Skip to main content

Thẻ: thông điệp

4 điều cần làm để chạm tới trái tim khách hàng trong đại dịch

Cuộc chiến thương hiệu trên nền tảng số chưa bao giờ khốc liệt đến thế. Làm sao để nhãn hàng không bị “nhấn chìm” trước hàng vạn chiến dịch khác?

Source: Forbes

Triển khai marketing mùa lễ hội càng sớm càng tốt.

Việt Nam vừa trải qua một năm khó khăn với nhiều đợt giãn cách xã hội kéo dài đã ảnh hưởng lớn tới tình hình kinh doanh của nhiều nhãn hàng, đẩy họ rơi vào trạng thái “ngủ đông”, phải giảm thiểu tối đa chi phí để duy trì sự sống còn của thương hiệu.

Thời điểm mùa lễ hội năm nay chính là cơ hội để các doanh nghiệp “thu gặt” doanh thu, kích thích người tiêu dùng mua sắm.

Chính vì vậy, việc đẩy sớm hoạt động marketing sẽ giúp nhãn hàng dễ dàng “xâm chiếm “thị phần tâm trí” người tiêu dùng trong lúc đối thủ còn chưa kịp “rã đông”.

Bên cạnh đó, Covid-19 khiến người tiêu dùng nảy sinh tâm lý “phòng thủ” và “tích trữ” hàng hóa. Họ có xu hướng mua sắm đồ dùng cần thiết cho các ngày lễ, tết sớm hơn so với mọi năm bởi nỗi lo hàng hóa thiếu hụt và vận chuyển có thể bị gián đoạn.

Vì vậy, nhãn hàng cần bắt đầu các hoạt động marketing ngay bây giờ để kịp thời đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng mùa lễ hội năm nay.

Tiếp cận khách hàng bằng các thông điệp chạm tới trái tim.

Năm nay khác với năm ngoái, người dân Việt Nam phải đối mặt với nhiều “cú sốc” lớn không chỉ về tài chính mà còn cả về tinh thần.

Nhiều sự mất mát từ việc làm, đến mất kết nối gia đình, người thân, không thể ra ngoài,… tạo ra một môi trường tâm lý tiêu cực, tác động lớn tới suy nghĩ và hành vi tiêu dùng.

Vì vậy, nên tiếp cận người tiêu dùng bằng sự cảm thông sâu sắc, đồng thời truyền tải năng lượng tươi sáng tới họ bằng những thông điệp tích cực.

Một số thông điệp mùa lễ hội được các nhãn hàng áp dụng năm ngoái tới nay vẫn hiệu quả phải kể tới Homing (Về nhà), Appreciation (Sự biết ơn), New Beginning (Khởi đầu mới) và Celebration (Ăn mừng).

Tuy nhiên, tâm lý người tiêu dùng năm nay có nhiều sự thay đổi. Họ mong muốn được “vỗ về”, sẻ chia đồng thời cũng hy vọng về một tương lai tươi sáng, lạc quan.

Vì vậy, nhãn hàng có thể triển khai các thông điệp mang tính gắn kết như: “Kết nối”, “Sum họp”, “Gắn kết yêu thương”, “Sẻ chia”, hay những thông điệp tích cực như “Tái sinh”, “Sức sống mới”.

Khai thác nội dung Video trực tuyến và Gaming.

Xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ từ offline sang online của người tiêu dùng năm qua đã thúc đẩy các dạng nội dung mới mẻ phát triển bùng nổ, đặc biệt là dạng nội dung video trực tuyến và gaming.

Báo cáo của Adsota cho thấy tỷ lệ người xem nội dung video trực tuyến mỗi lần online lên tới 97,6%. Còn đối với gaming, lượng người chơi game tại nước ta đã tăng đột biến hơn 30% năm qua, chiếm tới hai phần ba dân số trẻ với độ tuổi từ 18 – 30.

Cả 2 dạng nội dung này đều giúp người dùng có thể tương tác và kết nối với người khác trong thời gian thực một cách chân thực gần như miễn phí.

Chính vì vậy, chúng nhanh chóng trở thành hình thức giải trí và “sinh hoạt số” mới, được ưa chuộng nhất kể từ khi Covid-19 bùng nổ tại Việt Nam.

Ứng dụng tính mới và độ phủ cao của 2 dạng nội dung trên, nhãn hàng sẽ dễ dàng trở nên nổi bật, thu hút người tiêu dùng trên nền tảng số.

Cụ thể, đối với nội dung Video trực tuyến, nhãn hàng có thể tập trung sản xuất video ngắn/dài, Webinar hay Livestream trực tuyến để tạo ra sự mới mẻ và thu hút trong cách truyền tải thông điệp tới khách hàng tiềm năng.

Còn đối với nội dung gaming, dạng nội dung sở hữu người theo dõi chủ yếu là giới trẻ, nhãn hàng có thể kết hợp cùng gaming Influencer trong các chiến dịch truyền thông nhằm phủ sóng tới nhóm đối tượng này hiệu quả, từ đó tạo ra tỷ lệ chuyển đổi tốt với sản phẩm/dịch vụ trong mùa lễ hội tới đây.

Khác biệt hóa thương hiệu với gaming influencer marketing.

Trong nhiều cách làm marketing, nhãn hàng nên chọn những con đường mới để tạo sự nổi bật, những thế mạnh truyền tải thông điệp, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi cho dịch vụ/sản phẩm của mình.

Gaming Influencer Marketing là một trong những “mỏ vàng” mà nhiều thương hiệu chưa khai thác. Đây là con đường được đánh giá là hình thức marketing mới mẻ và đủ sức giúp thương hiệu của bạn trở nên nổi bật trong cuộc chiến nhận diện khốc liệt năm nay.

Khác với KOL/Influencer thông thường, nhãn hàng khi kết hợp với gaming influencer sẽ dễ dàng tiếp cận tệp khách hàng chất lượng mà họ “nuôi dưỡng” hàng ngày.

Đồng thời, khi kết hợp với Gaming Influencer, điểm chạm giữa thương hiệu và khách hàng sẽ đa dạng hơn bởi Gaming Influencer không chỉ hoạt động trên các kênh online thông thường, mà còn cả các kênh liên quan tới Livestream và Gaming.

Bên cạnh đó, nhãn hàng còn có thể kết hợp với Gaming Influencer bằng rất nhiều hình thức như: Quảng cáo hiển thị chủ động, Quảng cáo Instream Banner, Video review sản phẩm/dịch vụ,… đây đều là những hình thức có tỷ lệ chuyển đổi rất cao hiện nay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo The Leader

Sự tập trung: Bí mật của một thông điệp thương hiệu mạnh

Doanh nhân vốn là những con người đa nhiệm. Họ đội nhiều mũ và đóng nhiều vai. Họ giống như những ‘con tắc kè hoa’ của thế giới kinh doanh, có thể thích ứng với bất cứ điều gì họ cần tại bất kỳ thời điểm nào.

Sự tập trung: Bí mật của một thông điệp thương hiệu mạnh
Sự tập trung: Bí mật của một thông điệp thương hiệu mạnh

Thương trường vốn là chiến trường, dẫu cho có lúc doanh nghiệp của bạn rất thành công nhưng chắc chắn cũng sẽ có lúc bạn gặp phải những biến cố, sự cạnh tranh gia tăng và bạn phải tập trung nhiều hơn vào việc xây dựng thương hiệu của mình.

Trong tâm trí của khách hàng, bạn phải trở thành một thứ gì đó. Chỉ duy nhất một.

Điều đó là yếu tố sống còn bởi vì tâm trí của khách hàng là nơi thương hiệu của bạn ‘sống’.

Thương hiệu vốn không nằm trong văn phòng của bạn. Không nằm trên website của bạn.

Cũng không có trong các tài liệu ghi chép của bạn.

Nếu bạn nói rằng bạn có ba thứ đối với khách hàng của mình, tức là bạn đang không là gì cả. Nếu bạn nói rằng bạn có ba thứđối thủ cạnh tranh của bạn cũng đã nói rằng họ đang có, cũng tức là bạn đang thừa nhận bạn không có gì cả.

Chỉ một thứ hay điều duy nhất của bạn chính là giá trị duy nhất mà thương hiệu của bạn mang lại cho khách hàng của mình.

Volvo chỉ có thể giúp bạn an toàn. IBM chỉ đang xây dựng một hành tinh thông minh hơn, và 7-Up chỉ là thức uống không có cola (uncola).

Khách hàng của bạn không quan tâm đến việc bạn muốn trở thành thứ gì. Họ chỉ đơn giản là tiếp nhận và nhận thức mọi thứ.

Họ không nhìn nhận bạn theo một cách nhất định nào đó cũng không nhìn nhận bạn theo cách mà bạn muốn họ nhìn nhận.

Thật hấp dẫn khi bạn đang cố gắng để trở thành tất cả mọi thứ cho mọi người. Bạn có thể kiếm được mức doanh số bán hàng cao hơn trong thời gian ngắn bằng cách làm điều đó.

Nhưng về lâu dài, bạn sẽ chẳng là gì cả. Bạn sẽ bị lãng quên.

Trong marketing, chiến lược định vị thương hiệu (Brand Positioning) là nghệ thuật của sự hy sinh – hy sinh những thứ bạn có thể để khám phá ra duy nhất một thứ bạn nên trở thành.

Vậy điều gì tạo nên một thứ đầy mạnh mẽ đó? Dưới đây là 4 nguyên tắc để đảm bảo thông điệp cốt lõi (core message) của bạn hoạt động hiệu quả:

Đầu tiên, thông điệp cốt lõi của bạn cần phải có cả khía cạnh cảm xúc và lý trí. Bạn cần kết nối với trái tim và khối óc của mọi người.

Mọi người thường được thúc đẩy bởi cả hai. Họ đánh giá mọi thứ bằng lý trí nhưng lại ra quyết định và mua hàng bằng cảm xúc.

Hãy lấy vị dụ đơn giản từ hãng xe Volvo, “Volvo tạo ra những chiếc xe an toàn”, rõ ràng câu định vị của họ có đủ cả yếu tố cảm xúc lẫn lý trí.

Thứ hai, thông điệp cốt lõi của bạn cần phải đáng tin cậy. Liệu thông điệp “Sống với từng cam kết” của Amazon có làm bạn cảm thấy tin tưởng họ không?

Thứ ba, thông điệp cốt lõi của bạn cần phải phù hợp với nhóm khách hàng tiềm năng.

“GeneratioNext”, một thông điệp của Pepsi vào năm 1997 có làm bạn liên tưởng đến nhóm khách hàng mục tiêu của họ là ai không?

Thứ tư, thông điệp cốt lõi của bạn cần phải đơn giản. Từ “Just do it” của Nike tới “Vị ngon trên từng ngón tay” của KFC đều rất ngắn và dễ nhớ.

Nếu mọi người không thể hiểu, không thể nhớ hoặc lặp lại một thứ duy nhất của bạn, thì điều đó quá phức tạp.

Nếu nó quá phức tạp, nó sẽ không hoặc rất khó để tìm thấy một không gian trong tâm trí khách hàng tiềm năng của bạn. Và hãy nhớ rằng: đó là nơi thương hiệu của bạn ‘sống’.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Đan Linh | MarketingTrips