Skip to main content

Thẻ: thăng tiến

Nhật Bản: Nỗ lực thăng tiến có liên quan đến bệnh trầm cảm

Bộ Y tế Nhật Bản vào ngày 13 tháng 10 vừa công bố sách trắng hàng năm về khoảng thời gian làm việc kéo dài của đa số người lao động. Chúng có mối liên hệ sâu sắc với bệnh trầm cảm và karoshi, tức tử vong do làm việc quá sức.

Nhật Bản: Nỗ lực thăng tiến có liên quan đến bệnh trầm cảm
Nhật Bản: Nỗ lực thăng tiến có liên quan đến bệnh trầm cảm

Khoảnh khắc được nâng lên cáng xe cứu thương, Kei Sato cảm thấy nhẹ nhõm. Chia sẻ với SCMP, anh cho biết khoảng thời gian 1 năm làm việc tại công ty này khiến đã khiến bản thân cảm thấy quá mệt mỏi.

“Tôi nhớ rất rõ”, Sato nói“Tôi vừa thuyết trình xong thì đột nhiên cảm thấy choáng váng. Trước đây tôi đã từng bị sỏi thận. Ban đầu tôi nghĩ đây đơn thuần chỉ là bệnh cũ tái phát. Tuy nhiên sau đó, mọi thứ nhanh chóng trở nên tồi tệ hơn. Tôi đã gọi xe cấp cứu”.

Được biết, Sato được bác sĩ chỉ định phẫu thuật thận ngay lập tức và phải nằm viện ít nhất 10 ngày. “Tôi như này là do căng thẳng công việc. Tôi bị cấp trên giao quá nhiều trách nhiệm. Không ai hỗ trợ tôi. Đó thực sự là một cơn ác mộng”, Sato nói và cho biết anh thường xuyên có mặt ở văn phòng trước 8 giờ sáng và thường sẽ không về nhà cho đến 11 giờ đêm.

Câu chuyện của Sato được coi là ‘bình thường’ ở Nhật Bản – nơi Bộ Y tế vào ngày 13 tháng 10 vừa công bố sách trắng hàng năm về khoảng thời gian làm việc kéo dài của đa số người lao động. Chúng có mối liên hệ sâu sắc với bệnh trầm cảm và karoshi, tức tử vong do làm việc quá sức. Tổng cộng, 2.968 người Nhật đã chết vì karoshi vào năm ngoái, tăng từ mức 1.935 vào năm 2021.

Theo đó, 10,1% nam giới làm việc ít nhất 60 giờ/tuần và 4,2% phụ nữ làm việc trên 60 giờ/tuần. 803 người đã nộp đơn xin bồi thường vào năm ngoái do mắc các bệnh liên quan đến não hoặc tim. Con số đó tăng từ mức 753 trường hợp vào năm 2021.

Theo các chuyên gia, số liệu trên chỉ phản ánh một phần thực tế. Họ lo ngại rằng số lượng người tự tử do áp lực công việc sẽ tiếp tục tăng lên. 26,8% nam giới và phụ nữ làm việc hơn 60 giờ/tuần tin rằng họ đang mắc chứng trầm cảm hoặc hội chứng lo âu.

Theo Bill Cleary, đại diện tổ chức tư vấn TELL Lifeline có trụ sở tại Tokyo, giới chức, công ty và nhiều cá nhân đều nhận thức được mức độ nghiêm trọng từ giữa những năm 1980 song chưa thể tìm ra giải pháp.

“Phần lớn những điều này xoay quanh đại dịch, khi mọi người trở nên cô lập về mặt xã hội và ít có khả năng gắn kết tình bạn và các mối quan hệ”, Bill Cleary nói. “Nếu họ bị cô lập trong khi khối lượng công việc tăng lên, rất có khả năng karoshi cũng sẽ tăng lên”.

Makoto Watanabe, giáo sư truyền thông tại Đại học Hokkaido Bunkyo ở Eniwa, cho biết các công ty Nhật Bản có quá ít sự thay đổi. Nhiều doanh nghiệp còn đang mắc kẹt trong “kỷ nguyên bong bóng” những năm 1980.

“Tiền lương ngày càng thấp, khối lượng công việc lại tăng lên. Mọi người phải làm việc chăm chỉ hơn”, Makoto Watanabe nói. Hơn 30 năm kể từ khi bong bóng nổ tung vào đầu những năm 1980, ông tin rằng người lao động Nhật Bản cần tìm lại sự cân bằng và giữ gìn sức khỏe tinh thần.

“Hãy nhìn vào sâu bên trong bản thân mình để đưa ra những quyết định nằm trong tầm kiểm soát”, Makoto Watanabe nói thêm. “Chúng ta phải thay đổi”.

Chính vì tình trạng karoshi, nhiều người không còn khao khát thăng chức lên quản lý. Đa phần đều muốn tìm kiếm sự cân bằng giữa công việc – cuộc sống – chọn khối lượng công việc vừa phải để trở nên hạnh phúc hơn.

Công ty tư vấn tổ chức và quản lý Shikigaku mới đây đã thực hiện một cuộc khảo sát toàn quốc với 300 nhân viên ở độ tuổi 20-50. Kết quả cho thấy 72% số người được hỏi không muốn đảm nhận vị trí quản lý. Ở nữ giới, chỉ 4% thực sự quan tâm đến vị trí này.

Lý do phổ biến nhất là bản thân những nhân viên này ngại chịu nhiều trách nhiệm và không sẵn sàng đáp ứng khối lượng công việc nặng hơn. Họ cho rằng việc thăng chức đồng nghĩa với thêm trách nhiệm, ngoài ra không có lợi ích nổi bật nào khác. Cũng có ý kiến cho rằng “làm thêm hơn 80 giờ/tháng sẽ khiến cuộc sống cá nhân, sức khỏe bị hủy hoại”.

Được biết, Nhật Bản là một trong số những quốc gia nổi tiếng với văn hóa làm việc quá sức, hy sinh cả quyền lợi cá nhân. Cụ thể, tháng 5/2021, nghiên cứu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã chỉ ra rằng có 745.000 người Nhật đã chết trong năm 2016 vì đột quỵ và bệnh tim sau khi làm việc trên 55 giờ/tuần. Con số này cao hơn 30% so với năm 2000.

Báo cáo của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cho thấy trong số hơn 8.900 công ty tăng ca nhiều từ tháng 4/2020 đến tháng 5/2021, gần 3.000 doanh nghiệp đã phá vỡ giới hạn làm thêm 80 giờ/tháng. Thậm chí, ít nhất 93 công ty có nhân viên làm thêm 200 giờ/tháng.

Nhật Bản những năm gần đây đang cố gắng loại bỏ văn hoá làm việc quá giờ vốn đã tồn tại trong nhiều thập kỷ. Nạn nhân của văn hóa karoshi thường là những người đàn ông trung niên làm công việc văn phòng, theo Hiroshi Kawahito – luật sư kiêm tổng thư ký của Cố vấn Quốc phòng cho các nạn nhân của karoshi.

Ngoài Nhật Bản, Trung Quốc cũng tồn tại văn hóa “làm việc đến chết” mang tên 9-9-6. Nỗi sợ khiến nhiều người trẻ sẵn sàng từ bỏ mức lương cao đáng mơ ước để sống một cuộc sống an nhàn và cân bằng hơn.

Theo: SCMP, Nippon

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Vũ Anh | Markettimes

5 cạm bẫy bạn cần tránh nếu muốn thăng tiến nhanh hơn trong 2022

Để có thể leo lên được những nấc thang sự nghiệp cao hơn trong năm mới 2022, dưới đây là những gì các chuyên gia khuyên bạn.

5 cạm bẫy bạn cần tránh nếu muốn thăng tiến nhanh hơn trong 2022

Khi nói đến quá trình thăng tiến trong sự nghiệp, năng lực thôi là chưa đủ. Bạn cần có kế hoạch, làm việc chăm chỉ và cũng cần cả một chút may mắn.

Tuy nhiên, để có thể leo lên được những nấc thang sự nghiệp mới cao hơn, bạn còn cần nhiều hơn thế. Dưới đây là những thứ mà các chuyên gia khuyên bạn NÊN TRÁNH.

Giữ im lặng.

Theo Bà Octavia Goredema, là tác giả và cũng là nhà huấn luyện viên phát triển cá nhân, nếu bạn muốn nhận được sự chú ý và thăng tiến, đừng chờ Sếp của bạn mở lời trước.

“Nếu bạn đang nhắm mục tiêu cho việc thăng tiến, hãy bắt đầu trò chuyện từ sớm với những người quản lý trực tiếp của mình, hãy tìm hiểu xem ai là người ra quyết định và có quyền đề bạt bạn trong tổ chức”.

Việc chia sẻ thường xuyên những chiến thắng (dù là nhỏ) có thể đảm bảo rằng những thành tích của bạn luôn được ghi nhận đúng mức.

Hành động như thể bạn là ‘người biết tuốt’.

Trong khi bạn nên cởi mở về việc thăng tiến cũng như chia sẻ những thành công của bản thân với những người có liên quan, bạn không nên quá kiêu ngạo.

Ông Ralf Specht, tác giả của những cuốn sách viết về các chủ đề xây dựng doanh nghiệp và đồng thời cũng là một chuyên gia về văn hóa doanh nghiệp, chia sẻ: “Thể hiện thái độ biết tuốt thường không giúp mang lại cho bạn những cơ hội thăng tiến tốt”.

“Sếp của bạn sẽ không muốn giới thiệu bạn cho những vị trí cao hơn nếu bạn là người tự cao tự đại, luôn cho mình tài năng hơn những người khác”.

Đưa ra các giả định.

Đôi khi, bạn có thể nghĩ rằng mình xứng đáng được thăng chức nhưng thực tế người quản lý của bạn lại nghĩ khác.

“Nếu ý kiến của người quản lý không phù hợp với mục tiêu thăng tiến của bạn, bạn cần hiểu lý do tại sao. Sau đó, bạn cần xác định xem liệu đó có phải là điều bạn có thể (hoặc đáng được) sửa chữa hay không”.

Trong khi bạn có thể hiểu được rằng bạn xứng đáng để nhận được các thăng tiến mới, việc bạn có đang sẵn sàng hay không là một chuyện hoàn toàn khác.

Nếu người quản lý của bạn chủ động nói chuyện với bạn hoặc có dấu hiệu gợi mở các vấn đề liên quan đến việc thăng tiến, đó có thể là thời điểm phù hợp cho bạn.

Trở nên phòng thủ.

Trong công việc và đặc biệt khi bạn cần thăng tiến, phòng thủ chưa bao giờ là con đường có lợi cho bạn.

Việc được đề bạt hay thăng tiến vốn dĩ thường đi kèm với các trách nhiệm mới, do đó khi bạn tỏ ra phòng thủ, người quản lý của bạn hiểu rằng bạn đang từ chối các nhiệm vụ được giao và chỉ quan tâm đến “vị trí” mà thôi.

Thay vì tỏ ra e dè trước các phân công mới, bạn nên chủ động tìm kiếm và hoàn thành nhiều công việc nhất (có liên quan) có thể.

Không muốn đối diện với “vùng khó chịu”.

Sẽ thật dễ dàng khi thực hiện những công việc mà bạn vốn giỏi nhất, tuy nhiên việc lặp đi lặp lại những công việc quen thuộc thường không có lợi trong việc thăng tiến.

Bạn cần hiểu rằng, khi bạn được đề bạt lên những vị trí cao hơn, bạn có xu hướng gặp nhiều hơn những công việc mới vốn không phải là thế mạnh hay chuyên môn cũ của bạn.

Theo Ông James Reed, chủ tịch của The Reed Group, một trong những công ty tuyển dụng lớn nhất Vương quốc Anh cho biết: “Thà bạn trở thành một nhân viên bình thường trong một ngành nghề đang phát triển nhanh còn hơn là một người giỏi trong một lĩnh vực đang ngày càng suy giảm.

Bạn không cần phải là người quản lý giỏi nhất. Nhưng nếu bạn rơi vào những tình thế buộc bạn phải thay đổi, bạn sẽ có thể tiến xa hơn so với những gì bạn tưởng tượng”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn