Skip to main content

Apple Storytelling: Đây là cách mà CEO Tim Cook kể chuyện thương hiệu

12 Tháng Mười, 2023

Apple từ lâu đã không còn là một thương hiệu xa lạ với phần đông mọi người trên toàn cầu, từ những chi tiêu khủng cho quảng cáo và Marketing, đến là thương hiệu có giá trị lớn nhất toàn cầu với gần 1000 tỷ USD, Apple thành công một phần là nhờ vào tài năng kể chuyện thương hiệu của các CEO, chẳng hạn như Tim Cook.

Apple Storytelling: Đây là cách mà CEO Tim Cook kể chuyện thương hiệu
Apple Storytelling: Đây là cách mà CEO Tim Cook kể chuyện thương hiệu

Khi Apple ra mắt các sản phẩm mới, chẳng hạn như là lần ra mắt “gây sốt” gần đây với iPhone 14 và Apple Watch Series 8, mọi diễn giả (speaker) đều có những sứ mệnh riêng trong buổi thuyết trình.

Một số là chuyên gia xây dựng sản phẩm, những người khác là chuyên gia kỹ thuật và một số nữa là đối tác của bên thứ ba (third-party partners).

Giám đốc điều hành Apple, Tim Cook, cũng như cách mà CEO quá cố Steve Jobs từng làm, đóng vai trò là người kể chuyện (Storyteller), một vai trò mà mọi doanh nhân hoặc nhà lãnh đạo doanh nghiệp nào cũng nên thực hiện trong buổi ra mắt hoặc giới thiệu một thứ gì đó mới từ thương hiệu.

Advertisement

Hiển nhiên, với tư cách “là người được chọn”, Tim Cook đã thấm nhuần được mọi bài học giao tiếp từ Steve Jobs. Steve Jobs hiểu rằng mọi người không mua sản phẩm máy tính vì “tốc độ và nguồn cấp dữ liệu”.

Thay vào đó, mọi người mua sản phẩm để giải quyết một vấn đề hay nỗi đau nào đó hoặc cũng có thể là để làm phong phú thêm cuộc sống của họ.

Tim Cook biết rằng sẽ có rất ít người đổ xô đến hệ thống các cửa hàng để mua Apple Watch Ultra mới vì nó có vỏ bằng titan 49 mm.

Nhưng họ đặc biệt có thể bị thu hút bởi những câu chuyện của những khách hàng thực sự tin tưởng Apple Watch.

Advertisement

Ví dụ, Tim Cook từng kể một câu chuyện về một phụ nữ trẻ đã ngủ gật trên ghế sau của chiếc máy bay nhỏ do cha cô lái. Cô tỉnh dậy khi máy bay lao qua những ngọn cây ở vùng núi tuyết bao phủ hẻo lánh.

Máy bay dù đã vỡ thành nhiều mảnh, và cũng đang ở một nơi rất xa trung tâm. Nhưng Apple Watch của cô ấy vẫn hoạt động. Sau đó Cô đã gọi dịch vụ khẩn cấp đến giải cứu.

Cũng tương tự như cách mà CEO Apple đã làm, rõ ràng là câu chuyện về khách hàng của bạn không quá kịch tính, nhưng bạn hoàn toàn có thể tiếp cận với nhiều câu chuyện đáng được kể và được nghe.

Dưới đây là một số cách mà bạn có thể học hỏi.

Advertisement

Đọc email.

Tim Cook nổi tiếng là người dậy sớm, ông thường dậy lúc 3:45 sáng và xem đó là thời điểm để ông bắt đầu một ngày mới. Vào buổi sáng yên tĩnh, không bị phân tâm, ông thường đọc email từ những người dùng của Apple.

Tất nhiên, Tim Cook không thể đọc tất cả chúng, nhưng ông nói rằng đọc là một phần thiết yếu trong ngày làm việc của ông vì nó cho phép ông nắm bắt được nhu cầu của thị trường.

Một trong số những bức thư đó với đoạn bắt đầu bằng “Dear Tim” chính là nguồn cảm hứng cho các buổi ra mắt sản phẩm gần đây của Apple.

Nó hấp dẫn bởi vì đơn giản nó là một câu chuyện, và hiển nhiên, so với việc bắt đầu câu chuyện bằng các thông tin khô khan về sản phẩm, nó hiệu quả hơn nhiều.

Advertisement

Hãy chủ động tìm kiếm.

Bạn có thể không như Apple, bạn có thể không có một lượng khách hàng khổng lồ sẵn sàng gửi email đến doanh nghiệp. Nhưng bạn vẫn còn rất nhiều cơ hội để tìm kiếm các câu chuyện của khách hàng.

Bạn có thể hỏi mọi người về những câu chuyện thông qua blog, email, bản tin hay đơn giản là thông qua các nền tảng mạng xã hội. Điều bạn cần nhớ là hãy hỏi chuyện thay vì yêu cầu hay ra lệnh cung cấp thông tin.

Đó có thể là “Bạn có hài lòng với các sản phẩm của chúng tôi không?”, “Bạn có muốn đề xuất thêm tính năng hay thành phần nào mới hay không?” hay “Sản phẩm đã giúp bạn cải thiện cuộc sống của mình như thế nào?” và…

Những câu chuyện là vô tận và bạn cũng có vô số cách để tìm thấy chúng miễn là bạn luôn trong tâm thế sẵn sàng để “bắt chuyện” với khách hàng của mình.

Advertisement

Học cách ghi lại những câu chuyện.

Buổi thuyết trình ra mắt sản phẩm mới gần đây của Apple được mở đầu bằng một đoạn video cho thấy một số khách hàng đã viết thư gửi cho CEO Tim Cook thông qua các đoạn video tự quay.

Rõ ràng, để có được những câu chuyện hay thước phim đó, một nhóm các nhà quay phim và biên tập viên đã phải làm việc hàng tuần hoặc hàng tháng trước khi ra mắt để thu thập dữ liệu và câu chuyện.

Khi bạn tìm thấy một câu chuyện hay của khách hàng, hãy nắm bắt nó. Sau đó, xin phép họ để sử dụng lại câu chuyện, cùng với những hình ảnh hoặc video mà bạn có thể đưa lên trang sản phẩm hoặc đưa vào quảng cáo.

Bạn sẽ thấy rằng trong hầu hết các trường hợp, những người là người hâm mộ thương hiệu của bạn đều vui mừng khi được chia sẻ câu chuyện riêng của họ.

Advertisement

Câu chuyện của khách hàng là thế, ở khắp mọi nơi nếu bạn thực sự cần.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement

Advertisement