Skip to main content

Nghiên cứu: Gen Z chịu ảnh hưởng mua hàng từ bạn bè chứ không phải KOL

19 Tháng Mười Một, 2023

Mặc dù nghiên cứu cho thấy có đến 48% Gen Z thích mua sắm trên mạng xã hội, đặc biệt là trên TikTok, hành vi mua hàng của nhóm người dùng này ít chịu sự ảnh hưởng từ những người nối tiếng (KOL, Influencer), thay vào đó, những bạn bè đồng trang lứa mới là yếu tố quan trọng nhất.

Nghiên cứu: Gen Z chịu ảnh hưởng mua hàng từ bạn bè chứ không phải KOL
Nghiên cứu: Gen Z chịu ảnh hưởng mua hàng từ bạn bè chứ không phải KOL

Theo một Khảo sát gần đây của Shopify-Gallup, người Mỹ trong độ tuổi từ 18 đến 29, phần lớn trong số này là Gen Z, có hành vi mua sắm rất khác so với các thế hệ khác.

Số liệu cho thấy có đến 48% người dùng sẽ thực hiện ít nhất một số hoạt động mua sắm cuối năm trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok hoặc Instagram. Con số này cao hơn nhiều so với 1/3 tổng số người mua sắm nói chung.

Đối với các thương hiệu đang cố gắng thu hút khách hàng Gen Z, sự hiện diện hấp dẫn trên mạng xã hội theo đó là chìa khóa chính.

Advertisement

Theo báo cáo của ICSC, khoảng 86% người mua sắm thuộc Gen Z cho biết mạng xã hội ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng của họ.

Bà Savannah Wei Shi, phó Giáo sư Marketing tại Đại học Santa Clara cho biết, người tiêu dùng trẻ không còn sử dụng các công cụ tìm kiếm (như Google) hoặc website chính thức của thương hiệu để mua sắm nữa.

Chuyên gia này nói: “Họ đã chuyển từ sự khôn ngoan của đám đông sang sự khôn ngoan của những bạn bè cùng trang lứa với mình.”

Nói cách khác, một sản phẩm không còn hấp dẫn chỉ vì mọi người đều có nó. Đối với Gen Z, một sản phẩm sẽ thú vị khi nhiều bạn bè của họ cũng đang sử dụng nó.

Advertisement

Hành vi mua hàng của Gen Z chịu sự ảnh hưởng từ bạn bè của họ thay vì là những người nổi tiếng.

Cách đây vài năm, các khái niệm như KOL hay Influencer (Celeb) nổi lên và được xem như là yếu tố có sức ảnh hưởng lớn đến các quyết định mua sắm. Tuy nhiên, Gen Z giờ đây đã khác, họ không tin hay quan tâm đến việc liệu một người nổi tiếng nào đó có sử dụng sản phẩm mà họ định mua hay không.

Thay vào đó, một người bạn hay người cùng trang lứa tương tự như họ lại có sức ảnh hưởng hơn cả. Và ngay cả khi “người đồng trang lứa” là người có ảnh hưởng, Gen Z vẫn dễ chấp nhận hơn nhiều so với việc thương hiệu quảng cáo thẳng đến họ.

Website chính thức của thương hiệu không có sức hấp dẫn với những người dùng trẻ như Gen Z.

Theo thông tin được ghi nhận từ các nhà bán lẻ có khách hàng là Gen Z, các tài khoản của họ trên Instagram hay TikTok mang lại giá trị cao hơn nhiều so với các website chính thức của thương hiệu.

Trong tương lai, họ cũng cảm thấy rằng TikTokInstagram sẽ đóng vai trò lớn hơn trong việc ảnh hưởng đến doanh số bán hàng thay vì là từ website chính của họ.

Advertisement

Có những lý do giải thích tại sao cụm từ “TikTok khiến tôi mua nó” trở nên phổ biến.

Theo các phân tích, TikTok trở nên phổ biến với người dùng vì nền tảng này đặc biệt lý tưởng để giới thiệu về sản phẩm và các lợi ích của chúng.

So với các đoạn giới thiệu dài và khô khan bằng văn bản (text), các video ngắn và trực quan dường như dễ được tiếp nhận và có sức ảnh hưởng cao hơn. Các tính năng mua sắm trong ứng dụng là những điểm cộng khác với các nền tảng như TikTok.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement