Skip to main content

Thẻ: thế giới ảo

Lý do con người trong Metaverse không có chân

Các hình đại diện trong Metaverse thường không có chân do công nghệ thực tế ảo chưa có thiết bị phù hợp để mô phỏng bộ phận này.

Làn sóng metaverse đang được nhiều công ty công nghệ lớn như Microsoft, Facebook (đã đổi tên thành Meta) dẫn dắt. Tuy nhiên, điểm chung trong nhiều nền tảng vũ trụ ảo lớn là những hình ảnh nhân vật (avatar) đều không có chân.

Vì sao nhân vật game không bao giờ thiếu chân, mà avatar của các hãng lớn lại không có? Cây bút Ivan Mehta của TNW cho rằng có vài cách để giải thích câu hỏi này.

Thiếu bộ cảm biến cho phần chân.

Những nhân vật trong thế giới ảo xây dựng bởi các ông lớn công nghệ có một điểm chung là chỉ bao gồm phần thân trên trôi lơ lửng.

Mặt khác, những hình động trong trò chơi nhập vai hiện nay đều có chân đầy đủ. Vấn đề đặt ra là liệu công nghệ thêm chân vào avatar đại diện cho con người thật có phức tạp đến vậy hay không?

Để làm được điều này, các hãng công nghệ phải thực hiện rất nhiều nghiên cứu trên công nghệ cảm biến. Trong khi đó, trải nghiệm trong thế giới ảo hiện vẫn đang bị giới hạn trong những bộ kính VR hoặc thiết bị tay cầm.

Những cảm biến hay bộ điều khiển cầm tay hay cảm biến cho bộ phận chân lại khó tìm thấy trên thị trường hiện nay. Do đó, chuyển động chân của người dùng sẽ rất khó có thể nhận diện và mô phỏng trong môi trường ảo.

Một giải pháp được đề ra là sử dụng camera trên thiết bị để ghi lại hình ảnh phần thân dưới. Gijs den Butter, Giám đốc điều hành công ty chuyên sản xuất thiết bị VR/AR SenseGlove, cho biết các máy ảnh này vẫn chưa thể nắm bắt toàn bộ chuyển động chân của con người.

“Rất khó để nhận diện các chuyển động thân dưới chỉ với một bộ kính thực tế ảo. Phần bụng của người dùng có thể sẽ cản trở bộ nhạy sáng của camera chiếu xuống phần thân dưới để phát hiện và mô tả chúng một cách chính xác”, ông Gijs den Butter giải thích.

Người dùng cũng có thể gắn thêm một bộ cảm biến ở dưới chân. Nhưng Butter cho rằng điều này lại phát sinh thêm một thiết bị ngoại vi cồng kềnh trong bộ thiết bị VR.

Mô phỏng sai chiều cao thực.

Metaverse đang hướng đến mô phỏng con người thật của người dùng trong một thiết lập ảo. Do đó, việc thể hiện sai chiều cao của con người sẽ gây nên nhiều phản ứng tiêu cực, theo Dr.Rolf Illenberger, Giám đốc điều hành công ty chuyên phát triển nền tảng VR cho doanh nghiệp VRdirect.

“Trong thế giới thực tế ảo, ‘chiều cao vật lý’ của một avatar rất khác so với ngoài đời. Chúng ta sẽ có cảm giác các avatar này thấp bé hoặc cao bất thường. Đây chính là lý do các nền tảng này hiện chưa phát triển bộ phận chân cho các hình đại diện”, ông cho biết.

Vị CEO cũng chỉ ra rằng nếu nhìn xuống phần thân dưới, người dùng sẽ thấy giữa mặt và chân có một khoảng cách nhất định.

Tuy nhiên, nếu metaverse không tái tạo được điều này trong môi trường ảo, người dùng sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí là có phần kinh dị. Vì thế, các hãng công nghệ sẽ không phát triển phần chân nếu chưa có cảm biến nào thích hợp để thực hiện điều này.

Theo cây bút Ivan Mehta, siêu vũ trụ ảo hiện vẫn còn nhiều giới hạn trong trải nghiệm của người dùng. Trong đó, với các chuyển động, các avatar chỉ mới đơn giản là di chuyển từ điểm này sang điểm khác. CEO của SenseGlove kỳ vọng sẽ sớm có các thiết bị hỗ trợ nhận diện chuyển động chân tại nhà.

“Trong tương lai, khi khi chuyển động thực trở thành một tiêu chuẩn trong metaverse, avatar đại diện của chúng ta chắc chắn sẽ có chân”, ông nhận định.

Trả lời phỏng vấn The Next Web, Microsoft cũng đồng ý với quan điểm này. Đại diện Microsoft cho biết hãng đang tiếp tục phát triển avatar đại diện để tái tạo hoàn chỉnh các bộ phận của cơ thể người.

“Hiện các thiết lập thế giới thực tế ảo chưa có bộ cảm biến cho đôi chân. Điều này khiến các avatar hoạt động cứng đờ như những con rối và khó có thể chuyển động chính xác phần thân dưới”, đại diện Microsoft chia sẻ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Horizon Worlds của Facebook vẫn thu hút nhiều người chơi mặc dù “hơi nhàm chán”

Horizon Worlds của Facebook được đánh giá là ứng dụng nhàm chán, rỗng tuếch. Tuy nhiên, nhiều người dùng vẫn ưa chuộng game miễn phí và không gian thoải mái của nền tảng này.

Horizon Worlds của Facebook
Horizon Worlds của Facebook vẫn thu hút nhiều người chơi mặc dù “hơi nhàm chán”

Horizon Worlds là tựa game thực tế ảo do Facebook phát triển nhiều năm qua, nhưng mới phát hành cuối năm 2020 dưới tên mới Meta Platforms. Vào cuối tháng 1, đoạn phim quảng cáo ứng dụng này từ năm 2019 được lan truyền rộng rãi trên Twitter.

Những thước phim cho thấy Horizon Worlds là một không gian mở và tự do, nơi mọi người có thể làm việc, giải trí cùng bạn bè trên khắp thế giới.

Tuy nhiên, đoạn quảng cáo cũng mang lại cảm giác khó chịu cho cư dân mạng vì sự nhàm chán, giả tạo của các diễn viên và những nhân vật hoạt họa chỉ có mỗi thân trên.

Zack Zwiezen – biên tập viên trang Kotaku – quyết định tự mình trải nghiệm ứng dụng. Ông muốn biết Horizon Worlds có thật sự khô khan hệt như đoạn phim quảng cáo đã mô tả.

Trải nghiệm Horizon Worlds – Sáng kiến Metaverse đầu tiên của Facebook.

Sau khi tạo avatar – hình đại diện và đọc bảng hướng dẫn, người dùng được đưa vào trung tâm chính của Horizon Worlds. Zwiezen truy cập ứng dụng vào 1h sáng và ngạc nhiên vì vẫn còn nhiều người dùng đang trực tuyến.

Khi tiến lại gần nhóm người nhất định, người dùng mới có thể nghe được nội dung trò chuyện của họ. Vì vậy, Zwiezen chạy đến nhóm gần nhất và gặp nhân viên hướng dẫn về cộng đồng Facebook. Họ là những người dùng điều phối các sự kiện trong ứng dụng, giới thiệu người chơi mới về Horizon và giải quyết các vấn đề kĩ thuật.

Sau đó, Zack Zwiezen chạy xung quanh khu vực để tiếp cận nhiều nhóm người chơi khác nhau. Ông thấy một nhóm người đang kể chuyện ma, một cậu bé sử dụng bảng điều khiển để chạy và leo cây.

Tại nơi khác, một người dùng đã hỏi ông về cách sử dụng công cụ sáng tạo của Horizon Worlds. Sau khi giải thích bản thân là người chơi mới, Zwiezen có thể thấy được avatar của đối phương thể hiện sự buồn bã thông qua VR – kính thực tế ảo. Ông cho biết dường như không ai hướng dẫn người chơi cách xây dựng nơi ở trên ứng dụng này.

Sau hơn một tiếng trải nghiệm, Zwiezen được vài người dùng mời tham gia một trò chơi zombie. Đó là một game bắn súng sử dụng thao tác tay đơn giản.

Theo Zwiezen, đồ họa của trò chơi không hề đẹp mắt và khẩu súng ảo đã không phản ứng khi ông thực hiện động tác bắn.

Trò bắn súng này là một sáng tạo phổ biến của cộng đồng Horizon Worlds. Dù trò chơi “dở tệ”, khá nhiều người đã lựa chọn game này vì nó hoàn toàn miễn phí, dễ chơi và không quá bạo lực.

Bên cạnh đó, theo Zack Zwiezen, Facebook đã phân phối nhóm hướng dẫn viên để quan sát cộng đồng người chơi Horizon Worlds.

Suốt quá trình trải nghiệm, ông chỉ nghe thấy một vài người chơi chửi thề hoặc pha trò và không ai buông lời gièm pha, lăng mạ người dùng khác.

Zwiezen cho rằng Horizon Worlds là môi trường thoải mái, ít độc hại, vượt ngoài dự đoán của ông.

Lý do nhiều người tham gia Horizon Worlds của Facebook
Lý do nhiều người tham gia Horizon Worlds của Facebook

Lý do nhiều người tham gia Horizon Worlds.

Trước khi rời khỏi ứng dụng, Zwiezen đã phỏng vấn nhiều người chơi về lý do họ sử dụng Horizon Worlds. Một số người dùng cho biết game của ứng dụng này hoàn toàn miễn phí nên họ muốn trải nghiệm.

Nhiều người khác yêu thích Horizon Worlds vì ứng dụng cho phép họ giải trí, trò chuyện cùng người thân, bạn bè trong đại dịch.

Bên cạnh đó, một số người thích sử dụng Facebook, Instagram và Messenger nên họ đương nhiên cũng muốn tham gia vào Horizon Worlds – sản phẩm thuộc sở hữu của Meta.

Zack Zwiezen cho biết Horizon Worlds không tệ hại, gây khó chịu như trong đoạn phim quảng cáo năm 2019.

Tuy nhiên, ứng dụng này rỗng tuếch, khô khan như một văn phòng làm việc hơn là một sân chơi hay không gian giải trí. Ông cho rằng Horizon Worlds không thú vị bằng VRchat hay Rec Room, hai tựa game thực tế ảo đình đám.

Tuy nhiên, Zwiezen nhận thấy một số người dùng khác vẫn yêu thích và hào hứng khi tham gia trò chơi trên Horizon Worlds.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Facebook đang tiến gần hơn với Metaverse – Mở ứng dụng thế giới ảo cho người dùng tại Mỹ

Facebook vừa thông báo rằng nền tảng này đang mở Horizon Worlds, thế giới thực tế ảo của mình cho tất cả người dùng từ 18 tuổi trở lên ở Mỹ và Canada.

Facebook đang tiến gần hơn với Metaverse - Mở ứng dụng thế giới ảo cho người dùng tại Mỹ

Vào ngày 9/12 vừa qua, Facebook đã thông báo rằng họ đang mở Horizon Worlds, thế giới thực tế ảo của những nhân vật đại diện (avatars) cho bất kỳ ai từ 18 tuổi trở lên tại Mỹ và Canada.

Horizon Worlds đã ra mắt bản thử nghiệm từ năm ngoái, được áp dụng tới những người dùng kính thực tế ảo Oculus VR và họ cũng cần đồng ý tham gia vào thế giới ảo từ lời mời của Facebook, tuy nhiên với cập nhật hiện tại thì điều này giờ đây không còn cần thiết nữa.

Việc ra mắt rộng rãi Horizon Worlds là một bước quan trọng khác của Facebook (đã chính thức đổi tên thành Meta vào tháng 10) nhằm mục tiêu tiến gần hơn đến với Metaverse, một khái niệm dựa trên thuật ngữ khoa học viễn tưởng được sử dụng để mô tả về cách làm việc và giải trí trong thế giới ảo.

Trong Horizon Worlds, người dùng tai nghe thực tế ảo Oculus của Facebook có thể tạo avatar (hình ảnh đại diện) để thoải mái dạo chơi trong thế giới ảo. Từ đây, họ cũng có thể chơi trò chơi và tương tác với những hình ảnh đại diện khác.

Facebook đã mua lại Oculus với giá 2 tỷ USD vào năm 2014 và kể từ đó nền tảng này đã phải không ngừng cải tiến để mở rộng thị trường ra khỏi những tệp khách hàng tương đối eo hẹp hiện có. Và giờ đây với Metaverse, Oculus lại trở nên có giá trị hơn.

Quay trở lại vào thời điểm tháng 7 năm nay, CEO Mark Zuckerberg đã thông báo về việc thiết lập nhóm dự án Metaverse mới. Tiếp đó vào tháng 10, Facebook cho biết họ sẽ chi khoảng 10 tỷ USD trong năm tới để phát triển các công nghệ trong Metaverse.

CEO Facebook chia sẻ:

“Hy vọng của chúng tôi là trong vòng một thập kỷ tới, Metaverse sẽ tiếp cận một tỷ người, chiếm giữ hàng trăm tỷ đô la thương mại kỹ thuật số (digital commerce), hỗ trợ việc làm cho hàng triệu nhà sáng tạo và nhà phát triển.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Nike ra mắt thế giới ảo Nikeland trên nền tảng Roblox

Nike tiết lộ, Nikeland là một thế giới ảo dựa trên Roblox được mô phỏng theo các mô hình và tòa nhà tại trụ sở chính của thương hiệu.

Nike ra mắt thế giới ảo Nikeland trên nền tảng Roblox
Source: Nike

Với Nikeland, một thế giới ảo mới trên không gian 3D sống động của Roblox, người hâm mộ của Nike có thể kết nối, sáng tạo, chia sẻ kinh nghiệm và cạnh tranh với nhau.

Nikeland là thế giới cá nhân hóa được thiết kế với bối cảnh là trụ sở chính của Nike, được xây dựng nhằm phát triển mục tiêu rộng lớn của công ty là biến các hoạt động thể thao và vui chơi giải trí thành một phong cách sống.

Trong Nikeland, người chơi Roblox có thể kiểm tra các kỹ năng của mình khi cạnh tranh với bạn bè của họ thông qua các trò chơi khác nhau, chẳng hạn như đuổi bắt (tag), sàn nhà là dung nham (the floor is lava) và bóng né (dodgeball).

Với những nhà sáng tạo, Nikeland cung cấp một bộ công cụ để có thể dễ dàng thiết kế các trò chơi nhỏ (mini-games) của riêng họ.

Nike ra mắt thế giới ảo Nikeland trên nền tảng Roblox
Source: Nike

Nikeland cũng khuyến khích khách truy cập “hoạt động nhiều hơn” bằng cách kết nối với các chuyển động trong thế giới thực. Gia tốc kế trong thiết bị di động của họ sẽ chuyển các hoạt động từ ngoại tuyến sang trực tuyến khi thực hiện các trò chơi.

Một phòng trưng bày kỹ thuật số cũng sẽ được bố trí trong Nikeland, nơi người dùng có thể thể thao hoá trang phục kỹ thuật số của họ với các sản phẩm đặc biệt của Nike cho hình đại diện của họ.

Phòng trưng bày sẽ trưng bày nhiều mặt hàng chủ lực của Nike như ACG và Nike Tech Pack, cùng với Air Force 1 và Nike Blazer, hay những sản phẩm mới khác như Air Force 1 Fontanka và Air Max 2021.

Nike ra mắt thế giới ảo Nikeland trên nền tảng Roblox
Source: Nike

Lý do chủ yếu khiến Nike hợp tác với Roblox là thương hiệu muốn loại bỏ rào cản quan trọng nhất trong thể thao đó là khả năng truy cập hay tiếp cận. Vùng đất ảo miễn phí cho bất kỳ ai tham quan và trải nghiệm này là cửa ngõ của Nike trên metaverse.

Cuối cùng, Nike cũng đang đưa thế giới kỹ thuật số vào cuộc sống tại toà nhà House of Innovation của Nike ở Thành phố New York thông qua Snapchat.

Thông qua một ống kính Snapchat (lens), khách thăm quan trên tầng dành cho trẻ em của Nike House of Innovation có thể nhìn thấy không gian Nikeland thông qua công nghệ thực tế tăng cường AR.

Người dùng có thể trải nghiệm nhiều trải nghiệm nhập vai (immersive experience) từ đây.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen