Skip to main content

Thẻ: social media

[Update] Kích thước video chuẩn trên Social Media 2020

Cũng như hình ảnh tĩnh, để đảm bảo rằng bạn đang cố gắng hết sức với nội dung video của mình trên nền tảng social media, bạn cần tuân thủ các thông số kỹ thuật của nền tảng để tải lên video, bao gồm kích thước, độ dài, định dạng và hơn thế nữa.

Bằng cách căn chỉnh đúng với các yêu cầu của các nền tảng cho video, bạn sẽ đảm bảo rằng bạn cung cấp cho khách hàng của bạn một trải nghiệm xem tối ưu nhất – trong khi hiểu sai có thể dẫn đến sự thất vọng nặng nề.

Các danh sách bao gồm thông tin về độ dài bài đăng video trung bình cho ngữ cảnh bổ sung có thể giúp lập kế hoạch tốt hơn cho phương pháp của bạn.

Và bạn cũng nên xem xét nội dung của video. Video là loại nội dung hoạt động tốt nhất trên mọi nền tảng mạng xã hội hiện nay. Thật đáng để xem xét các cách bạn có thể sử dụng video trong chiến lược marketing của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Ai hưởng lợi khi TikTok bị cấm?

Không chỉ Ấn Độ, chính phủ Mỹ cũng đang xem xét cấm ứng dụng TikTok của Trung Quốc để đảm bảo an ninh quốc gia.

Ai hưởng lợi khi TikTok bị cấm?

Những cái tên vui nhất khi nghe tin này, không ai khác ngoài các hãng công nghệ Mỹ như Facebook, Twitter. Trong bối cảnh bị nhiều cơ quan lập pháp “dòm ngó” về chính sách quyền riêng tư, các công ty Mỹ có thể tận dụng tranh cãi liên quan đến đối thủ như TikTok để hưởng lợi.

Vào ngày 10/6, tất cả nhân viên Amazon bất ngờ được yêu cầu xóa TikTok ngay lập tức để tránh rủi ro bảo mật. Thế nhưng vài giờ sau, Amazon đã xóa thông báo ấy với lý do “gửi nhầm”.

Chưa rõ lý do Amazon yêu cầu nhân viên xóa TikTok. Theo Business Insider, điều đó phản ánh sự nghi ngờ trong quy định của Mỹ đối với các hãng công nghệ Trung Quốc – thứ đang được các hãng khai thác nhằm che đi sự mập mờ về các quy định, chính sách của họ.

Thời gian qua, các hãng công nghệ lớn như Facebook, Google, Amazon đã nhận rất nhiều sự quan tâm từ người dùng, giới truyền thông và chính phủ Mỹ sau hàng loạt bê bối liên quan đến quyền riêng tư và kiểm duyệt nội dung. Mối quan tâm ngày càng cao khi quy mô, sự chi phối của các công ty ngày càng lớn.

Họ đang đối mặt với áp lực đến từ nhiều phía, từ yêu cầu cải cách luật kiểm duyệt nội dung trực tuyến đến tái cơ cấu công ty để chống độc quyền.

Với những động thái của chính quyền Tổng thống Donald Trump về vấn đề Trung Quốc, các hãng công nghệ đã tận dụng nó để bảo vệ quan điểm của họ.

Ví dụ, CEO Facebook, Mark Zuckerberg từng phát biểu về quyền tự do bày tỏ (free expression) hồi tháng 10/2019. Zuckerberg cho rằng Trung Quốc đang tạo ra mạng Internet của riêng họ với những giá trị rất khác, và đang “xuất khẩu” tầm nhìn đó ra thế giới.

Tại những nước ngoài Trung Quốc, Internet được hình thành phần lớn dựa trên nền tảng của Mỹ, với giá trị cốt lõi là tự do bày tỏ. Zuckerberg nói rằng nếu 10 năm trước, gần như mọi nền tảng phổ biến trên Internet là của Mỹ thì bây giờ, 6/10 nền tảng hàng đầu lại đến từ Trung Quốc.

“Chúng ta bắt gặp các nền tảng ấy trên mạng xã hội. Trong khi dịch vụ của chúng tôi (như WhatsApp) được dùng bởi các nhà hoạt động, nhóm biểu tình ở khắp nơi do tính bảo mật và quyền riêng tư thì trên TikTok, những nội dung liên quan đến các cuộc biểu tình bị kiểm duyệt, kể cả ở Mỹ. Liệu đó có phải Internet mà chúng ta muốn?”, CEO Facebook đặt câu hỏi.

Zuckerberg đã so sánh Internet hiện nay như cuộc xung đột giữa các nền văn minh hiện đại. Bây giờ, việc “chĩa mũi dùi” vào TikTok có thể mang về lợi thế cho các công ty công nghệ Mỹ, trong đó có Facebook.

Bản thân ông Trump, người luôn chỉ trích Huawei giờ đã chuyển hướng sang TikTok. Một số nguồn tin cho rằng Nhà Trắng đang lên kế hoạch cấm ứng dụng này tại Mỹ vì lo ngại an ninh. Sau khi Amazon yêu cầu nhân viên gỡ TikTok, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Josh Hawley viết rằng “toàn bộ chính phủ liên bang nên áp dụng theo”.

Dù Amazon đã thu hồi yêu cầu, ít nhất một công ty lớn của Mỹ đã thực sự cấm nhân viên sử dụng TikTok là Wells Fargo (công ty cung cấp dịch vụ tài chính).

Nếu chính phủ Mỹ cấm các ứng dụng nước ngoài như TikTok của Trung Quốc, các tập đoàn Mỹ rõ ràng được hưởng lợi nhiều nhất bởi sự cạnh tranh sẽ giảm đi rất nhiều.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via enternews

Top 5 Social Media Trends ‘Hot’ nhất 2020 cho marketers

Trong thập kỷ qua, tầm quan trọng của phương tiện truyền thông mạng xã hội đã phát triển và trở thành một phần quan trọng trong mọi chiến lược marketing của doanh nghiệp.

Top 5 Social Media Trends 'Hot' nhất 2020 cho marketers

Điều này cũng không có gì quá khó hiểu: Theo một nghiên cứu từ We Are Social cho thấy trên toàn thế giới có 3.8 tỷ người sử dụng phương tiện truyền thông mạng xã hội vào năm 2020 và con số này vẫn tăng lên đều hàng năm.

Các phương tiện truyền thông mạng xã hội tạo thành một phần gốc rễ để gắn kết với cộng đồng Millennials (Gen Y) và Gen-Z.

Bây giờ, tất cả chúng ta đều biết rằng phương tiện truyền thông mạng xã hội là một cách hiệu quả để thu hút và tạo mối quan hệ lâu dài với đối tượng khách hàng mục tiêu của chúng ta.

Phương tiện truyền thông mạng xã hội là một phương tiện mang tính năng động và tương tác cao. Điều này có nghĩa là khi các phương tiện truyền thông mạng xã hội càng phát triển thì bạn càng có thêm nhiều cơ hội để tăng cường mức độ tương tác với khách hàng của mình.

Tuy nhiên, năm 2020 đang bắt đầu chứng kiến sự thay đổi so với các xu hướng trước đó, dù nhỏ, cũng có thể tạo ra tác động lâu dài đến các chiến dịch của bạn.

Khi các nhà marketers quản lý các dự án và chiến dịch truyền thông mạng xã hội mới, điều quan trọng là phải tích hợp các xu hướng truyền thông mạng xã hội đang diễn ra vào các nỗ lực của họ để tiếp tục có được thành công vang dội hơn.

Dưới đây là 5 xu hướng cần lưu ý khi bạn xây dựng và cải tổ các chiến lược truyền thông mạng xã hội của mình trong năm 2020 này.

1. Bán hàng cộng đồng = Cá nhân hoá.

Cá nhân hóa là một xu hướng đã tồn tại trên bức tranh của marketing trong nhiều năm nay nhưng vẫn tiếp tục cho thấy cơ hội phát triển về mặt truyền thông xã hội.

Khi bạn bán thương hiệu của mình trên mạng xã hội, điều quan trọng là bạn phải tùy chỉnh nội dung của mình theo các phân khúc mục tiêu có liên quan.

Chẳng hạn, các nền tảng như Facebook cung cấp các tính năng nhắm mục tiêu và tùy chỉnh nâng cao cho các chiến dịch quảng cáo.

Vấn đề đặt ra là, làm thế nào bạn có thể tập trung vào việc cá nhân hóa đúng cách cho khách hàng của bạn? Câu trả lời là hãy tự nghiên cứu. Bạn có thể bắt đầu bằng cách đọc các chiến thuật marketing tốt nhất và sau đó áp dụng nó cho phân khúc thị trường mục tiêu của bạn.

Với xu hướng thương mại xã hội ngày càng phát triển, khách hàng của bạn tiếp tục ‘tiêu thụ’ các phương tiện truyền thông được xây dựng để dành riêng cho họ. Điều này tạo thành một phần của trải nghiệm khách hàng mà họ mong muốn có được từ thương hiệu.

Bằng cách tăng khả năng hiển thị thương hiệu đến họ trên các nền tảng mạng xã hội thông qua việc cá nhân hóa, bạn cung cấp cho họ trải nghiệm tuyệt đối, nơi mà họ biết bạn đang quan tâm nhiều đến họ.

2. Instagram dấu “like”.

Instagram là một trong những nền tảng truyền thông mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay. Cho dù bạn đang tìm kiếm các cách thức để có được nhiều người theo dõi hơn hay tạo một hồ sơ thương hiệu độc đáo cho doanh nghiệp của mình, thì Instagram là một phương tiện mà bạn không thể bỏ qua.

Quá hiển nhiên để chúng ta hiểu rằng, hành động ‘thích’ là một chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ tương tác của một bài đăng, đặc biệt là đối với các thương hiệu đo lường hiệu quả bằng sự tương tác trên Instagram.

Tuy nhiên, Instagram đã khiến lượt ‘thích’ trở nên ít quan trọng hơn trong tính năng của mình. Người dùng sẽ không còn xem được lượt thích trên các bài đăng khác trên Instagram mà chỉ xem được trên bài đăng của riêng họ.

Lý giải cho điều này? Bởi vì việc ‘thích’ có liên quan đến các vấn đề về sức khoẻ tinh thần, đặc biệt là đối với các phương tiện trực tuyến.

Instagram muốn tách ra khỏi sự kỳ thị liên quan đến việc xem lượt thích là thước đo của mức độ phổ biến và sự công nhận. Những lượt thích giả mạo cũng có thể vẽ nên một bức tranh sai lệch cho các thương hiệu khi họ nghĩ rằng họ có phạm vi tiếp cận rộng hơn với đối tượng mục tiêu của họ. Điều này là hoàn toàn sai lệch.

Bạn có thể tự hỏi chính mình là điều này sẽ tác động đến kế hoạch marketing trên truyền thông mạng xã hội của bạn như thế nào. Để bắt đầu, các nhà marketer cho thương hiệu sẽ phải tìm những cách mới để đo lường mức độ tiếp cận và thành công của thương hiệu trên Instagram.

Nếu lượt thích bị xóa bỏ, bạn sẽ dựa trên cơ sở nào để đánh giá mức độ tương tác với khách hàng mục tiêu.?

Có vẻ như khi mạng xã hội Instagram thực hiện động thái này, các nền tảng truyền thông mạng xã hội phổ biến khác cũng có thể lựa chọn tương tự. Để điều chỉnh những thay đổi đến tính năng này, bạn nên nghĩ ra những cách mới để để đo lường tương tác trên các nền tảng này.

3. Những chỉ số mang tính hiệu suất sẽ phát triển mạnh (Performance Marketing).

Khi những nền tảng truyền thông mạng xã hội ngày càng phát triển, một trong những yêu cầu đặt ra cho người làm marketing là việc cần đảm rằng các chỉ số hiệu suất của họ đối với thương hiệu cũng phải tăng theo tương ứng.

Nhưng như bạn thấy đó, các chỉ số như lượt thích hoặc rồi cũng có thể sẽ bỏ dần các chỉ số tương tác tương tự khác. Bạn sẽ làm gì?

Đây là một tín hiệu cho tất cả những người làm marketing trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội để suy nghĩ lại về số liệu của họ đồng thời nên tập trung vào những người có thể hành động nhiều hơn thay vì những tương tác như ‘thích’ hay ‘chia sẻ’.

Top 5 Social Media Trends 'Hot' nhất 2020 cho marketers

Việc tập trung vào các yếu tố như nhân khẩu học của đối tượng, thu thập thông tin chi tiết về dữ liệu để nhắm mục tiêu khách hàng tiềm năng tốt hơn sẽ là kết quả cuối cùng của xu hướng này.

Nếu bạn muốn thay đổi xu hướng và tập trung hơn vào nội dung video, bạn có thể cân nhắc nhiều hơn cho các nền tảng như YouTube, Instagram và Snapchat hoặc cuối cùng là bắt đầu một kênh TikTok.

Các số liệu như khách hàng tiềm năng có thể phản ánh ROI (return on invest) cho các chiến dịch truyền thông mạng xã hội của bạn chính xác hơn. Xu hướng này sẽ là một bước ngoặt cho tất cả các nhà marketers.

4. Video – Vẫn là tương lai của nội dung.

Cho dù bạn đang suy nghĩ về TikTok hoặc “Câu chuyện – Story” trên Instagram hoặc nội dung dài hơn như IGTV, Facebook Live hoặc YouTube thì nội dung video vẫn là loại hình nội dung tốt nhất trong việc giữ chân khách hàng.

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Cisco, đến năm 2022, 82% tất cả nội dung trực tuyến sẽ là video.

TikTok cũng đang nắm giữ một cơ hội lớn cho các thương hiệu muốn nhắm vào đám đông Gen-Z. Với hơn 1.5 tỷ người dùng, TikTok là một nền tảng tuyệt vời để thương hiệu gia tăng tương tác với giới trẻ bằng những video hài hước và thân thiện.

Trong khi đó, theo dữ liệu của Socialbakers cho thấy, các nhà marketers vẫn đánh giá rất cao mức độ hiệu quả đối với nội dung video và phát trực tiếp (livestream) trên nền tảng Facebook.

Nếu bạn chưa tạo video cho thương hiệu của mình, thì giờ là lúc bạn nên nhảy vào và biến nó thành một phần không thể thiếu trong chiến lược nội dung của bạn.

5. Những nền tảng ngách (Niche) sẽ phát triển mạnh.

Những ‘vị vua’ truyền thông mạng xã hội mà tất cả chúng ta đều biết là Facebook, Instagram. Nhưng những nền tảng khác như LinkedIn, Snapchat và thậm chí các nền tảng mới hơn như TikTok bạn cũng không được bỏ qua.

LinkedIn là một nền tảng thích hợp đối với B2B marketing khi thương hiệu muốn tạo kết nối kinh doanh lâu dài với khách hàng. TikTok và Snapchat là những nền tảng tương tác vừa chớm nở cho các nhà làm marketing nhằm tương tác với đám đông giới trẻ hơn nhiều.

Những nền tảng này phản ánh một xu hướng nóng trong chính bản thân nó. Mọi người đang di chuyển từ các không gian rộng lớn và truyền thống hơn đến các nền tảng với các cộng đồng cụ thể và tập trung hơn. Đó chính là các nền tảng ngách.

Điều này là rất quan trọng đối với các thương hiệu để khám phá những ‘ngóc ngách’ từ đó tạo ra những kết nối mới với đối tượng hay cộng đồng của họ. Xây dựng một cộng đồng thương hiệu vững mạnh và đa chiều là yếu tố cốt lõi ở vấn đề này.

Sử dụng các nền tảng marketing truyền thông mạng xã hội phù hợp có thể tạo ra sự khác biệt lớn với đối tượng và mục tiêu thương hiệu của bạn. Với tư cách là những nhà marketers, bạn biết bạn nên làm gì rồi chứ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

25 ‘sự thật’ mà marketers cần biết về ứng dụng Pinterest

Đối với những người làm Marketing, Pinterest là một nền tảng tuyệt vời để giới thiệu thương hiệu của bạn. Tuy nhiên, bạn có biết mọi thứ cần biết về Pinterest không? Sau đây là 25 sự thật bạn nên nắm bắt về ứng dụng này.

25 'sự thật' mà marketers cần biết về ứng dụng Pinterest

Ảnh: statista

Hãy nhìn vào biểu đồ trên, Pinterest là một nền tảng mạng xã hội ‘khổng lồ’ với 367 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU). Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả.

1. Có hơn 200 tỉ Pins trên Pinterest

Nếu bạn đang cần một chút cảm hứng cho thương hiệu của bạn?

Truy cập ngay Pinterest và duyệt qua hàng tỷ ghim đẹp, độc đáo, hài hước, chu đáo và tạo cảm hứng.

2. 72% người dùng của Pinterest là phụ nữ

Bên cạnh đó là 19% người dùng là nam giới và 9% là không xác định.

3. 83% người dùng có hành động mua hàng sau khi xem nội dung của thương hiệu trên Pinterest

Các tìm kiếm không có thương hiệu trên Pinterest rất cao: 97%.

Điều này mang đến cho bạn một cơ hội lớn để đưa nội dung thương hiệu của bạn đến trước khách hàng của mình khi họ ở giai đoạn đầu của hành trình mua hàng.

Biết đâu được? Thương hiệu của bạn có thể có ý tưởng mà họ đang tìm kiếm.

4. Pinterest là mạng xã hội lớn thứ ba ở Mỹ

Vào cuối năm 2019, Pinterest đã vượt qua Snapchat để trở thành mạng xã hội phổ biến thứ ba của Mỹ.

5. Pinterest thu về 400 triệu USD doanh thu trong quý cuối năm 2019

Trong số tiền này, 350 triệu USD được tạo ra ở thị trường Mỹ và 50 triệu USD còn lại được tạo ra từ thị trường quốc tế.

6. Pinterest là mạng xã hội duy nhất đưa nó trở thành Top 10 thương hiệu được quan tâm hàng đầu ở Mỹ

Pinteresr đứng thứ 10, sau các công ty lớn như Apple, Android, Disney và Spotify.

7. 98% người dùng nói rằng họ đã thử một cái gì đó mới mà họ chỉ tìm thấy trên Pinterest

Người dùng Pinterest rất tò mò, cởi mở và sáng tạo.

Nếu thương hiệu của bạn có yếu tố mà họ đang tìm kiếm, bạn có cơ hội rất lớn để chuyển đổi bán hàng cho họ.

8. 83% người dùng hàng tuần đã mua hàng dựa trên nội dung thương hiệu trên Pinterest

Nếu bạn biết đối tượng của mình và những gì họ yêu thích, bạn có thể dễ dàng ‘kéo’ họ vào hành trình mua hàng bằng nội dung Pinterest của bạn.

9. Người dùng Pinterest quốc tế đang tăng nhanh về số lượng

Hiện tại có hơn 247 triệu người dùng hoạt động hàng tháng trên Pinterest ở ngoài thị trường Mỹ.

10. Lượt xem video trên Pinterest đã tăng 6 lần từ 2018 đến 2019

Chắc bạn đã biết video trở nên phổ biến như thế nào trong marketing rồi.

Trên Pinterest cũng không kém gì khi lượt xem video tăng dần qua từng năm.

11. Pinterest ra mắt phản ứng (reaction) video vào quý 4 năm 2019

Điều này cung cấp cho người dùng nhiều cách hơn để tương tác với nội dung video trên nền tảng này.

12. ‘Life Moments’ hay ‘những khoảnh khắc của cuộc sống’ là từ khoá được tìm kiếm phổ biến nhất trên Pinterest

Những khoảnh khắc của cuộc sống này bao gồm:

  • Mùa cưới (1 tỷ lượt tìm kiếm mỗi năm).
  • Nhà mới (3 triệu lượt tìm kiếm mỗi năm).
  • Em bé mới (646 triệu lượt tìm kiếm mỗi năm).
  • Quà tặng (566 triệu lượt tìm kiếm mỗi năm).
  • Mua xe (81 triệu lượt tìm kiếm mỗi năm).

Những Pins có làm nổi bật ‘khoảnh khắc của cuộc sống’ có mức tăng doanh số cao hơn 22%.

13. Trung bình mỗi người dùng Pinterest tìm kiếm 8 lần mỗi tháng

Điều này có nghĩa là Pinterest có 2 tỷ lượt tìm kiếm mỗi tháng!

14. 40% người làm bố ở Mỹ có sử dụng Pinterest

Phụ nữ thống trị thế giới của Pinterest.

Nhưng điều đó không có nghĩa là đàn ông không thể hoạt động trên nền tảng này.

Trên thực tế, các ông bố ở Mỹ hoạt động trên Pinterest nhiều hơn bất kỳ Pinner nào khác. và họ tìm kiếm nhiều hơn 62% so với mức của người dùng trung bình!

15. 85% người dùng sử dụng nền tảng này trên điện thoại di động

Bạn biết điều đó có nghĩa là gì không ?

Nếu website của bạn chưa được tối ưu hóa cho thiết bị di động, thì đây là thời điểm để bạn làm điều đó.

16. 48% Pinners sử dụng Pinterest để mua sắm

Để so sánh, nó chỉ có 14% trên Facebook.

17. Tỷ lệ khung hình 2:3 hoạt động tốt nhất cho Pins

Hãy sử dụng hình ảnh dọc chất lượng cao cho nội dung của mình.

Tỷ lệ khung hình 2: 3 là tốt nhất. Ví dụ: 1000 x 1500 pixel.

18. Hãy xây dựng một câu chuyện thương hiệu bằng video để  thúc đẩy sự tương tác.

Người dùng xem video quảng cáo có câu chuyện thương hiệu dài hơn 32% so với các video không có.

Đừng quá lo lắng. Câu chuyện thương hiệu của bạn không cần quá dài và phức tạp.

19. Đặt tên thương hiệu của bạn vào phần mô tả của nội dung (Pins) của bạn có thể tăng gấp đôi nhận thức về thương hiệu

Trường mô tả Pins của bạn là một ‘kho’ thông tin cho khách hàng của bạn.

Hãy sử dụng nó một cách khôn ngoan và tinh tế.

20. Ghim (Pins) phù hợp với trang đích có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn

Đối tượng của bạn nhấp vào liên kết của bạn vì họ đã quan tâm đến nội dung của bạn.

Điều này có nghĩa là nếu trang đích của bạn quá khác so với nội dung, họ có thể sẽ cảm thấy thất vọng và rời đi.

Trên thực tế, các Pins và trang đích nhất quán với nhau có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn 13%.

21. Phần giá bán được đề cập trong mô tả giúp tăng doanh số cao hơn

Đề cập đến giá bán của bạn trong mô tả pin có thể tăng doanh số cao hơn 28%.

22. Sử dụng hình ảnh khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn giúp doanh số bán hàng nhiều hơn 67%

Các Pinners muốn xem sản phẩm của bạn đang được sử dụng như thế nào.

Hãy sử dụng KOL, người mẫu…để thực hiện điều này.

23. Sử dụng CTA (call to action) trong phần mô tả Pins có thể giúp chuyển đổi tăng hơn 70%

Sử dụng các từ kêu gọi hành động mạnh mẽ như “Khám phá thêm” và “Tìm hiểu thêm” để tạo ra các đăng ký.

24. Pinners thích những nội dung có hình ảnh

Trên thực tế, 56 triệu Pinners tương tác với những nội dung làm nổi bật như: các quán bar ngoài trời, phòng khách, đài phun nước ngoài trời, v.v.

25. 9.5 triệu Pinners quan tâm đến nội dung dịch vụ tài chính

Những Pinners sử dụng nền tảng này cho các quyết định nghiêm túc giúp thay đổi cuộc sống thông qua các dịch vụ tài chính.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Facebook vẫn ‘án binh bất động’ bất chấp nạn tẩy chay quảng cáo và giá cổ phiếu xuống dốc

Giới quan sát cho rằng dù chịu nhiều sức ép từ làn sóng tẩy chay quảng cáo từ hơn 400 nhãn hiệu, điều này dường như sẽ không có tác động tài chính lớn đối với Facebook.

Quảng cáo của hơn 400 nhãn hiệu bao gồm Coca-Cola và Starbucks đã biến mất khỏi Facebook từ ngày 1/7, sau khi các bên đã thất bại trong việc đàm phán về chấm dứt “làn sóng” tẩy chay những phát ngôn thù địch trên mạng xã hội lớn nhất thế giới này.

Các nhóm hoạt động vì dân quyền tại Mỹ đã tranh thủ sự ủng hộ của các công ty đa quốc gia để tạo áp lực lên “người khổng lồ” truyền thông xã hội, yêu cầu Facebook tăng cường xử lý những phát ngôn thù địch và nội dung mang tính phân biệt chủng tộc trên trang mạng của họ.

Ba nguồn tin ẩn danh cho biết các quản lý cấp cao của Facebook bao gồm bà Carolyn Everson, Phó Chủ tịch bộ phận giải pháp kinh doanh toàn cầu, và ông Neil Potts, Giám đốc Chính sách công, đã tổ chức ít nhất hai cuộc họp với các nhà quảng cáo vào thứ Ba (30/6), trước thềm cuộc tẩy chay kéo dài một tháng.

Dự kiến, Giám đốc điều hành (CEO) Facebook Mark Zuckerberg cũng sẽ có một cuộc gặp với các bên tổ chức cuộc tẩy chay vào ngày 6 hoặc 7/7.

Tuy nhiên, tại cuộc họp ngày 30/6, các quản lý cấp cao nói trên không hề đưa ra bất cứ thông tin mới nào về cách họ sẽ giải quyết những nội dung thù địch.

Thay vào đó, họ chỉ viện dẫn lại các thông cáo báo chí gần đây của Facebook, làm các nhà quảng cáo thất vọng vì họ cho rằng các kế hoạch đó không đủ mạnh tay.

Giới quan sát cho rằng dù chịu nhiều sức ép, làn sóng tẩy chay dường như sẽ không có tác động tài chính lớn đối với Facebook.

Theo một nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường Morningstar dựa trên dữ liệu của công ty về Digital Advertising, Pathmatics, 100 thương hiệu hàng đầu trên Facebook trong năm 2019 chỉ mang lại 6% tổng doanh thu quảng cáo hàng năm của nền tảng này.

Phía Facebook cũng cho biết trong năm ngoái, 100 nhà quảng cáo hàng đầu của họ chiếm chưa đến 20% tổng doanh thu quảng cáo.

Tin tức về cuộc tẩy chay đã “thổi bay” 56 tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường của Facebook, với giá cổ phiếu của công ty này giảm 8% vào thứ Sáu tuần trước (26/6).

Nhưng sang phiên thứ Ba (30/6), cổ phiếu Facebook đã phục hồi với mức 3%. Tính từ đầu năm tới nay, giá của cổ phiếu của Facebook vẫn tăng hơn 8%.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via enternews

TikTok lần đầu tiên trong lịch sử lọt Top 100 thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu

Nền tảng mạng xã hôi TikTok là một trong những thương hiệu có sự thay đổi mới nhất năm nay, tuy nhiên, liệu TikTok có lặp lại được thành công như đối thủ Instagram không?

Theo bảng xếp hạng Top 100 thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu do BrandZ bình chọn năm 2020, TikTok được xếp ở vị trí 79 với giá trị thương hiệu là 16.9 tỷ USD.

Với vị trí này, TikTok hiện đang đứng trước các ứng dụng như Uber với thứ hạng số 85 và 16 tỷ USD, Adidas với thứ hạng 92 và 15 tỷ USD, Pepsi với thứ hạng 99 và 13 tỷ USD. TikTok cũng có tên trong danh sách Top 10 thương hiệu giải trí và truyền thông do BrandZ bình chọn.

Thuộc sở hữu của công ty công nghệ Trung Quốc ByteDance, TikTok đã trở thành một trong những thương hiệu truyền thông mạng xã hội dành cho Gen Z với hơn 1.5 tỷ lần được tải xuống thông qua App Store và Google Play. Hiện TikTok đã có hơn 800 triệu người dùng hoạt động trên toàn thế giới.

Ông Martin Guerrieria, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu toàn cầu của BrandZ cho biết: “TikTok không phải là môt thương hiệu ra đời quá lâu, tuy nhiên nó được xem như là một thương hiệu với khả năng sáng tạo ‘tột đỉnh’.

Nếu một thương hiệu của bạn được coi là sáng tạo hơn so với đối thủ cạnh tranh, thì đó là một động lực rất lớn về giá trị”.

Đối thủ Instagram là một trong những cái tên có mức tăng trưởng cao nhất trong top 100, tăng 15 bậc lên xếp hạng thứ 29 với 41.5 tỷ USD. Theo sau là YouTube xếp hạng 37 với 37 tỷ USD và LinkedIn xếp ở mức 43 với 29.9 tỉ USD.

Trong bảng xếp hạng cụ thể cho lĩnh vực truyền thông và giải trí, Instagram có mức tăng trưởng cao nhất về giá trị thương hiệu, đứng ở vị trí thứ 24 với giá trị thương hiệu tăng 47% lên 41.5 tỷ USD, đứng trước cả Netflix ở thứ hạng 26 với 45.9 tỷ USD nhưng mức tăng trưởng chỉ là 34%.

Các thương hiệu mạng xã hội lần đầu tiên xuất hiện trên BrandZ vào năm 2010. Vào thời điểm đó, Facebook cũng không nằm trong top 100, chỉ đứng ở vị trí cuối cùng trong top 20 thương hiệu công nghệ với trị giá khiêm tốn ở mức 5.5 tỷ USD.

Những chỉ trong năm sau, gã khổng lồ truyền thông mạng xã hội này đạt vị trí 35 trong bảng xếp hạng tổng thể, với mức định giá 19.1 tỷ USD – mức tăng đáng kinh ngạc tới 246%.

Đến năm 2014, Facebook đã cố gắng thiết lập một chỗ đứng vững chắc trong top 20, một nền tảng mạng xã hội khác đã lọt vào top 100 là LinkedIn ở vị trí 78, cao hơn một bậc so với vị trí hiện tại của TikTok năm 2020 là 79.

Instagram chỉ lọt vào top 100 của BrandZ ở mức 91, tức trở lại mức vào năm 2018, với mức định giá 14.5 tỷ USD.

Facebook đã mất đi một số sức hấp dẫn trong những năm gần đây, đặc biệt là trong một thế hệ những người dùng trẻ tuổi, cùng với sự sụp đổ từ vụ bê bối thu thập dữ liệu Cambridge Analytica và nạn tẩy chay quảng cáo hiện tại từ các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu như Unilever, Coca-Cola và Starbucks.

Trong khi các nền tảng truyền thông mạng xã hội khác đang ngày càng ‘sa lầy’ vào các cuộc tranh luận chính trị và văn hóa thì TikTok đang hướng tới việc duy trì cảm giác mới mẻ và vui vẻ. Tuy nhiên, nền tảng này cần thu hút sự quan tâm của thương hiệu lớn hơn, chẳng hạn vừa ra mắt dịch vụ TikTok for Business.

Tương lai có vẻ tươi sáng nếu TikTok có thể duy trì sự sáng tạo của mình đồng thời các thương hiệu lớn muốn mở rộng phạm vi người dùng đến nền tảng này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via BrandZ

5 ‘thủ thuật’ chuyển đổi đơn giản giúp tạo ra nhiều traffic hơn trên Social Media

Bạn có thể không quá ngạc nhiên khi ngày nay Social Media hay phương tiện truyền thông mạng xã hội là nguồn cung cấp lưu lượng truy cập (traffic) giới thiệu lớn nhất của một website.

Trung bình mọi người dành 144 phút mỗi ngày cho phương tiện truyền thông mạng xã hội, nhưng ở một số nơi trên thế giới, họ thậm chí còn dành nhiều thời gian hơn.

Điều kỳ diệu hơn là thời gian trung bình dành cho phương tiện truyền thông mạng xã hội còn vượt qua cả thời gian dành cho việc giao tiếp xã hội, ăn uống và cả dọn dẹp nhà cửa.

Là người làm marketing truyền thông mạng xã hội, chúng ta cần nhận ra giá trị của phương tiện truyền thông mạng xã hội. Thật không may, cũng không dễ dàng gì để thúc đẩy chuyển đổi trên phương tiện truyền thông mạng xã hội vì phần lớn người dùng chủ yếu là ‘người bí ẩn’.

Theo môt nghiên cứu gần đây nhất, chỉ 0,71% là tỉ lệ chuyển đổi thông qua lưu lượng truy cập từ phương tiện truyền thông mạng xã hội và con số này thấp hơn 2,5 lần so với chuyển đổi từ lưu lượng truy cập thông qua các công cụ tìm kiếm (Google, Yahoo, Bing).

Không ai lên Facebook hay Instagram để mua nhà cả. Trong khi những người dùng một khi đã gõ những từ khoá liên quan đến việc mua nhà trên các công cụ tìm kiếm thì rất có thể họ sẽ “action’ sau đó.

Về vấn đề này, bạn nên áp dụng các chiến lược tối ưu hóa chuyển đổi khác nhau để thu hút thêm lưu lượng truy cập đến từ các phương tiện truyền thông mạng xã hội.

Sau đây là những ‘thủ thuật’ nhỏ khá đơn giản bạn có thể làm cho doanh nghiệp của mình.

1. Re-targeting – Nhắm mục tiêu lại khách hàng của bạn

Đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ, họ thường tập trung vào việc có được khách hàng mới. Họ đánh giá thấp khả năng thu hút lại khách hàng trước đây của mình.

Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng sẽ rẻ hơn để giữ chân khách hàng hiện tại so với việc đi tìm kiếm khách hàng mới.

Hơn nữa, các doanh nghiệp nhỏ có cơ hội bán hàng từ 60 đến 70% cho khách hàng cũ trong khi cơ hội này cho khách hàng mới chỉ chiếm khoảng từ 5% đến 20%.

Nhắm mục tiêu lại các khách hàng trước đây của bạn là hoat động không nên bỏ qua nếu bạn muốn có thêm lưu lượng truy cập và doanh số. Bất kỳ trải nghiệm người dùng nào cũng có thể được khôi phục bằng cách xây dựng các chiến dịch nhắm mục tiêu lại.

2. Seasonal Content – Hãy xây dựng nội dung theo mùa

Một trong những cách hiệu quả nhất để nổi bật hơn so với đối thủ và nhận được nhiều lưu lượng truy cập hơn là ‘làm sống lại’ các chiến dịch truyền thông mạng xã hội của bạn bằng content marketing theo mùa.

Chẳng hạn, Khi một mùa nóng đang đến, rất nhiều người quan tâm đến việc sẽ thực hiện một số hành động gì đó ngay cả khi họ không có kế hoạch hành động trước.

Tính thời vụ là một cách tuyệt vời để các doanh nghiệp nhỏ thu hút sự quan tâm tại các điểm mấu chốt của chiến lược.

Khi bạn bắt đầu xem xét các xu hướng theo mùa, bạn có thể tìm ra khi nào sự quan tâm của khách hàng bắt đầu lên đến đỉnh điểm và khi ấy bạn cần ‘ra tay’ nhanh nhất có thể.

Sức mạnh của tính thời vụ nên được các marketer sử dụng trong social media marketing hay tiếp thị truyền thông mạng xã hội.

Một trong những ví dụ điển hình nhất về phương thức này là Starbucks, một chuyên gia marketing theo mùa. Họ đã chuẩn bị Pumpkin Spice Latte vào đầu tháng 9 và Mocha sô cô la trắng nướng của họ gần Giáng sinh.

Hơn nữa, các ưu đãi theo mùa của họ luôn khác nhau tùy thuộc vào từng quốc gia để kết nối tốt hơn với khách hàng và đáp ứng truyền thống của họ.

3. Đa dạng hóa CTAs (call to action) của bạn

Người dùng các phương tiện truyền thông mạng xã hội là những ‘người bí ẩn’. Cũng không dễ dàng thuyết phục ai đó tải xuống những thứ bạn muốn dù là miễn phí.

Nếu bạn muốn khơi dậy mối quan tâm với người dùng trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội, bạn cần tạo ra các nội dung (ad copy) hấp dẫn và đầy sức hút cho họ bao gồm nhiều sáng tạo và thử nghiệm hơn.

Cách tốt nhất để làm điều đó là bắt đầu với từ ngữ và vị trí CTA của bạn.

Hãy viết nội dung theo định hướng chuyển đổi giúp mọi người trả lời các câu hỏi quan trọng và cung cấp cho họ một hành động đơn giản để làm.

Để có thêm cảm hứng, hãy tìm hiểu các nhóm từ khóa tìm kiếm có hiệu suất cao vì những nhóm này là nhóm có khả năng hành động cao nhất.

Để thu hút thêm lưu lượng truy cập và khách hàng tiềm năng, hãy sử dụng toàn bộ nội dung mang tính trực quan cho CTAs trên trang của bạn. Canva có thể là một lựa chọn bạn cần.

4. Tự động hóa các cuộc hội thoại với chatbot

Ngày nay, rất nhiều doanh nghiệp nhỏ sử dụng chatbot như là một cách để giao tiếp hiệu quả với khách hàng của mình, quảng cáo và khuyến mãi sản phẩm ngay lập tức. Để cạnh tranh trong thế giới kinh doanh hiện đại, bạn nên tự động hóa các cuộc hội thoại bằng chatbot.

Dưới đây là một số lợi ích khác mà chatbot có thể mang lại cho doanh nghiệp của bạn:

  • Tiết kiệm thời gian và tiền bạc của bạn. Bạn không cần thuê một nhân viên để quản lý các thông điệp trên mạng xã hội.
  • Tạo thêm lưu lượng truy cập (Traffic Volume) và khách hàng tiềm năng. Chatbots có thể thu thập hiệu quả các thông tin cần thiết để phục vụ khách hàng tiềm năng của bạn tốt hơn.
  • Cải thiện trải nghiệm người dùng. Bằng cách cá nhân hóa các câu hỏi, chatbot có thể hỏi thêm và tiết lộ thêm về khách hàng từ nhu cầu đến các ‘nỗi đau’ mà họ đang gặp phải.
  • Phục vụ khách hàng 24/7. Rất nhiều khách hàng không thể chờ đợi và muốn nhận được câu trả lời ngay lập tức cho câu hỏi của họ, với chatbot điều này có thể nhanh chóng cung cấp bất cứ lúc nào trong tình huống khẩn cấp nhất hoặc khi bạn đang ‘offline’.

5. Hãy tạo ra các tài sản có thể chia sẻ

Cho dù bạn muốn thúc đẩy lưu lượng truy cập từ các phương tiện truyền thông mạng xã hội hoặc quảng bá các chiến dịch quảng cáo trên phương tiện truyền thông mạng xã hội của mình. Đừng cố gắng để bán hàng ngay. Khách hàng của bạn không thích bị bán. Thay vào đó, hãy tham gia, chia sẻ và xây dựng mối quan tâm của họ trước.

Hãy tạo một bản hướng dẫn thông tin, những nội dung hữu ích giúp giải quyết các vấn đề của khách hàng của bạn.

Viết một cuộc khảo sát hấp dẫn giúp xác định vấn đề người dùng đang gặp và khiến mọi người đủ quan tâm để hành động.

Bonus Tip: Hãy bắt đầu với các thử nghiệm

Khi bạn bắt đầu thử nghiệm trên phương tiện truyền thông mạng xã hội, bạn có thể mở ra một biên giới mới nơi không có giới hạn trong việc bạn thu thập thông tin phản hồi và dữ liệu, kiểm tra ý tưởng, tìm ra những gì không hiệu quả và tập trung vào những thứ tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn.

Hãy chắc chắn rằng thử nghiệm là một nghệ thuật và bạn thì…hiển nhiên rồi, bạn phải là một nghệ sĩ. Bạn nên biết rằng những người tiêu dùng khác nhau phản ứng khác nhau và những gì tốt cho thương hiệu này có thể không tốt cho một thương hiệu khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Twitter cho nhân viên làm việc ở nhà “suốt đời”

Twitter thông báo nhân viên có thể làm việc ở nhà “suốt đời” nếu họ muốn.

Twitter cho nhân viên làm việc ở nhà “suốt đời”

Trong một tuyên bố, Twitter nói họ là “một trong các doanh nghiệp đầu tiên áp dụng mô hình WFH (làm việc ở nhà)” khi dịch bệnh xảy ra song sẽ không phải “một trong các doanh nghiệp đầu tiên quay lại văn phòng”.

Công ty cho biết nếu nhân viên có vai trò và rơi vào tình huống cho phép làm việc từ xa, nếu họ muốn tiếp tục làm như vậy “vĩnh viễn” thì “chúng tôi sẽ cho phép điều đó xảy ra”. Nếu không, văn phòng sẽ là nơi ấm áp và chào đón họ cùng với một số biện pháp phòng ngừa khi Twitter cảm thấy an toàn để đi làm trở lại.

Theo Twitter, văn phòng sẽ không mở cửa trước tháng 9. Khi mở, công ty sẽ vô cùng thận trọng và có lộ trình. Sẽ không có các chuyến công tác trước tháng 9 trừ một số ít ngoại lệ và không có sự kiện gặp gỡ nào trong phần còn lại của năm 2020. Twitter khẳng định sức khỏe của nhân viên và cộng đồng là ưu tiên cao nhất của họ trong các tháng tiếp theo.

Twitter đã nhắc tới mô hình làm việc từ xa trước cả khi dịch bệnh xuất hiện. Trong cuộc gọi báo cáo kết quả kinh doanh quý IV/2019, CEO Twitter Jack Dorsey nói về ý tưởng làm việc từ xa khi bày tỏ sự bất mãn rằng quá nhiều nhân viên đang sống tại San Francisco.

Các gã khổng lồ công nghệ khác cũng cập nhật những biện pháp làm việc từ xa trong tương lai gần khi các chuyên gia dự đoán làm việc từ xa sẽ trở nên thông dụng hơn sau đại dịch và những chuyến công tác sẽ hiếm hơn.

Tuần trước, Facebook cho biết phần lớn nhân viên công ty được tiếp tục làm việc ở nhà đến hết năm 2020, còn Alphabet – công ty mẹ Google – nói nhân viên có thể quay lại văn phòng dần dần từ tháng 6 nhưng một số vẫn được phép làm từ xa cho tới hết năm.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via ICTNews

Hiểu đúng về bản chất của Social Media

Social Media là cốt lõi của earned media, là nơi thương hiệu trao đổi tương tác hai chiều với người tiêu dùng và là nền tảng của sự lan truyền. Social Media là xã hội thu nhỏ trên Internet giúp chúng ta kết nối với bạn bè, mọi người xung quanh. Bản chất của mạng xã hội là công cụ truyền thông được số hóa.

Khái niệm Social Media nghe có vẻ rất hoành tráng, nhưng thật ra vô cùng gần gũi. Đó là những công cụ giúp chúng ta dễ dàng tạo ra nội dung, kết nối, tương tác với cộng đồng trên Internet.

Càng nhiều người kết nối với nhau thì càng nhiều nội dung được tạo ra, càng nhiều nhiều thảo luận được trao đổi, từ đó nội dung càng dễ lan truyền.

Vì vậy mạng xã hội là một platform rất mạnh cho việc lan truyền cho nên chúng ta có thể nói social media là cốt lõi của earned platform.

Bản chất của mạng xã hội là nhà riêng của mọi người trên internet. Ở đó họ có thể kết nối với bạn bè, chia sẻ câu chuyện của bạn thân, tự tạo ra nội dung riêng, thậm chí là thể hiện cá tính bản thân.

Thông qua mạng xã hội, thương hiệu có thể hiểu được những điều mà người tiêu dùng ưu thích, quan tâm. Thương hiệu cũng có thể tạo ra ngôi nhà riêng của mình trên mạng xã hội, cung cấp nội dung thú vị và tiếp cận với người tiêu dùng gần hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, bạn không thể suốt ngày đến nhà người khác để quảng cáo vì đó là xâm phạm quyền tự do riêng. Cho nên Social không hẳn là nơi thích hợp để bạn suốt ngày “lải nhải” về câu chuyện thương hiệu của mình.

Thay vào đó, bạn có thể tạo ra những câu chuyện hay, mang tính thảo luận cao, tiếp cận họ theo hướng tự nhiên, không phản cảm và khuyến khích họ tương tác.

Vai trò của Social theo đó là tạo ra những sự thú vị để người tiêu dùng quan tâm một cách tự nhiên, tinh tế, không gượng ép, và hiển nhiên là không phải nơi quảng cáo thuần túy. Chắc chắn bạn sẽ thích một người bạn thú vị để giao tiếp trò chuyện thay vì một người suốt ngày gây phiền nhiễu.

Về mặt lâu dài, để tạo sự gắn kết như một người bạn, brand cần phải tạo ra sự tin tưởng bằng những nội dung phù hợp, sáng tạo, luôn mới mẻ. Đó là cách nghĩ đúng khi làm marketing trên mạng xã hội.

Chính vì vậy, khi bắt đầu xây dựng thương hiệu trên mạng xã hội, bạn cần phải xác định rõ vai trò của brand trên nền tảng này.

Bạn sẽ đem lại điều thú vị gì trong cuộc sống của người tiêu dùng? Hãy trả lời câu hỏi trước này trước khi muốn làm bạn với người tiêu dùng nhé.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips

Theo BrandCamp

3 Bí kíp tối ưu chiến dịch social marketing theo mùa

Làm thế nào các nhà bán lẻ có thể làm cho tiền quảng cáo mạng xã hội theo mùa của họ đi xa hơn.

Lên kế hoạch cho các chiến dịch quảng cáo mạng xã hội có trả phí theo các thời kì cao điểm – theo mùa, theo các kì ngỉ, hoặc các chương trình khuyến mãi – giúp bạn đảm bảo bạn có thể đạt được mục tiêu của mình.

Michelle Stinson Ross – Giám đốc vận hành Marekting tại Apogee Results (Một Digital Agency tại Texas, Mỹ) đã chia sẻ những bí quyết giúp các người làm quảng cáo (Advertiser) có thể dụng tối đa hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo theo mùa vụ.

Bí quyết được ông chia sẻ tại SMX West (SMX – Search Marketing Expo – Một tổ chức về Marketing được vận hành bởi Seacrch Engine Land và Marketing Land).

Một phần của chia sẻ tập trung sâu sắc vào digital commerce marketing (Tiếp thị thương mại số), các diễn giả chia sẻ việc những phương tiện mua sắm và thương mại xã hội đã làm thay đổi cách mà các nhà bán lẻ trực tuyến tiếp cận tiếp thị số (Digital Marketing).

Hãy ghi nhớ…

Các chiến dịch mạng xã hội có trả phí (social media marketing) phải tạo ra phễu doanh số cao hơn các chiến dịch quảng cáo tìm kiếm có trả phí (Paid Search).

Hãy thử nghĩ…Người dùng có thể tìm kiếm các sản phẩm mà họ chưa từng nghe về nó không? Là không thể đúng không. Về bản chất các từ khoá họ có được là một phần từ cách các thương hiệu đã tác động đến họ.

Đó là lý do tại sao những nhà làm quảng cáo mạng xã hội có trả phí cần suy nghĩ về nó như những hình thức quảng cáo đại chúng đã từng “làm mưa làm gió” trước đây như: báo giấy, radio hay là tivi chẳng hạn.

Tất cả những phương tiện này đã truyền đạt các thông điệp quảng cáo đến người dùng mà họ có thể chưa từng nghe về nó.

Phương tiện truyền thông mạng xã hội là kênh làm marketing có thể không xuất hiện như một “intense moment buying” (khoảnh khắc nảy sinh ý niệm mua hàng), nhưng nó có thể cung cấp một cơ hội để ghi nhớ hoặc giới thiệu người dùng tiềm năng đến nhãn hàng của bạn và những giá trị mà nhãn hàng có thể mang lại cho họ.

Bạn có thể xây dựng và phát triển khách hàng cũng như tiếp thị lại vào những thời điểm bán hàng theo mùa của bạn đạt cao điểm.

Facebook, Twitter, Instagram, Pinterest, LinkedIn – tất cả các nền tảng này đều có thể tiếp thị lại từ đó nhãn hàng hay thương hiệu có thể nhắc nhở họ ghi nhớ về bạn – còn cơ hội nào tuyệt vời hơn để gia tăng doanh số chứ !!!

Tiếp thị lại có thể đạt được kết quả tốt nhất khi nhà làm quảng cáo phân khúc rõ khách hàng, tách rõ phân khúc khách hàng mới tiếp cận thương hiệu (Top of Funnels) và những khách hàng đã quá quen thuộc với bạn từ đó truyền tải những thông điệp phù hợp nhất với các phân khúc tương ứng, điều này giúp bạn tăng được tỉ lệ chuyển đổi đáng kể bởi tính phù hợp trong quảng cáo (Relevance).

“Tiếp thị lại còn là cơ hội để các nhãn hàng hay thương hiệu bán chéo (Cross-sale) và bán nhiều hơn (Upsell) với tệp khách hàng cũ”

Nhắm mục tiêu hành vi theo mùa

Đối với bán hàng theo mùa vụ thì có thể nói thời gian là thứ quan trọng nhất và nhắm mục tiêu theo hành vi theo mùa là chìa khoá cho các nhà bán lẻ trực tuyến.

Bạn lướt thấy quảng cáo một sản phẩm Gear trong mùa đông và Ski Gear (Dụng cụ trượt tuyết) trong mùa hè thì không thể tạo ra được sức cộng hưởng.

Xu hướng và hành vi người tiêu dùng có thể cho bạn rất nhiều điều ngạc nhiên. Hãy nghiên cứu xu hướng tìm kiếm và phân tích dữ liệu riêng theo ngành hàng, nhãn hàng của bạn để có thể dự đoán – và cuối cùng là gia tăng cơ hội bán hàng của bạn ở phía trước.

Hãy đặc biệt chú ý đến các nhà bán lẻ tại các cửa hàng truyền thống. Chúng ta chú ý đối thủ và các cửa hàng bán lẻ khác và cố gắng để nhận ra các dấu hiệu ảnh hưởng đến khách hàng của mình, đó cũng là thời gian chúng ra bắt đầu suy nghĩ về công việc cho kỳ lễ tới. Chúng ta có thể nhắm mục tiêu nó trên mạng xã hội.

Kết nối xuyên suốt với hành trình khách hàng (Customer Journey)

Tiếp thị lại trở nên đặc biệt quan trọng khi mà các nhà làm quảng cáo có thể “quay lại” với tệp khách hàng tiềm năng được tạo ra thông qua các chiến dịch mở rộng.

Nhà làm quảng cáo thương mại có thể tăng cường nỗ lực của tiếp thị lại trên mạng xã hội bằng việc xây dựng tệp khách hàng tiềm năng trên mạng xã hội và sau đó tiếp thị lại với chiến dịch quảng cáo tìm kiếm.

Khi đo lường, các nhà làm marketing cần nhận biết rõ mức ảnh hưởng của các chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội dựa trên mô hình phân bổ click (Last-click attribution).

Trong khi bạn đang muốn đưa khách hàng của mình đến trang đích và cân nhắc sản phẩm của bạn, họ có thể không mua tại thời điểm đó. Nhưng đó là nơi mà quảng cáo trả phí trên click (PPC) có thể thu hút được khách hàng, hoàn thành quy trình và khiến họ mua hàng ở cuối chu trình.

* Nguồn: MarketingTrips Vietnam

Marketing trên mạng xã hội đối với thương hiệu Việt

Marketing trên mạng xã hội có thể là một trong những công cụ dễ dàng và hiệu quả nhất cho các nhà marketer tại Việt Nam.

marketing trên mạng xã hội
Mức độ hiệu quả của Marketing qua mạng xã hội đối với thương hiệu Việt

Ngày nay, người Việt dành hàng giờ đồng hồ để lên mạng xã hội và đây là cơ hội tốt để chúng ta có thể đạt được KPIs từ những hoạt động tương ứng.

Marketing trên mạng xã hội có thể là một trong những công cụ dễ dàng và hiệu quả nhất cho các nhà marketer tại Việt Nam.

Hiện nay, có 3 trang mạng xã hội tại Việt Nam mà chúng ta nên cân nhắc hoạt động marketing của mình, đó là: Facebook, Instagram và TikTok.

Trước hết, để có thể đi sâu vào các nội dung bên dưới, bạn có thể tìm hiểu toàn bộ các nội dung về mạng xã hội tại: mạng xã hội là gì

Vậy sự khác biệt giữa các kênh này là như thế nào? Người tiêu dùng sử dụng chúng với mục đích gì? Và liệu các trang mạng xã hội này có đem lại hiệu quả cho các chiến dịch quảng cáo của những nhà marketer?

Marketing trên mạng xã hội Facebook – mạng xã hội rộng khắp.

Marketing trên mạng xã hội Facebook - mạng xã hội rộng khắp.
Marketing trên mạng xã hội Facebook – mạng xã hội rộng khắp.

Facebook đang là trang mạng xã hội phổ biến nhất ở Việt Nam, gần như 100% người Việt Nam đang ở độ tuổi 20-30 đều sử dụng Facebook.

Trong số những người sử dụng Facebook, 80% người có theo dõi các fanpage của các nhãn hàng hay dịch vụ trên Facebook. Trung bình mỗi người Việt Nam theo dõi 15.6 fanpages trên Facebook, nhiều nhất trong 3 trang mạng xã hội kể trên.

Hầu hết người dùng theo dõi các fanpage của nhãn hàng để tìm kiếm các chương trình khuyến mãi của nhãn hàng đó. Vì vậy, những gì chúng ta nên làm là đưa các bài đăng và quảng cáo của mình lên Facebook.

Marketing trên mạng xã hội Instagram – nổi bật và chi tiết.

 

marketing trên mạng xã hội
Marketing trên mạng xã hội Instagram – nổi bật và chi tiết.

Mặc dù mức độ phổ biến của mạng xã hội Instagram không cao như Facebook, nhưng tỉ lệ người theo dõi fanpage trên Instagram cao hơn Facebook. 83% người dùng Instagram đang theo dõi các fanpage của nhãn hàng hay dịch vụ.

Khác với Facebook, những người theo dõi Instagram mong đợi nhận được nhiều thông tin về sản phẩm, vì vậy Instagram có thể là một trong những kênh hiệu quả để chúng ta vẽ lên những câu chuyện ấn tượng cho nhãn hiệu của mình.

Zalo – công cụ liên lạc và tìm kiếm thông tin.

marketing trên mạng xã hội

Mặc dù 90% người được khảo sát đang dùng Zalo nhưng tỉ lệ theo dõi fanpage trên Zalo không cao.

Chỉ có 51% người được khảo sát theo dõi các fanpage trên Zalo, trung bình mỗi người theo dõi khoảng 10 trang trên Zalo, một con số khá thấp so với Facebook và Instagram.

Dường như Zalo vẫn đang được sử dụng như là một công cụ để liên lạc nhiều hơn là tìm kiếm thông tin.

Top 10 thương hiệu có bài đăng ấn tượng nhất.

Dưới đây là top 10 thương hiệu được chọn là những thương hiệu có bài đăng ấn tượng nhất bởi những người được khảo sát.

Đây là những thương hiệu có bài đăng với lượng tương tác cao, những khuyến mãi hấp dẫn và có đầu tư nhiều vào marketing trên mạng xã hội.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips