất cứ khoản ngân sách marketing nào.

21. Chú ý đến những gì đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm và những thứ tương tự. Mặc dù bạn không cần phải dành quá nhiều thời gian cho đối thủ, tuy nhiên việc hiểu được họ đang làm gì hay những doanh nghiệp khác cùng phân khúc đang thay đổi ra sao cũng là cách giúp bạn trở nên khác biệt hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn

Người tiêu dùng cần nhiều giá trị hơn ngoài một đơn hàng

Có giá tốt là một lợi thế lớn, tuy nhiên, sự tiện lợi, trải nghiệm mua hàng hay sở thích thương hiệu còn quan trọng hơn đối với người tiêu dùng.

Người tiêu dùng cần nhiều giá trị hơn ngoài một đơn hàng

Người mua sắm hay người tiêu dùng nói chung thích một đơn hàng có giá tốt, cho dù là họ nhận được phiếu giảm giá hay được chiết khấu. Tuy nhiên, giá tốt là chưa đủ để người tiêu dùng ra quyết định mua hàng từ thương hiệu.

Theo một nghiên cứu mới đây từ Vericast, người tiêu dùng hiện có xu hướng kết hợp một số yếu tố khác vào quyết định mua hàng của họ, chẳng hạn như sở thích thương hiệu, lòng trung thành với thương hiệu và cả sự tiện lợi.

Sự tiện lợi là vua.

Với những người thích ở nhà, sự tiện lợi thậm chí còn trở thành một vấn đề lớn hơn đối với họ trước khi đưa ra các quyết định mua hàng.

Mua sắm trực tuyến tăng trưởng mạnh kể từ khi xảy ra đại dịch, đặc biệt là đối với thực phẩm, hàng gia dụng cùng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp khác.

Nghiên cứu người tiêu dùng của Vericast cho thấy:

  • Ba trong số bốn người cho biết việc tìm hiểu về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp mới trở nên dễ dàng hơn trên các nền tảng trực tuyến.
  • Hơn 1/3 cảm thấy việc mua sắm các sản phẩm này thuận tiện hơn trên môi trường số.
  • Ngay cả sau khi các cửa hàng mở cửa trở lại, chỉ có 9% người tiêu dùng cho biết họ sẽ cắt giảm các hoạt động mua sắm trực tuyến.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các hoạt động mua sắm tại các cửa hàng sẽ biến mất hoặc giảm mạnh, đặc biệt là đối với một số danh mục sản phẩm nhất định: 81% người tiêu dùng vẫn mua đồ ăn trực tiếp tại các cửa hàng địa phương.

Covid-19 đã buộc nhiều người tiêu dùng phải mua sắm trực tuyến lần đầu tiên. Để tận dụng được cơ hội này, các thương hiệu cần nâng cao trải nghiệm mua sắm trực tuyến lẫn tại các cửa hàng, coi chúng là yếu tố tương hỗ đồng thời cần thích ứng nhanh với các hình thức và sở thích mới của người tiêu dùng.

Sức mạnh của thương hiệu.

Thương hiệu vẫn là yếu tố có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến người mua sắm. Sau tất cả, mọi người tìm kiếm sự ổn định, sự quen thuộc, sự nhất quán, đáng tin cậy và minh bạch trong các quyết định mua hàng của họ.

Khi các thương hiệu lớn quan tâm và cung cấp đầy đủ những thứ này, người tiêu dùng sẽ có thể ra quyết định mua hàng một cách nhanh chóng hơn. 3/4 người tiêu dùng trong nghiên cứu cho biết họ có nhiều khả năng mua hàng hơn từ các thương hiệu họ tin tưởng.

Giá trị thương hiệu là một yếu tố then chốt khác liên quan đến điều này. Chúng phải phản ánh được các giá trị quan trọng đối với khách hàng hay thị trường mục tiêu của nó.

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến trách nhiệm xã hội từ các hành vi mua sắm của họ. Hơn một nửa số người trong cuộc khảo sát cho biết họ ưu tiên mua hàng từ các doanh nghiệp có các giá trị phù hợp với giá trị cá nhân của họ.

Để thúc đẩy điều này, những người làm marketing cần phải cung cấp những trải nghiệm khách hàng nhất quán, thông điệp marketing cần mang tính chân thực và gắn liền với các yếu tố cộng đồng hoặc xã hội.

Hơn một nửa số người tiêu dùng thường mua hàng từ các thương hiệu mà họ cảm thấy quen thuộc hay thuộc về.

Giá tốt vẫn là một lợi thế.

Giá trị thương hiệu hay yếu tố trách nhiệm xã hội là quan trọng, nhưng đối với người tiêu dùng, có được một mức giá tốt cũng quan trọng không kém.

Khoảng 41% người tiêu dùng hiện nay ít trung thành hơn tới các thương hiệu cụ thể và một nửa ít trung thành hơn với các thương hiệu có giá bán tăng cao.

Đó cũng là lý do tại sao có đến 60% người tiêu dùng đang tìm kiếm phiếu giảm giá, chiết khấu và hay khuyến mãi để bù lại cho các khoản giá cao hơn (Theo Google).

Theo báo cáo của Vericast năm 2021, 57% người tiêu dùng cho biết phiếu giảm giá, chiết khấu hoặc khuyến mãi có ảnh hưởng cao đến quyết định mua hàng của họ.

Mọi người cảm thấy hài lòng khi mua hàng từ các thương hiệu quan tâm đến các giá trị tương tự. Đồng thời, họ cũng cảm thấy hài lòng hơn khi nhận được một mức giá tốt.

Trên thực tế, gần 40% người tiêu dùng cho biết họ cảm thấy hào hứng khi sử dụng các phiếu giảm giá khi mua sắm.

Yếu tố ngữ cảnh là một sự ảnh hưởng khác.

Có thể bạn sẽ luôn thắc mắc, chính xác thì người tiêu dùng muốn gì? Đó có phải là sự tiện lợi, sở thích thương hiệu hay giá tốt không?

Câu trả lời hợp lý thường mang nhiều sắc thái hơn: Đó là về yếu tố ngữ cảnh. Mọi người muốn những thứ khác nhau vào những thời điểm khác nhau và phụ thuộc vào những gì họ đã mua trước đó.

Người tiêu dùng biết chính xác những gì họ muốn với các hàng hoá đóng gói (CPG). Khi nói đến các mặt hàng tạp hóa, gần một nửa muốn mua sắm nhanh chóng và tiện lợi, và 45% muốn mua từ các nhãn hiệu yêu thích của họ.

Yếu tố uu đãi vẫn còn có giá trị của nó, với hơn 1/3 người tiêu dùng muốn chiết khấu và giảm giá khi giá bán của các sản phẩm tăng cao.

Đối với các mặt hàng gia dụng, nhu cầu giá tốt có xu hướng trở nên quan trọng hơn. Gần một nửa số người mua sắm ưu tiên giá trị.

36% muốn có phiếu giảm giá hoặc chiết khấu và 34% không thích việc tăng giá. Ưu tiên này cũng tương tự đối với các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.

45% mong đợi nhận được giá trị tốt nhất với một mức giá thấp nhất. Khoảng 1/3 người tiêu dùng muốn nhận được chiết khấu và phiếu giảm giá để tiết kiệm tiền.

Để đáp ứng lại những điều này, các thương hiệu nên điều chỉnh chiến lược và thông điệp marketing của họ sao cho gần gũi nhất với các ưu tiên của người tiêu dùng trong từng danh mục sản phẩm cụ thể.

Nhiều giá trị hơn ngoài một đơn hàng.

Như đã phân tích, giá tốt kèm với các ưu đãi hấp dẫn khác là một lợi thế, tuy nhiên, đối tượng mục tiêu của bạn cũng coi trọng những thứ khác như sự tiện lợi, giá trị thương hiệu, trách nhiệm với xã hội…trước khi ra quyết định mua hàng.

Việc cung cấp một trải nghiệm và giá trị trọn vẹn là chìa khoá cho các thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

TikTok chia sẻ insights mới về cách nền tảng mạng xã hội đang ảnh hưởng đến quyết định mua hàng

Với hơn 1 tỷ người dùng và đang tăng trưởng nhanh chóng, sức ảnh hưởng của TikTok đang tăng lên từng ngày khi nói đến các quyết định mua hàng.

Source: China TechScope

Và trong khi TikTok không cung cấp nhiều tùy chọn quảng cáo như các nền tảng khác, nhưng nó chắc chắn ảnh hưởng đến hành động và hành vi mua hàng của người tiêu dùng.

Báo cáo mới, bằng cách kết hợp với WARC và Publicis Groupe, TikTok phân tích cụ thể khái niệm ‘thương mại cộng đồng’ (community commerce), điều mà TikTok đang coi là trọng tâm của sức hút marketing của nền tảng.

Trước hết, TikTok phác thảo quy trình của ‘thương mại cộng đồng’:

TikTok chia sẻ insights mới về cách nền tảng mạng xã hội đang ảnh hưởng đến quyết định mua hàng

Theo giải thích của TikTok:

“Thương mại cộng đồng là khái niệm liên quan đến những nội dung mang tính giải trí và hấp dẫn cao, những thứ chỉ xảy ra với các thương hiệu nổi bật. Chính yếu tố tiếp thị truyền miệng (WOM) được định hướng bởi nhà sáng tạo đã giúp TikTok tận dụng nhiều cơ hội mới trong việc phát triển các nội dung mang tính xác thực cao.”

Nói cách khác, nội dung có thương hiệu của TikTok, được tạo ra song song với những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) và sau đó là cả cộng đồng trong ứng dụng, điều có thể giúp xây dựng những mối quan hệ bền chặt hơn và thiết lập thương hiệu của bạn như là một sản phẩm dễ mến đối với người dùng TikTok.

Sáng tạo vẫn là chìa khóa. Nhưng bằng cách kết hợp với những nhà sáng tạo trên TikTok, những người vốn có những hiểu biết đáng kể về nền tảng này, cách tiếp cận thương mại cộng đồng có thể mang lại nhiều kết quả tích cực hơn.

TikTok chia sẻ insights mới về cách nền tảng mạng xã hội đang ảnh hưởng đến quyết định mua hàng

Như bạn có thể thấy ở trên, các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 2.230 người tiêu dùng trên 11 thị trường để thu thập thêm thông tin chi tiết về vai trò của các nền tảng mạng xã hội hiện nay trong quá trình khám phá và mua sắm tương ứng.

Số liệu cho thấy rằng, các nền tảng mạng xã hội đang đóng một vai trò rất quan trọng trong quyết định mua hàng, chẳng hạn như đối với thị trường Indonesia, có đến 94% người dùng nói rằng họ từng mua ít nhất 1 sản phẩm sau khi xem sản phẩm được quảng cáo hoặc đánh giá trên các nền tảng mạng xã hội.

Tiếp đến, người tiêu dùng cũng ngày càng tỏ ra cởi mở hơn với việc mua hàng trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội (như hình ảnh bên dưới).

Đó cũng là lý do tại sao các nền tảng khác như Facebook hay Instagram đều đang tìm nhiều cách hơn để cho phép người dùng mua hàng trực tiếp trong ứng dụng, và đặc biệt, khi đại dịch đang thúc đẩy nhiều hơn người tiêu dùng mua hàng trực tuyến, những tuỳ chọn này còn trở nên cấp thiết hơn.

Các hoạt động thương mại được thực hiện trong khi phát trực tiếp (Live-stream commerce) cũng đang được nhiều người dùng quan tâm hơn.

Điều này một lần nữa nhấn mạnh lý do tại sao nhiều nền tảng mạng xã hội đang tìm cách kết hợp nhiều hơn các tính năng thương mại điện tử và tùy chọn mua sắm khi đang phát trực tiếp (live-stream shopping).

Báo cáo cũng cung cấp nhiều insights cụ thể về các xu hướng mua sắm trên TikTok, bao gồm các phương pháp tiếp cận hiệu quả nhất trong ứng dụng theo các ngành khác nhau.

mạng xã hội ảnh hưởng đến quyết định mua hàng

Ngoài ra, nền tảng cũng xem xét những thay đổi về cách người dùng phản ứng với nhà sáng tạo và những gì mọi người muốn thấy từ video của những người có ảnh hưởng.

tiktok ảnh hưởng đến quyết định mua hàng

Bạn có thể tải đầy đủ báo cáo của TikTok tại: TikTok Community Commerce

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen