Skip to main content

Sự tập trung: Bí mật của một thông điệp thương hiệu mạnh

14 Tháng Sáu, 2021

Doanh nhân vốn là những con người đa nhiệm. Họ đội nhiều mũ và đóng nhiều vai. Họ giống như những ‘con tắc kè hoa’ của thế giới kinh doanh, có thể thích ứng với bất cứ điều gì họ cần tại bất kỳ thời điểm nào.

Sự tập trung: Bí mật của một thông điệp thương hiệu mạnh
Sự tập trung: Bí mật của một thông điệp thương hiệu mạnh

Thương trường vốn là chiến trường, dẫu cho có lúc doanh nghiệp của bạn rất thành công nhưng chắc chắn cũng sẽ có lúc bạn gặp phải những biến cố, sự cạnh tranh gia tăng và bạn phải tập trung nhiều hơn vào việc xây dựng thương hiệu của mình.

Trong tâm trí của khách hàng, bạn phải trở thành một thứ gì đó. Chỉ duy nhất một.

Điều đó là yếu tố sống còn bởi vì tâm trí của khách hàng là nơi thương hiệu của bạn ‘sống’.

Advertisement

Thương hiệu vốn không nằm trong văn phòng của bạn. Không nằm trên website của bạn.

Cũng không có trong các tài liệu ghi chép của bạn.

Nếu bạn nói rằng bạn có ba thứ đối với khách hàng của mình, tức là bạn đang không là gì cả. Nếu bạn nói rằng bạn có ba thứđối thủ cạnh tranh của bạn cũng đã nói rằng họ đang có, cũng tức là bạn đang thừa nhận bạn không có gì cả.

Chỉ một thứ hay điều duy nhất của bạn chính là giá trị duy nhất mà thương hiệu của bạn mang lại cho khách hàng của mình.

Advertisement

Volvo chỉ có thể giúp bạn an toàn. IBM chỉ đang xây dựng một hành tinh thông minh hơn, và 7-Up chỉ là thức uống không có cola (uncola).

Khách hàng của bạn không quan tâm đến việc bạn muốn trở thành thứ gì. Họ chỉ đơn giản là tiếp nhận và nhận thức mọi thứ.

Họ không nhìn nhận bạn theo một cách nhất định nào đó cũng không nhìn nhận bạn theo cách mà bạn muốn họ nhìn nhận.

Thật hấp dẫn khi bạn đang cố gắng để trở thành tất cả mọi thứ cho mọi người. Bạn có thể kiếm được mức doanh số bán hàng cao hơn trong thời gian ngắn bằng cách làm điều đó.

Advertisement

Nhưng về lâu dài, bạn sẽ chẳng là gì cả. Bạn sẽ bị lãng quên.

Trong marketing, chiến lược định vị thương hiệu (Brand Positioning) là nghệ thuật của sự hy sinh – hy sinh những thứ bạn có thể để khám phá ra duy nhất một thứ bạn nên trở thành.

Vậy điều gì tạo nên một thứ đầy mạnh mẽ đó? Dưới đây là 4 nguyên tắc để đảm bảo thông điệp cốt lõi (core message) của bạn hoạt động hiệu quả:

Đầu tiên, thông điệp cốt lõi của bạn cần phải có cả khía cạnh cảm xúc và lý trí. Bạn cần kết nối với trái tim và khối óc của mọi người.

Advertisement

Mọi người thường được thúc đẩy bởi cả hai. Họ đánh giá mọi thứ bằng lý trí nhưng lại ra quyết định và mua hàng bằng cảm xúc.

Hãy lấy vị dụ đơn giản từ hãng xe Volvo, “Volvo tạo ra những chiếc xe an toàn”, rõ ràng câu định vị của họ có đủ cả yếu tố cảm xúc lẫn lý trí.

Thứ hai, thông điệp cốt lõi của bạn cần phải đáng tin cậy. Liệu thông điệp “Sống với từng cam kết” của Amazon có làm bạn cảm thấy tin tưởng họ không?

Thứ ba, thông điệp cốt lõi của bạn cần phải phù hợp với nhóm khách hàng tiềm năng.

Advertisement

“GeneratioNext”, một thông điệp của Pepsi vào năm 1997 có làm bạn liên tưởng đến nhóm khách hàng mục tiêu của họ là ai không?

Thứ tư, thông điệp cốt lõi của bạn cần phải đơn giản. Từ “Just do it” của Nike tới “Vị ngon trên từng ngón tay” của KFC đều rất ngắn và dễ nhớ.

Nếu mọi người không thể hiểu, không thể nhớ hoặc lặp lại một thứ duy nhất của bạn, thì điều đó quá phức tạp.

Nếu nó quá phức tạp, nó sẽ không hoặc rất khó để tìm thấy một không gian trong tâm trí khách hàng tiềm năng của bạn. Và hãy nhớ rằng: đó là nơi thương hiệu của bạn ‘sống’.

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Đan Linh | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement

Advertisement