Skip to main content

Thẻ: trải nghiệm người dùng

3 mẹo nhỏ để cải thiện trải nghiệm người dùng với thương hiệu trên các phương tiện mạng xã hội

Theo báo cáo các doanh nghiệp nhỏ toàn cầu của Facebook, có đến 62% các doanh nghiệp phải thay đổi cách họ làm kinh doanh trong suốt đại dịch.

3 mẹo nhỏ để cải thiện trải nghiệm người dùng với thương hiệu trên các phương tiện mạng xã hội

Sự thay đổi này cũng có nghĩa là các doanh nghiệp đang phải sử dụng những công cụ mới để tương tác với khách hàng, điều mà có thể họ đã chưa từng ứng dụng trước đây.

Đối với một số doanh nghiệp, đây là một yêu cầu để họ phải chuyển từ offline sang online.

Đối với những doanh nghiệp khác, điều này cũng có nghĩa là họ cần đầu tư nhiều thời gian và nguồn lực hơn vào việc xây dựng sự hiện diện trực tuyến vốn đã tồn tại.

Và như bất kỳ chủ doanh nghiệp nhỏ nào cũng đều biết, quá trình thử nghiệm và xoay chuyển này hầu như sẽ không bao giờ dừng lại.

Các mẹo nhỏ dưới đây có thể giúp bạn duy trì kết nối với khách hàng và đáp ứng vượt mức kỳ vọng của họ bằng cách tối ưu hóa trải nghiệm của họ trên các nền tảng mạng xã hội và website của bạn.

1. Sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội để làm nổi bật những sự khác biệt của doanh nghiệp của bạn.

Khách hàng hiện đang háo hức mua sắm những thứ phù hợp với giá trị của họ.

Một báo cáo gần đây từ Facebook IQ cho thấy trong vài năm qua, 56% người tiêu dùng trên toàn cầu nói rằng điều rất quan trọng là các thương hiệu mà họ mua phải có cùng những hệ giá trị mà họ tin tưởng.

Dưới đây là một vài mẹo về cách bạn có thể làm nổi bật các giá trị của mình thông qua các kênh truyền thông mạng xã hội và trong các cửa hàng của bạn:

  • Nếu bạn đang làm tình nguyện hoặc đóng góp cho cộng đồng của mình, hãy truyền đạt những câu chuyện này với những người theo dõi và khách hàng của bạn.
  • Quảng cáo các sản phẩm thủ công hoặc có nguồn gốc địa phương của bạn và chia sẻ những thông điệp này trong tất cả các không gian kỹ thuật số và không gian thực của bạn. Hãy tìm cách giới thiệu các kênh mạng xã hội từ trong các bảng hiệu cửa hàng và trên website của bạn.
  • Nhắc hoặc khuyến khích người hâm mộ gắn thẻ doanh nghiệp của bạn trong các bài đăng của họ và giữ cho cộng đồng của bạn luôn được tương tác bằng cách tích cực nhận xét và phản hồi các bài đăng.
  • Cung cấp cho những người theo dõi của bạn những hình ảnh về cảnh hậu trường, chẳng hạn như để nhân viên của bạn tạo các Stories về một ngày làm việc đặc biệt nào đó mà bạn có thể đăng lên trang Instagram doanh nghiệp của mình.

2. Tối ưu hóa trải nghiệm website trên thiết bị di động.

Theo một báo cáo khác từ Facebook IQ, 79% người tiêu dùng toàn cầu nói rằng trải nghiệm mà một doanh nghiệp ung cấp cũng quan trọng như sản phẩm và dịch vụ của họ.

Và sự gia tăng nhanh chóng của thương mại điện tử cũng là cơ hội để thương hiệu có thể cung cấp những sự tương tác mới cho khách hàng của mình.

Ví dụ: Facebook Shops cho phép các doanh nghiệp thiết lập một cửa hàng trực tuyến cho khách hàng trên cả Facebook và Instagram.

Các doanh nghiệp có thể chọn các sản phẩm họ muốn làm nổi bật từ danh mục của họ và sau đó tùy chỉnh giao diện của cửa hàng. Tuy nhiên, trải nghiệm của người tiêu dùng không chỉ dừng lại ở đó.

Điều gì xảy ra sau khi người dùng nhấp vào hình ảnh sản phẩm từ Facebook Shop của bạn?

Dưới đây là một số cách để biến website hoặc cửa hàng trên Facebook của bạn trở thành một nguồn tài nguyên mạnh mẽ cho người tiêu dùng:

  • Hãy giúp người tiêu dùng dễ dàng tìm hiểu thêm về sản phẩm của bạn, hãy bao gồm nhiều hình ảnh về sản phẩm. Cân nhắc sử dụng hình ảnh về các sản phẩm đang được sử dụng, hiển thị các góc nhìn khác nhau của sản phẩm và hiển thị cận cảnh các tính năng chính của sản phẩm.
  • Khi nói đến những mô tả chi tiết hơn về sản phẩm của bạn, hãy đảm bảo phông chữ đủ lớn để mọi người có thể đọc được trên các màn hình nhỏ. Mọi người đã quen với việc lướt thông tin trên điện thoại của họ, vì vậy hãy sử dụng tiêu đề và các gạch đầu dòng ngắn để hiển thị các chi tiết sản phẩm khi họ lướt qua.
  • Hãy cân nhắc những thông tin mà người không biết gì về sản phẩm của bạn sẽ cần biết trước tiên và ưu tiên đưa thông tin này vào mô tả sản phẩm của bạn. Đảm bảo bạn chia sẻ những thông tin tương tự cho từng sản phẩm để người tiêu dùng có thể dễ dàng so sánh các tính năng và lợi ích của các sản phẩm khác nhau mà bạn cung cấp.
  • Giải thích rõ ràng và ngắn gọn bạn là ai, bạn làm gì cũng như các sản phẩm và dịch vụ khác nhau mà bạn cung cấp trên trang chủ của mình.
  • Đừng quên bao gồm thông tin liên hệ của bạn một cách nổi bật. Tốt nhất, hãy cho mọi người biết cách nhanh nhất để kết nối với bạn.
  • Làm nổi bật các đánh giá và lời chứng thực từ các khách hàng trước đây, cung cấp các bằng chứng xã hội và tạo niềm tin cho khách hàng trong tương lai. Họ có thể kể một câu chuyện mạnh mẽ về thương hiệu của bạn khi họ thấy ai đó cũng làm điều tương tự.

3. Cung cấp nhiều tùy chọn thanh toán cho khách hàng.

Người tiêu dùng mong đợi nhiều cách hơn để kinh doanh hay kết nối với bạn. Tính linh hoạt và tiện lợi là những động lực hàng đầu cho các trải nghiệm mua sắm trên thiết bị di động.

Trong số những người đã tìm hiểu thông tin sản phẩm trực tuyến và mua sắm tại các cửa hàng (Webrooming), 56% cho biết họ làm như vậy để tăng cường cảm giác tin tưởng vào quyết định mua hàng của họ.

Với vô số các lựa chọn mua sắm, các thương hiệu có thể giúp trao quyền cho người tiêu dùng bằng cách tạo ra các cách liền mạch, thân thiện với thiết bị di động để họ có thể chuyển đổi một cách dễ dàng giữa hành trình kỹ thuật số và tại các cửa hàng.

Một số cách mà doanh nghiệp của bạn có thể thực hiện bao gồm:

  • Ghé qua lấy hàng tại của hàng: Hơn 2/3 người tiêu dùng nói rằng sự thuận tiện, thời gian giao hàng và các lựa chọn giao hàng là những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của họ.
  • Mua online, Nhận tại cửa hàng (BOPIS): 65% người mua sắm toàn cầu đã sử dụng hoặc quan tâm đến việc sử dụng hình thức BOPIS khi mua sắm.
  • Thanh toán không tiếp xúc: 37% người mua sắm toàn cầu muốn các nhà bán lẻ cung cấp nhiều tùy chọn thanh toán không tiếp xúc.

Đại dịch đã làm thay đổi cách chúng ta kinh doanh và nó cũng đã làm thay đổi cách mà khách hàng kỳ vọng.

Hãy tiếp tục điều chỉnh mô hình kinh doanh của bạn để sử dụng và tối ưu các công cụ kỹ thuật số, lấy người tiêu dùng làm trọng tâm và xem xét những thay đổi nào có thể có lợi nhất cho bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

7 lý do tại sao trải nghiệm người dùng (CX) lại vô cùng quan trọng

Người tiêu dùng đang mong đợi điều gì từ thương hiệu của bạn? Bạn có đang cung cấp những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng? Người dùng có đang sẵn lòng để chấm bạn 5* không?

Dưới đây là 7 lý do chính tại sao trải nghiệm người dùng (CX – customer experience) lại trở nên vô cùng quan trọng, đặc biệt trong kỹ nguyên 4.0 này.

1. Thương hiệu đang phải đối mặt với những áp lực to lớn.

Việc đáp ứng các nhu cầu của những bên nội bộ có liên quan trở nên căng thẳng hơn. Thực tế, 35.3 tỉ USD là số tiền mà các doanh nghiệp tại Mỹ mất đi hàng năm vì khách hàng rời bỏ do những vấn đề liên quan đến trải nghiệm khách hàng.

Đối xử không công bằng là một lý do trong số đó.

2. Khách hàng ngày càng ưu tiên trải nghiệm. 

Khách hàng ngày nay đang có nhiều sự lựa chọn hơn bao giờ hết. Những trải nghiệm như tiện lợi hay dễ dàng tương tác (mua hàng) đang trở thành sự lựa chọn và đánh giá của họ khi lựa chọn các thương hiệu.

3. Những trải nghiệm khách hàng tuyệt vời sẽ dẫn đến những khách hàng trung thành và hạnh phúc.

Hơn 40% người tiêu dùng tại Mỹ cho biết họ sẽ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn nếu thương hiệu cung cấp cho họ những trải nghiệm cá nhân cao hơn.

4. Tỉ lệ mua hàng qua thiết bị di động đang đạt mức kỷ lục.

Hơn 76% người tiêu dùng sử dụng điện thoại di động cá nhân của họ để mua sắm, vì đơn giản là chúng thuận tiện, có thể xử lý bất cứ lúc nào.

5. Khách hàng của bạn đang kỳ vọng một trải nghiệm xuất sắc.

Khách hàng ngày nay kỳ vọng những trải nghiệm dễ dàng, nhanh chóng và mượt mà. Họ cũng không ngần ngại khi mua hàng hay tương tác ở bất cứ nơi đâu.

6. Khách hàng muốn họ ở nơi họ vốn thuộc về.

Khách hàng mong muốn nhận được những thông tin chính xác nhanh nhất có thể. Sự thật là, hơn 90% khách hàng kỳ vọng nhận được phản hồi trong vòng 10 phút kể từ lúc họ yêu cầu hỗ trợ.

7. Những công nghệ mới nổi đang tạo nên nhiều sức ảnh hưởng.

Những công nghệ mới nổi đang được sử dụng để hỗ trợ khách hàng tự giúp chính họ. Trong khi, cũng thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp, đôi bên cùng có lợi (khách hàng và doanh nghiệp).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Google ra mắt khoá học cấp chứng chỉ nghề nghiệp mới

Google hiện đang mở lớp đăng ký cho 03 khóa học cấp chứng chỉ nghề nghiệp mới bao gồm: data analytics (phân tích dữ liệu), project management (quản lý dự án) và user experience (thiết kế trải nghiệm người dùng – UX).

Cả ba khóa học này đều có trả phí, hiện có sẵn trên nền tảng học trực tuyến Coursera cho phép mọi người có thể kiếm được bằng cấp tương đương với bốn năm học chỉ trong vòng sáu tháng.

Hiện tại, Google đang cung cấp các chương trình trong ba lĩnh vực là Phân tích dữ liệu, quản lý dự án và thiết kế trải nghiệm người dùng (UX).

Cùng với việc mở đăng ký các khóa học này, Google cũng sẽ công bố các cách thức mới để những người có các chứng chỉ này có được đặc quyền khi tuyển dụng đồng thời cải tiến trải nghiệm tìm việc trong Google tìm kiếm.

Google Career Certificates – Chứng chỉ nghề nghiệp của Google.

Hiện bạn có thể đăng ký học chứng chỉ nghề nghiệp của Google trong các lĩnh vực sau:

  • Data Analyst (Nhà phân tích dữ liệu): Mức lương trung bình hàng năm là 66000 USD. Khoá học sẽ hướng dẫn tìm hiểu cách sử dụng các công cụ và nền tảng để xử lý, phân tích, trực quan hóa và thu thập thông tin chi tiết từ dữ liệu.
  • Project Manager (Quản lý dự án): Mức lương trung bình hàng năm 93000 USD. Khoá học tập trung tìm hiểu những nền tảng của quản lý dự án truyền thống và hiểu sâu hơn về quản lý những dự án nhanh nhạy.
  • UX Designer (Nhà thiết kế trải nghiệm người dùng): Mức lương trung bình hàng năm 75000 USD. Khoá học sẽ tìm hiểu nền tảng của thiết kế và nghiên cứu UX, xây dựng các thiết kế, thử nghiệm…

Các khóa học có mức phí là 39 USD mỗi tháng, có nghĩa là tổng chi phí của khoá học phụ thuộc vào tốc độ hoàn thành mỗi khóa học.

Cung cấp nhiều cách hơn để được tuyển dụng.

Google cam kết giúp những người có chứng chỉ này sẽ được tuyển dụng tốt hơn.

Hơn 130 nhà tuyển dụng đã tham gia tổ hợp nhà tuyển dụng của Google và được cho là rất mong muốn tuyển những người đạt được các chứng chỉ này.

Sau khi hoàn thành khóa học ‘Chứng chỉ nghề nghiệp của Google’, sinh viên tốt nghiệp có thể chia sẻ trực tiếp hồ sơ của mình với các nhà tuyển dụng như Anthem, Verizon, Bayer, Deloitte, SAP, Better.com, Accenture, Walmart, Infosys…

Bên cạnh đó, Google cũng đang tìm cách tuyển những người hoàn thành các khóa học của chính mình. Trên thực tế, Google tin tưởng vào các khóa học này đến mức sử dụng chúng để nâng cao kỹ năng và đào tạo lại những nhân viên hiện tại của Google.

Bạn có thể tham khảo thêm các khoá học tại: Google Career Certificates

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips