Skip to main content

Thẻ: social skills

Đây là những kỹ năm mềm mà tất cả các nhà lãnh đạo hiện đại cần có

Các nghiên cứu cho thấy, các nhà lãnh đạo thế hệ mới cần có những kỹ năng như lắng nghe chủ động, sự đồng cảm và sự chăm chú đến mức cao độ.

Đây là những kỹ năm mềm mà tất cả các nhà lãnh đạo hiện đại cần có
Source: Pexels

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WeForum), để có được vị thế tốt hơn với các cơ hội tốt hơn trong thế giới ngày nay, các CEO nên dành ít thời gian hơn cho các bài thuyết trình với hàng tá slide của họ và thay vào đó tập trung nhiều hơn vào kỹ năng lắng nghe (listening skills) của họ.

Theo một nghiên cứu gần đây của một nhóm gồm các nhà nghiên cứu, bao gồm Giáo sư Raffaella Sadun và Joseph Fuller của Trường Kinh doanh Harvard: Các doanh nghiệp đang ngày càng tìm kiếm những nhà lãnh đạo có kỹ năng tốt về mặt xã hội chứ không phải những người có khả năng nói chuyện một cách trôi chảy.

Những nhà lãnh đạo ngày nay cần biết lắng nghe một cách thấu cảm, hoan nghênh các ý kiến đóng góp và tận dụng sức mạnh tổng thể của toàn bộ tổ chức.

Giáo sư Sadun cho biết thêm: “Nhu cầu về các kỹ năng xã hội (social skills) đang tăng lên trong mọi ngành kinh tế.”

Trước bối cảnh này, các công ty săn đầu người và các nhà tuyển dụng của doanh ngiệp muốn những ứng viên có các kỹ năng mềm như:

  • Chủ động lắng nghe người khác.
  • Đồng cảm với những trải nghiệm của người khác.
  • Thuyết phục mọi người cùng hướng tới mục tiêu chung của tổ chức.
  • Và giao tiếp một cách rõ ràng (hay như Giáo sư Sadun nói, “là cách giao tiếp có thể chạm vào trái tim của người nghe”).

Nghiên cứu cho thấy những nhân viên hay nhà lãnh đạo chứng minh được năng lực giao tiếp giữa các cá nhân tốt hơn có xu hướng được ưu tiên hơn, đặc biệt là tại các tổ chức lớn, đa quốc gia và đa văn hoá.

Khi các nhà lãnh đạo đang phải đối mặt với một thế giới làm việc phức tạp hơn, mơ hồ hơn và được thúc đẩy bởi yếu tố công nghệ, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng nhu cầu về kỹ năng điều hành (Executive Skills) cũng sẽ trở nên quan trọng hơn.

Các nhà quản lý ở mọi cấp độ đều cần có kỹ năng xã hội.

Các giáo sư Sadun, Fuller, cùng với các đồng tác giả là Stephen Hansen của Trường Kinh doanh Imperial College tại London, và Tejas Ramdas của Đại học Cornell, đã phân tích 4.622 lượt tìm kiếm cho các vị trí điều hành được thực hiện từ 3.794 doanh nghiệp từ năm 2000 đến năm 2017.

Nghiên cứu cho thấy có khoảng 43% các tìm kiếm dành cho vị trí CEO, 36% dành cho CFO và phần còn lại dành cho các vị trí quản lý hàng đầu khác.

Qua nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã định nghĩa kỹ năng xã hội là quá trình tương tác với mọi người, lắng nghe, thuyết phục và đồng cảm với người khác, đồng thời, họ cũng cần nhận thức được các phản ứng (nếu có) của người khác và thấu hiểu lý do tại sao họ lại phản ứng như vậy.

Trong khi các tập đoàn lớn trên toàn cầu vẫn yêu cầu các ứng viên ở các vị trí điều hành hàng đầu phải có các kỹ năng cứng cụ thể, chẳng hạn như chuyên môn tài chính, kinh nghiệm hành chính và vận hành, kiến ​​thức về kỹ thuật, nhu cầu về những kỹ năng xã hội vẫn không thay đổi hoặc có xu hướng giảm trong những năm gần đây.

Ngược lại, loại kỹ năng này ngày càng được quan tâm nhiều hơn.

Cả môi trường lẫn các công việc phức tạp đòi hỏi những kỹ năng mới.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng nhu cầu về kỹ năng xã hội phụ thuộc vào quy mô của các doanh nghiệp, sự đa dạng hóa về địa lý và văn hoá của lực lượng lao động.

Các doanh nghiệp lớn hơn có nhiều khả năng đưa các kỹ năng xã hội vào các yêu cầu tuyển dụng hàng đầu của họ.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng khi các doanh nghiệp yêu cầu nhân viên có kỹ năng công nghệ thông tin (IT), khoảng 5,2 đến 6,3% trong số họ cũng được yêu cầu về các kỹ năng xã hội khác.

Giáo sư Sadun nói: “Khi môi trường làm việc hay công việc trở nên phức tạp hơn, các tổ chức lớn hơn đang yêu cầu nhiều hơn về kỹ năng và kiến thức.”

Các thế hệ CEO cũ trước đây có thể chỉ cần một vài người cố vấn hay đơn giản là đơn phương đưa ra quyết định, nhưng các nhà lãnh đạo mới ngày nay đòi hỏi phải thu thập nhiều ý kiến ​​đóng góp hơn và đa dạng hơn để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.

Những thay đổi rộng rãi về bản chất công việc đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu đòi hỏi các năng lực quản lý khác nhau, đặc biệt là ở các cấp lãnh đạo cao nhất của tổ chức.

Các kỹ năng xã hội có thể được dạy không?

Nhu cầu ngày càng tăng của các kỹ năng xã hội cho thấy rằng các năng lực xã hội căn bản hiện đang đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của các tổ chức lớn và phức tạp.

Tuy nhiên, vẫn chưa có số liệu rõ ràng về việc các kỹ năng xã hội hiện có trên thị trường lao động có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng này hay không.

Hay nếu không thì liệu họ có được đào tạo hay các kỹ năng này có thể được dạy lại hay không. Các nhà nghiên cứu cho biết cần phải nghiên cứu thêm về việc liệu các kỹ năng xã hội quan trọng có thể học được hay không, liệu chúng vốn là duy nhất đối với một số cá nhân nào đó, hay đó là sự kết hợp của cả hai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Facebook chia sẻ mẹo để phát triển ‘kỹ năng xã hội’ mới

Nếu bạn đang tìm kiếm các kỹ năng truyền thông trên mạng xã hội thì sau đây là một số quan điểm từ các nhà quản lý truyền thông mạng xã hội khác bạn có thể tham khảo.

Theo đó, Facebook gần đây đã tung ra một loạt video mới nhằm mục đích cung cấp cho các nhà quản lý mạng xã hội các mẹo và thông tin chi tiết để giúp tối đa hóa hiệu suất của họ.

Một trong những video đó là sự chia sẻ từ Bà Laurise McMillan, Trưởng bộ phận mạng xã hội (Head of Social) của Unbothered, McMillan thảo luận về việc xây dựng cộng đồng như một thương hiệu và cách để có nhiều tương tác trực tuyến hơn.

Sau đây là 3 mẹo chính của McMillan để thành công trên mạng xã hội:

1. Sử dụng sự đóng góp từ cộng đồng – nội dung do người dùng tạo ra (UGC – user-generated content).

McMillan nhấn mạnh tầm quan trọng của UGC như là một công cụ xây dựng cộng đồng trực tuyến hiệu quả.

“Chúng tôi luôn kêu gọi những nội dung do người dùng tạo ra. Nếu khách hàng bình luận bằng một bức ảnh nào đó trên Instagram, chúng tôi sẽ thông báo đến người dùng và sau đó đưa nó lên Trang nội dung của mình.”

Đây có thể là một cách tuyệt vời để thiết lập sự kết nối và xây dựng sự hiện diện thương hiệu trực tuyến của bạn.

2. Duy trì sự nhất quán và cảm xúc cho thương hiệu của bạn.

McMillan gọi các nguyên tắc xây dựng thương hiệu của mình là “Kinh thánh”, thiết lập các thông số rõ ràng cho sự hiện diện cũng như cảm xúc của các bài đăng có mang hình ảnh thương hiệu của mình.

Điều này có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập nhận diện thương hiệu, đặc biệt là trên các nền tảng trực quan như Instagram.

3. Quản lý nội dung của bạn với Facebook Creator Studio.

McMillan hết lời ca ngợi khả năng phân tích và lập kế hoạch của công cụ Creator Studio, cũng như khả năng phản hồi tin nhắn trực tiếp từ cả Facebook và IG từ một nền tảng tích hợp duy nhất.

Trên đây là một số ghi chú và gợi ý hữu ích mà bạn có thể xem xét trong quá trình lập kế hoạch và chiến lược truyền thông mạng xã hội của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips