Skip to main content

Thẻ: Shark Tank

Khi Shark Tank thành “xác tan”

“Thương vụ bạc tỷ” (Shark Tank) là chương trình truyền hình thực tế được đánh giá là truyền cảm hứng tốt cho cộng đồng khởi nghiệp. Tuy nhiên qua 3 mùa phát sóng, một số nhà đầu tư khách mời (cá mập) đã liên tiếp dính phải những bê bối từ kinh doanh đến truyền thông. Nhiều người gần đây đã gọi đùa Shark Tank thành “xác tan”, khiến giá trị truyền cảm hứng đang bị “sứt mẻ” không ít.

Mới đây nhà đầu tư Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên) đang vấp phải khủng hoảng truyền thông về những phát ngôn được cho là đáp trả dư luận xoay quanh vấn chuyện kinh doanh nước sạch của doanh nghiệp mình. Sự việc xảy ra không lâu sau khi một “cá mập” khác là ông Nguyễn Văn Tam phải rời chương trình vì những sự cố liên quan đến hoạt đông kinh doanh. Câu hỏi về giá trị truyền cảm hứng mà gameshow này theo đuổi một lần nữa được đặt ra.

Liên tiếp bị tổn thương vì “cá mập”

Thương vụ bạc tỷ được coi là một gameshow truyền cảm hứng hàng đầu trong thời điểm hiện nay. Tuy nhiên từ việc truyền cảm hứng của các “cá mập” trên truyền hình và những bê bối kinh doanh ở thực tế của họ đang khiến giá trị tích cực của chương trình bị tổn thương.

Đi qua 3 mùa phát sóng thì chương trình đã phải 2 lần thay đổi nhà đầu tư một cách bất đắc dĩ vì những lùm xùm đến chuyện kinh doanh thực tế của họ. Ở thời điểm khởi động mùa 1, doanh nhân Hoàng Khải với thương hiệu Khaisilk phải rút lui liên quan đến việc gian lận xuất xứ hàng hóa. Nhà đài dừng phát sóng toàn bộ phần ghi hình liên quan đến doanh nhân này.

Sau những lùm xùm, Bộ Công Thương sau đó đã có kết luận, Công ty Khải Đức – hạt nhân chính trong hệ sinh thái Tập đoàn Khải Silk có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật đối với cáo buộc bán hàng giả về chất lượng, sai phạm trong quản lý thuế và quản lý hóa đơn và vi phạm các quy định pháp luật về ghi nhãn hàng hóa, có dấu hiệu che giấu thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác cho người tiêu dùng.

Căn cứ kết luận kiểm tra, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị chức năng chuyển hồ sơ, vật chứng cho cơ quan cảnh sát điều tra xử lý theo quy định đối với các dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự. Đến ngày 14-12-2017, doanh nhân Hoàng Khải đã thôi chức vụ người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Khải Đức, dù vẫn nắm 99% vốn, tương được 46,135 tỉ đồng vốn góp tại đây.

Bước vào mùa 3, chương trình cũng đi vào “vết xe đổ” như mùa 1 khi “cá mập” Phạm Văn Tam, Chủ tịch Tập đoàn Asanzo Việt Nam dính rắc rối.

Cuối tháng 10-2019 vừa qua, ông Mai Xuân Thành – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan – cho biết Asanzo có nhiều vi phạm, trong đó nổi bật như lừa dối người tiêu dùng, vi phạm về xuất xứ hàng hóa, trốn thuế… Nhà sản xuất chương trình cũng đã loại bỏ tất cả các phần ghi hình liên quan đến nhà đầu tư này.

Gần đây, khi chương trình này vừa đóng máy mùa 3 thì Shark Liên lại gặp phải khủng hoảng truyền thông vì những phát ngôn của mình. Ở Shark Tank, bà Liên là một “cá mập” gây ấn tượng mạnh với cộng đồng khởi nghiệp bởi những thông điệp truyền cảm hứng mang tính nhân văn.

Tuy nhiên những phát ngôn được cho là đáp trả dư luận sau thông tin lùm xùm xoay quanh hoạt động kinh doanh nước sạch của Công ty Cổ phần nước mặt sông Đuống mà bà Liên làm tổng giám đốc đang mâu thuẫn với  những thông điệp định hướng kinh doanh trên sóng của nhà đầu tư này. Không lâu sau khi vụ lùm xùm xảy ra bà Liên cũng đã rời ghế Tổng giám đốc Công ty Nước mặt Sông Đuống.

Nhìn lại 3 mùa phát sóng của chương trình, có thể nhận thấy mức độ rủi ro trong kinh doanh là khôn lường nên những rắc rối ở thực tế đang gây anh hưởng không nhỏ đến giá trị mà chương trình theo đuổi. Nếu các sự cố này không kiểm soát được không chỉ khiến khán giả, startup bị tổn thương mà Shark Tank cũng là sân chơi nguy hiểm đối với một số nhà đầu tư.

Đánh cược với giá trị truyền cảm hứng

Ngồi vào vị trí “ghế nóng” của một chương trình truyền hình nhất là Shark Tank thì vị thế của họ đáng được khán giả lẫn người chơi “ngưỡng vọng”. Thông điệp các nhà đầu tư này đưa ra cũng rất dễ truyền cảm hứng khi quy chiếu lại giá trị thành công của họ trên thực tế.

Tuy nhiên ở một “chương trình truyền hình” khán giả cũng phải đặt cầu hỏi về mức độ “thực tế” tới đâu. Khi những thông điệp truyền động lực trên sóng mâu thuẫn với tình hình kinh doanh thực tại thì dù ít hay nhiều thì giá trị tích cực của chương trình cũng giảm dần.

Không lâu sau, bê bối nguồn gốc xuất xứ sản phẩm bị phát giác, có vẻ như Khaisilk đã đi chệch hướng so với chính những triết lý của ông Khải muốn truyền tải đến các starup trên Shark Tank. Thương hiệu Khaisilk bây giờ vẫn được dùng để minh họa cho những vụ sai phạm về nguồn gốc hàng hóa.

Giai đoạn khởi động mùa 1 rất nhiều khán giả còn nhớ đến thông điệp của Shark Khải là “Tôi kinh doanh với một tấm lòng trung thực và theo suy nghĩ của riêng tôi thì lòng đố kỵ sẽ phải gục ngã trước sự trung thực”. Hay “Trong kinh doanh đôi khi không được tham… Và vì sao không được tham? Là vì không bao giờ nên lấy những mục tiêu ngắn hạn mà làm sao nhãng đi những mục tiêu dài hạn”.

Đối với Shark Tam, ông vẫn chưa kịp đưa ra thông điệp cụ thể nào trên sóng, nhưng việc đối mặt với khủng hoảng nguồn gốc xuất xứ hàng hóa ngay trước thềm Shark Tank mùa 3 phần nào khiến niềm tin của cộng đồng khởi nghiệp với chương trình này phần nào bị sứt mẻ.

Hay với Shark Liên, sự cố liên quan đến chuyện kinh doanh thực tế chưa thực sự nghiêm trọng hoặc rõ ràng. Nhưng sự cố về truyền thông bởi những phát ngôn của mình đang được “liên hệ so sánh” với các thông điệp nhân văn  như là mà “cá mập” này từng đưa ra.

Trong đó, thông điệp “Kinh doanh với một trái tim nhân ái và không màng lợi nhuận” được liên hệ với phát ngôn đáp trả dư luận “Không thể đi đến đích nếu cứ ném đá vào những con chó dọc đường vì những tiếng sủa của chúng”. Dù ở hai bối cảnh khác nhau nhưng cũng dễ dàng nhận thấy ranh giới giữa gameshow và thực tế là hết sức mong manh dễ gây ra khủng hoảng về niềm tin.

Theo một chuyên gia về sản xuất chương trình truyền hình thì lợi ích thu về cao thì phải chấp nhận rủi ro cao. Chương trình thực tế thì rủi ro càng cao nữa vì ranh giới giữa gameshow và thực tế rất mong manh. Nhà tổ chức nhiều khi phải đánh cược giá trị của chương trình vào khách mời mà họ lựa chọn. Và những sự cố liên tiếp gần đây của Shark Tank chắc chắn gây tổn thương cho chính giá trị mà chương trình này theo đuổi.

“Sự tổn thương này không chỉ dừng lại ở việc làm sứt mẻ giá trị truyền cảm hứng của chương trình, tổn thương vào lòng tin của cộng đồng startup mà chính uy tín của từng cá nhân “trong bể cá mập” cũng bị liên lụy. Vấn đề là nhà tổ chức họ có chấp nhận được mức độ rủi ro này để đi dài hơi hay không. Đây cũng là một bài học cho tiêu chí lựa chọn khách mời đầu tư của nhà sản xuất”, vị này cho biết.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Shark Việt: Nên chọn một doanh nghiệp có tính ổn định lâu dài thay vì trả lương cao

Doanh nhân, Shark Nguyễn Thanh Việt khuyên người trẻ: “Những người lao động có tay nghề và chuyên môn tốt, nên lựa chọn doanh nghiệp có tính ổn định lâu dài, thay vì một doanh nghiệp trả lương cao”.

Đó là chia sẻ của Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Intracom Nguyễn Thanh Việt trong video mới đăng tải chia sẻ quan điểm về tình hình thị trường lao động ở thời điểm hiện tại.

Không nên nhảy việc quá nhiều

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Intracom cho rằng: “Ngoài thị trường, có những người rất có kĩ năng nhưng vẫn thất nghiệp. Trường hợp nữa là công ty làm việc rất tốt, nhưng người lao động lại nằm trong danh sách nghỉ việc”.

Từ thực tế đó, ông cho rằng, những người lao động có tay nghề và chuyên môn tốt, nên lựa chọn doanh nghiệp có tính ổn định lâu dài, thay vì một doanh nghiệp trả lương cao. Lí giải về điều này, ông Việt cho rằng một số công ty sẵn sàng trả lương cao, nhưng chỉ trong ngắn hạn. Khi dự án kết thúc, các công ty này sẵn sàng giảm nhân lực.

Shark Việt tiếp tục chỉ ra thực trạng cho rằng nhiều người lao động chỉ chuẩn bị CV cho bản thân thật tốt khi xin việc, chứ không thật sự nghiên cứu công ty. Ngược lại, cũng có những người chỉ nghiên cứu doanh nghiệp ứng tuyển, nhưng lại chưa chú trọng đến CV. Đây là những trường hợp doanh nghiệp rất khó tuyển dụng.

Trong khi đó, nếu như một doanh nghiệp vẫn ổn định, hoặc thiết lập trạng thái “bình thường mới”, nhưng người lao động vẫn bị cho nghỉ việc, ông Việt cho rằng có 4 nguyên nhân: “Thứ nhất, có thể mình là người hay kêu ca phàn nàn.

Thứ hai, mình là người không có tính chất xây dựng doanh nghiệp. Thứ ba, tay nghề không cao. Thứ tư, do mình không làm được nhiều nghề mà chỉ giỏi một nghề”.

Trong giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Shark Việt khẳng định người lao động nên gắn sự trưởng thành của bản thân với sự trưởng thành của doanh nghiệp, chứ không nên đứng núi này trông núi nọ, nhảy việc theo kiểu zigzac.

“Nếu như vậy, cả cuộc đời mình chỉ chạy theo danh vọng hão huyền và vài đồng lương bên ngoài chứ bên trong không có gì cả”, ông Việt nói.

Cẩn trọng với những khóa học làm giàu “cấp tốc”

Trong một bài chia sẻ cách đây không lâu về việc giới trẻ tham gia các khóa đào tạo cấp tốc Shark Việt cho rằng, mong muốn làm giàu, muốn đổi đời không có gì sai. Ai cũng muốn mình như hoa hướng dương, hướng về phía mặt trời và những điều tốt đẹp.

Điều này là hợp lý. Song mỗi người cần xem lại chính mình khi định tham gia khóa học làm giàu, nhận ra “điều gì đó sai sai” ở những cách đào tạo bất thường.

“Nếu vì người ta tham gia khóa học đó nhiều mà mình đi thì cần xem lại, tâm lý đám đông thì rất dễ tắc đường”, Shark Việt cảnh báo.

Vị “cá mập” chỉ ra 3 điểm mà người trẻ cần chú ý:

Thứ nhất, ngay từ buổi học đầu tiên, người học có thể đánh giá những gì học được sẽ mang lại kết quả gì, đồng thời suy nghĩ kỹ những gì có thể gặt hái sau khóa học.

Thứ hai, dù khẩu hiệu là cần thiết, nhưng nếu hô khẩu hiệu mà thành công thì trên thế giới số người thành công chiếm tới 99% chứ không chỉ là một vài phần trăm như chúng ta thấy.

Thứ ba, cần nhìn rõ thành công đến từ đâu? Nếu tham gia các lớp học đào tạo khiến nhiều người “đâm lao phải theo lao” thì rất nguy hiểm.

Thứ tư, mục tiêu của những người dạy các khóa đào tạo này là gì? Nhiều khi những người này dùng chiêu thức “giấu trời, vượt biển” để thu hút đám đông và sự chú ý nhằm bán hàng đa cấp. Nếu nhận ra những điều không ổn này thì bạn cần rút lui nhanh chóng.

Viện dẫn câu nói của người xưa, Shark Việt nhắc nhở các bạn trẻ “10 năm học tập, 10 năm rèn luyện ý chí rồi mới ra thi thố với đời”.

Theo Shark, mỗi người cần có thể lực, tâm lực, nhìn kỹ vào trong tâm mình, sống với chính bản thân, hiểu mình có năng lực gì chứ không phải hò hét bên ngoài, hô khẩu hiệu.

Theo ông, quan trọng là mỗi người cần tự đánh giá được mình gặt hái được gì khi tham gia các khóa học, ngoài tiền.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Shark Nguyễn Thanh Việt