Skip to main content

Hertz: Thương hiệu cho thuê xe toàn cầu chính thức nộp hồ sơ phá sản vì Covid-19

23 Tháng Năm, 2020

Hertz đã nộp đơn xin phá sản vào tối thứ 6 ngày 22.5, Hertz cũng là một “nạn nhân” mới nhất của cuộc suy thoái kinh tế đột ngột gây ra bởi đại dịch Covid-19.

hertz tuyên bố phá sản

Công ty đã cho thuê xe ô tô từ năm 1918, khi thành lập cửa hàng với hàng tá kiểu xe Ford Model Ts của hãng xe Ford, và đã sống sót qua cuộc đại suy thoái, sự ngừng hoạt động của nền sản xuất ô tô Mỹ trong Thế chiến II và nhiều ‘cú sốc’ giá dầu khác. Bằng cách tuyên bố phá sản, Hertz nói rằng họ dự định vẫn kinh doanh trong khi cơ cấu lại các khoản nợ và sẽ mở lại khi tình hình sức khoẻ tài chính của công ty tốt hơn.

“Tác động của Covid-19 đối với nhu cầu đi lại là quá đột ngột, gây ra sự sụt giảm đột ngột về doanh thu của công ty và các lượt đặt xe trong tương lai”, công bố của công ty cho biết. Công bố cũng cho biết thêm: “Trong khi phải hành động ngay lập tức để đối phó với cuộc khủng hoảng, sự không chắc chắn về khi nào doanh thu sẽ có thể trở lại ổn định và khi nào thì thị trường xe hơi đã qua sử dụng sẽ mở lại hoàn toàn, đòi hỏi chúng tôi phải có hành động ngay từ ngày hôm nay.”

Advertisement

Việc nộp đơn được cho là vụ phá sản cấp cao nhất của cuộc khủng hoảng Covid-19, đã khiến các nhà bán lẻ quốc gia như JCPenney, Neiman Marcus và J.Crew phá sản, cùng với một số công ty năng lượng khác như Whiting Oil và Diamond Offshore Drilling.

Nhưng không có công ty nào nộp hồ sơ cho đến nay có thị phần lớn trong ngành của họ như Hertz, cùng với các đối thủ như Avis Budget (CAR) và doanh nghiệp tư nhân vốn thống trị ngành công nghiệp cho thuê xe hơi.

Toàn bộ ngành công nghiệp cho thuê xe đã bị tàn phá bởi sự sụt giảm kể từ khi đại dịch xảy ra vào đầu năm nay. Gần hai phần ba doanh thu của ngành này chủ yếu đến từ các dịch vụ cho thuê tại các địa điểm sân bay và du lịch hàng không đã giảm mạnh. Kể từ đầu tháng 4, số người đi qua các trạm kiểm soát TSA tại các sân bay Mỹ đã giảm mạnh 94% so với một năm trước.

Nộp hồ sơ phá sản không có nghĩa là một công ty sẽ bị buộc phải rời bỏ các hoạt động kinh doanh. Nhiều công ty đã trải qua quá trình này và tiếp tục đạt lợi nhuận kỷ lục, điển hình như nhà sản xuất ô tô General Motors (GM) và nhiều hãng hàng không của quốc gia khác.

Advertisement

Nhưng cũng có nhiều công ty đã nộp đơn xin phá sản với ý định tiếp tục kinh doanh đã không ‘qua khỏi’ quá trình này.

Hertz cho biết quá trình phá sản sẽ mang lại cho bản thân nó “một cấu trúc tài chính mạnh mẽ hơn, định vị tốt nhất cho công ty trong tương lai.”

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Advertisement

via CNN Business

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement