Skip to main content

Thẻ: Robert Willey

Marketers: Sứ mệnh tạo ra những thứ mà người dùng muốn thấy, xem và mua

Chuyên gia marketing, Ông Robert Willey chỉ ra chi tiết những gì thương hiệu cần làm nhiều hơn để xây dựng kết nối bền vững với người tiêu dùng.

Robert Willey

Marketing thường được yêu cầu phải đi nhanh, thử nghiệm nhanh, phải bỏ qua những sai lầm nếu có và làm những công việc “to tát”. Đây chính xác là lý do tại sao marketing vốn rất tốn kém về thời gian.

Thật khó để có thể thuyết phục mọi người mua một thứ gì đó khi chúng không thực sự mang lại một lợi ích hay ý nghĩa gì cho họ.

Giờ đây, hơn bao giờ hết, người tiêu dùng và thương hiệu có thể có mối quan hệ cộng sinh nếu thương hiệu tập trung sức lực để trở thành đại diện cho một ‘huy hiệu’ xứng đáng.

Và dưới đây là cách mà các marketer có thể tham khảo.

Hãy kết nối và chia sẻ thay vì chỉ bán hàng.

80% số người trên Instagram theo dõi một thương hiệu nào đó.

Bạn có nhớ khi Facebook tung ra quảng cáo lần đầu tiên hơn một thập kỷ trước và tạo ra một cuộc cách mạng internet cho phép các thương hiệu kết nối các bài đăng của họ với bạn bè và gia đình của bạn không?

Từ đó đến nay, chúng ta không chỉ theo dõi các thương hiệu, chúng ta còn mong đợi họ tương tác như những người bạn tốt nhất của mình.

Tuy nhiên, vô số thương hiệu chỉ muốn sản xuất quảng cáo và bán hàng, bán tất cả những gì họ có thể. Họ cho bạn biết lý do tại sao bạn nên mua những sản phẩm hay dịch vụ của họ bằng một bài đăng được thương mại hóa cao mà hầu hết chúng ta đều muốn ‘ấn skip’.

Tại công ty nước trái cây Cheribundi nơi tôi làm giám đốc điều hành, chúng tôi sản xuất nước ép anh đào chua chua giàu chất chống oxy hóa được các vận động viên chuyên nghiệp tiêu thụ hàng ngày và chúng tôi mong muốn tạo ra những thứ mà mọi người muốn thấy, xem và mua.

Hay cũng theo một cách khác, mọi người muốn: kết nối, ủng hộ, chia sẻ và sau đó lại quay lại ủng hộ.

Người tiêu dùng luôn muốn nhiều hơn một thứ.

Khái niệm về những gì chúng ta mong đợi từ cụm từ vợ-chồng của mình đã thay đổi. Ngày xưa, chúng ta chỉ cần là đại diện cho một lĩnh vực hay trách nhiệm nào đó: người nội trợ, người mẹ, người cha, v.v.

Bây giờ, khi trò chuyện với các nhà trị liệu và họ đều nói cùng một điều: “chúng ta mong muốn nhiều hơn trong các mối quan hệ của mình.”

Chúng ta là những con người năng động, phức tạp và đầy khát vọng, chúng ta đã tin rằng chúng ta có thể có tất cả. Và một sự thật tương tự trong môi trường kinh doanh, đó cũng là những gì chúng ta mong đợi từ các thương hiệu của mình.

Với tư cách là Tổng giám đốc phụ trách thương mại điện tử của một công ty về sản xuất xà phòng, chúng tôi biết rằng hiệu quả là chưa đủ.

Chắc chắn xà phòng có thể làm sạch mọi thứ, nhưng tại sao nó lại không thể có mùi thơm đặc biệt, hình dáng sáng tạo, hoặc thậm chí nó có thể giúp bảo vệ môi trường.

Và khi chúng tôi làm tất cả những điều đó, chúng tôi biết được rằng người tiêu dùng không chỉ muốn xà phòng.

Đó không phải là về tôi, mà là về bạn.

Ở hầu hết các doanh nghiệp, những ý tưởng của sự đổi mới thường đến từ nội bộ bên trong. Tuy nhiên, đó không phải là nơi bắt nguồn một số ý tưởng hay ho và đột phá nhất.

Trong thời gian làm việc tại Taskrabbit (một công ty chuyên sản xuất các dụng cụ hỗ trợ trong gia đình), chúng tôi hiểu rõ rằng mọi người cần được giúp đỡ để lắp ráp đồ đạc, giá treo, và những thứ khác trong nhà của họ.

Uber cũng làm điều tương tự, sự ra đời của Uber hầu như đã làm ‘phá vỡ’ hết những hãng taxi truyền thống. Uber không phải cố gắng tìm ra những khoảng trống trong thị trường – mà là nó đang tạo ra thị trường.

Những loại cơ hội này vây quanh chúng ta hàng ngày và tất cả những gì chúng ta phải làm là nhìn xung quanh, quan sát chúng. Hãy chú ý đến văn hóa. Đọc, nói, xem và hiểu những cuộc trò chuyện trên mạng xã hội.

Chúng ta nên là chiếc la bàn cho sự đổi mới và chiếc micrô cho các xu hướng văn hóa. Tại công ty khởi nghiệp thương mại điện tử mảng thời trang Spring, họ luôn nói rằng ‘vỉa hè là một sàn diễn mới.’

Bên ngoài kia là nơi tạo ra các xu hướng. Nhìn ra bên ngoài, nghiên cứu thị trường và dữ liệu của người tiêu dùng cũng như việc lắng nghe họ.

Trong khi tất cả chúng ta đang ngồi im lặng bên trong văn phòng, nhìn chằm chằm vào màn hình và suy nghĩ về tương lai, thì ở ngoài kia, người tiêu dùng đang trò chuyện và thay đổi từng ngày.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn | MarketingTrips