Skip to main content

Một vài kỹ năng cơ bản của một Online Content Creator thành công

19 Tháng Mười Một, 2022

Từ khả năng tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization), nghiên cứu thị trường đến phân tích thương hiệu cơ bản, là những gì cần thiết để trở thành một Online Content Creator thành công.

Một vài kỹ năng cơ bản của một Online Content Creator thành công
Một vài kỹ năng cơ bản của một Online Content Creator thành công

Dù bạn là một marketer truyền thống hay một digital marketer, bạn đều có thể nhận thấy rằng mọi chiến lược Digital Marketing hiện tại đều được xây dựng trên cơ sở của nội dung (Content) mà chính xác là quá trình sản xuất nội dung — được định nghĩa là quá trình tiến hành nghiên cứu (thị trường, khách hàng, đối thủ…), đưa ra các ý tưởng chiến lược, biến những ý tưởng đó thành các tài sản cụ thể và sau đó quảng cáo chúng đến với khách hàng mục tiêu.

Tất cả những gì bạn thấy trên website, từ các mẫu quảng cáo hay trên mạng xã hội đều là những ví dụ cụ thể về nội dung kỹ thuật số (Digital Content), Content Marketing cũng giúp tạo ra số lượng khách hàng tiềm năng cao hơn gấp 3 lần so với các phương thức marketing truyền thống khác trong khi chi phí lại thấp hơn.

Trong khi có không ít marketer cho rằng, việc sáng tạo và xây dựng nội dung bắt đầu từ khả năng sáng tạo của bản thân và hiển nhiên, “sáng tạo” theo cách mà các Content Creator cho là có giá trị nhất, sự thật là vì bạn đang làm nội dung cho người khác mà cụ thể ở đây là khách hàng mục tiêu, việc hiểu họ nghĩ gì và bắt đầu từ góc nhìn của họ là chìa khoá để thành công.

Nếu bạn có thể tuân theo các nguyên tắc dưới đây, khả năng sáng tạo nội dung của bạn sẽ ngày càng có ý nghĩa hơn, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn thông qua khả năng hiểu và giải quyết các vấn đề của chính họ.

Cùng MarketingTrips phám phá các kỹ năng cho Online Content Creator dưới đây:

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO).

Trong thế giới Marketing ngày nay, tối ưu hoá nội dung cho các công cụ tìm kiếm là một trong những yêu cầu bắt buộc với hầu hết các Content Creator nói riêng và người làm marketing nói chung.

Trong khi khả năng viết vẫn là yếu tố cốt lõi nhất, việc tận dụng các nguyên tắc SEO căn bản cũng như các công cụ hỗ trợ sẽ giúp cho nội dung trở nên phù hợp hơn với công cụ tìm kiếm (và cả cho người tìm kiếm).

Khi nói đến việc xây dựng nội dung cho các công cụ tìm kiếm, nghiên cứu từ khoá là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Từ khoá không chỉ mang ý nghĩa với các công cụ tìm kiếm mà vì nó đại diện cho những mối băn khoăn của khách hàng, nó chính là kim chỉ nam cho những nhà sáng tạo nội dung.

Nghiên cứu.

Tuỳ vào từng bối cảnh khác nhau, quá trình sản xuất nội dung diễn ra theo những cách khác nhau và cần những yêu cầu đầu vào khác nhau.

Trong nhiều trường hợp, một nội dung tốt tốt đòi hỏi phải chắt lọc một lượng lớn thông tin và dữ liệu và biến nó thành những thứ có giá trị cho người đọc.

Việc nghiên cứu kỹ lưỡng từ bối cảnh, xu hướng, đối thủ và khách hàng cho phép người làm nội dung trình bày và đưa ra quan điểm một cách nhạy bén và sát với thực tế hơn.

Trong bối cảnh kinh doanh hiện tại, khi môi trường kinh doanh và hành vi của khách hàng không ngừng thay đổi, việc nghiên cứu trước khi viết cũng đóng vai trò đảm bảo rằng bạn đang hiểu rõ những gì mà bạn đang cố truyền tải tới người dùng mục tiêu của mình.

Các nhà sáng tạo nội dung giỏi luôn tò mò và không ngừng tìm kiếm các chủ đề mới, những thứ mà đối tượng mục tiêu của họ có thể rất quan tâm (và đối thủ thì vẫn còn chưa kịp tìm thấy).

Tính nhất quán.

Cũng tương tự như việc xây dựng thương hiệu, “tính nhất quán” cũng là chìa khoá cho tất cả những nhà sáng tạo nội dung.

Bạn càng cung cấp nhiều tài liệu mới và có giá trị, website hay fanpage của bạn sẽ ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm hơn. Nội dung mới và tốt là chưa đủ, bạn phải cam kết rằng những thứ mà bạn cung cấp là thường xuyên.

Nói một cách dễ hiểu hơn, nội dung sẽ không mấy có giá trị nếu những gì mà bạn cung cấp cho khách hàng là dựa trên cảm hứng, thay vào đó, bạn cần có một bản kế hoạch sản xuất và xuất bản rõ ràng và nhất quán theo thời gian.

Thấu hiểu đối tượng mục tiêu.

Như đã phân tích ở trên, bạn đừng cố gắng phạm phải sai lầm thường thấy của các content marketer đó là viết dựa trên cảm hứng và quan điểm cá nhân.

Trong khi việc đưa một vài góc nhìn cá nhân vào nội dung cũng có thể khiến nó trở nên khác biệt hơn, nội dung truyền cảm hứng phải là nội dung xuất phát từ khả năng am hiểu người đối diện mà ở đây chính là khách hàng mục tiêu.

Từ các dữ liệu cơ bản như tuổi tác, sở thích, trình độ học vấn, địa điểm sinh sống, đến các yếu tố nâng cao hơn như tâm lý, động cơ mua hàng và hơn thế nữa, tất cả đều là những thông tin mà các nhà sáng tạo nội dung phải nắm trước khi tiến hành xây dựng nội dung.

Ngoài các yếu tố về giá trị của nội dung, bạn cũng cần tìm hiểu xem, khách hàng của bạn mong muốn bạn thể hiện nội dung đó như thế nào, đâu là cách khiến họ cảm thấy hứng thú nhất khi tương tác.

Phân tích thương hiệu.

Nằm trong bối cảnh marketing tổng thể, dù cho bạn viết nội dung gì và trình bày nó như thế nào, rõ ràng là nội dung của bạn không thể tách rời khỏi cái gọi là thương hiệu, thứ cuối cùng sẽ đóng vai trò “giải quyết nỗi đau” cho đối tượng mục tiêu.

Tính cách thương hiệu của bạn là gì, chiến lược thiết kế thương hiệu ra sao, điểm mạnh, điểm yếu của thương hiệu của bạn so với đối thủ là gì, tất cả những đặc điểm này đều nên được đưa vào chiến lược xây dựng nội dung tổng thể.

Nội dung của bạn chỉ có giá trị khi nó đồng bộ với mọi hình ảnh và giá trị của thương hiệu và giúp thương hiệu truyền tải được các thông điệp tới khách hàng.

Đừng quên để ý tới các phản hồi của khách hàng.

Một khi nội dung của bạn đã được truyền đi, hãy để ý xem khách hàng mục tiêu của bạn phản ứng với các nội dung đó như thế nào.

Các phản hồi của khách hàng không chỉ mang ý nghĩa giúp bạn tối ưu nội dung mà nó còn có thể cho bạn biết đâu là những “khoảng trống” mà các sản phẩm và dịch vụ của bạn chưa thể đáp ứng kỳ vọng của họ.

Là một nhà sáng tạo nội dung, bạn phải hiểu rằng, công việc hay sứ mệnh của bạn không phải là viết lách mà là đáp ứng các nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng (thông qua nội dung), và từ việc đáp ứng vượt các kỳ vọng, khách hàng sẽ ngày càng trung thành hơn với thương hiệu và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Starbucks Việt Nam sẽ mở rộng mô hình Starbucks Reserve

27 Tháng Mười Hai, 2024
Sau 6 tháng rời căn nhà 13 Hàn Thuyên (quận 1, TP HCM), Starbucks đã tìm được mặt bằng mới cho cử…

Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …