Skip to main content

Khám phá bí mật đằng sau văn hóa thành công và hạnh phúc của Google

3 Tháng Sáu, 2021

Google nổi tiếng là một nơi làm việc có nền văn hóa độc đáo và khác biệt so với những môi trường công sở điển hình khác.

Mountain View, CA/USA – headquarters complex of Google and its parent company Alphabet Inc.

Hãy cứ nhìn vào Googleplex đi rồi bạn sẽ thấy. Đó không giống như một văn phòng làm việc, mà trông cứ như một sân chơi dành cho những người trưởng thành vậy! Vậy, văn hóa của Google có gì hay mà đáng cho chúng ta học hỏi?

Cũng nhờ vào đó mà có nên sự thành công của Google ngày nay. Tại Google, có những thành viên chịu trách nhiệm chính trong việc giữ chân nhân viên và duy trì năng suất làm việc. Nghe thì có vẻ như họ đang kiểm soát quá nhiều, nhưng thật ra đây chính là cách mà những tổ chức có tầm hiện nay đang vận hành.

Vậy, văn hóa của Google có gì hay mà đáng cho chúng ta học hỏi?

Advertisement

Google chủ yếu là làm việc trên dữ liệu. Và mặc dù những phương pháp dưới đây được tối ưu nhất khi vận hành tại Google, tuy nhiên các công ty lớn nhỏ khác nhau cũng có thể áp dụng trong một vài khía cạnh được đấy.

Khi tìm hiểu về văn hóa Google, một cái tên bạn không thể bỏ qua đó là Laszlo Bock. Ông là người đứng đầu của bộ phận Điều Hành Nhân Sự.

Bộ phận Điều Hành Nhân Sự là nơi khoa học và nhân sự giao nhau. Đó cũng chính là “lực đẩy” giúp Google trở thành một công ty đứng đầu như hiện nay.

Trong bài này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem cách mà Google đang tuyển dụng, phát triển và giữ chân nhân tài ra sao nhé!

Advertisement

Phương pháp tuyển dụng          .                              

Google có hơn 2.5 triệu đơn ứng tuyển mỗi năm, tương đương với 6,849 người và khoảng 5 phút mỗi ngày. Don Dodge – nhân viên tại Google, sẽ chỉ cho chúng ta cách mà Google đang thực hiện quy trình tuyển dụng ra sao với mỗi ứng viên.

Khi bạn có buổi phỏng vấn tại Google, bạn sẽ nhận được các câu hỏi như sau:

“Bao nhiêu trái banh gôn thì đủ để lấp đầy một chiếc xe buýt?”

“Có 8 trái banh. 7 trái có khối lượng bằng nhau, trái còn lại nặng hơn. Hãy sử dụng cân cân bằng để tìm ra trái banh nặng hơn chỉ dùng hai trái để cân?”

Advertisement

“Bạn bị teo nhỏ lại. Chiều cao chỉ bằng một đồng xu, cân nặng tương tự cũng bị giảm xuống theo tỉ trọng ban đầu. Bạn bị ném vào một cái máy xay sinh tố. Lưỡi xay bắt đầu quay trong vòng 60 giây. Lúc này bạn sẽ làm gì?”

Theo Google, câu trả lời không quan trọng bằng cách mà bạn tư duy vấn đề ra sao trong tình huống đầy tính căng thẳng như thế.

Câu trả lời tồi tệ nhất lúc này, chính là bạn không có câu trả lời nào cả. Nếu bạn nói rằng “Tôi không biết”, bạn sẽ chẳng được trúng tuyển làm việc tại Google đâu.

Mặc dù những câu hỏi phỏng vấn này nghe có vẻ không cần thiết, nhưng đó là cách để Google sàng lọc và tìm ra những ứng viên thông minh và thấu đáo nhất.

Advertisement

Nếu bạn muốn điều hành một công ty xuất sắc, bạn cũng phải tuyển dụng được những người xuất chúng. Và để làm được điều đó, bạn phải thật sự giỏi trong việc tuyển dụng và sa thải nhân sự.

Thông tin cập nhật: Bock thông báo rằng Google đã không còn sử dụng những câu đố hóc búa trong buổi phỏng vấn nữa, và họ gọi đó là “phí thời gian” vì nó chỉ tạo cho người phỏng vấn cảm giác rằng họ thông minh mà thôi. Giờ đây, Google chủ yếu là dựa vào “phỏng vấn hành vi có cấu trúc”.

Họ sẽ hỏi ứng viên các câu hỏi như “hãy kể cho tôi nghe về một lần bạn giải quyết một vấn đề hóc búa nào đó”.  

Người phỏng vấn sẽ dựa vào đó để xem cách mà ứng viên ứng xử ra sao với những tình huống trong thực tế, cũng như tìm ra những khó khăn mà ứng viên gặp phải.

Advertisement

Khi muốn tuyển dụng một người đội trưởng giỏi, Google sẽ tìm kiếm những ai có có thành tích cao trong khả năng kiên định và kiên trì.

Ngoài ra, Google còn tuyển dụng nhân sự bằng phương pháp thu mua một công ty khác để lấy nhân tài về cho đội của mình.

Một vài trường hợp nổi tiếng phải kể đến Milk (giúp Google có được Kevin Rose), Meebo (tuyển dụng thành công Seth Sternberg cùng những người khác), và Slide (với Max Levchin, tuy nhiên ông đã rời Google).

Đôi khi những ứng viên sáng giá không đi tìm việc, họ chỉ đang bị “khóa chân” bởi những dự án nào đó mà thôi.

Advertisement

Đây là cách mà Google tuyển dụng nhân sự. Một môi trường làm việc lý tưởng, cộng với những phúc lợi hấp dẫn chính là điều giúp Google thu hút, trọng dụng cũng như giữ chân nhân tài. Hãy cùng điểm qua nhé!

Phúc lợi.

  • Ăn sáng, trưa và tối miễn phí. Đồ ăn tươi sống và được chuẩn bị bởi đầu bếp.
  • Khám sức khỏe và khám răng miễn phí
  • Cắt tóc miễn phí
  • Giặt khô miễn phí
  • Hỗ trợ mát-xa
  • Phòng tập gym và hồ bơi
  • Hỗ trợ xe hơi động cơ Hybrid
  • Phòng ngủ trưa
  • Game điện tử, bi lắc, bóng bàn
  • Bác sĩ công ty
  • Tiền bồi thưởng tử vong

Dĩ nhiên, chi trả cho những phúc lợi này không phải là một con số nhỏ. Tuy nhiên, việc nhân viên bất mãn và tỉ lệ thôi việc cao cũng sẽ tiêu tốn không kém.

Có rất nhiều cuộc cạnh tranh để tìm kiếm nhân tài, và khi bạn có thể giữ chân một nhân viên sáng giá, cũng đồng nghĩa với việc bạn đang tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc cho quy trình tuyển dụng đấy.

Chính văn hóa doanh nghiệp độc đáo đã giúp ích rất nhiều cho Google, trở thành nơi làm việc tốt nhất trên thế giới. Đó là thành quả của việc tuyển dụng thành công những nhân tố có tầm, tài năng và đầy nhiệt huyết.

Advertisement

Nền văn hóa dựa trên những dữ liệu định tính và định lượng.

Nhân sự, hay Điều hành Con người, là một ngành khoa học tại Google. Google luôn kiểm tra để tìm ra các cách nhằm tối ưu hóa con người, về mặt hài lòng cũng như hiệu quả trong công việc. Trên thực tế, hầu hết mọi thứ ở Google là đều dựa vào dữ liệu.

Vì thế chẳng có gì ngạc nhiên khi Google sử dụng dữ liệu để đánh giá nhân viên và cải thiện hiệu năng làm việc của họ.

Hãy cùng nhìn qua điều mà Prasad Setty và đội ngũ Phân tích Con người của ông khám phá nhé:

Xếp hàng tại khu ăn trưa: Chắc hẳn ai cũng biết rằng Google cung cấp các bữa ăn và bánh trái miễn phí cho toàn bộ nhân viên. Vậy, xếp hàng ăn trưa như thế nào là hợp lí?

Advertisement

Theo Google, thời gian tối ưu nhất là từ ba đến bốn phút. Không quá dài để phí thời gian, mà cũng không quá ngắn để nhân viên có thể gặp gỡ các thành viên mới.

Bàn ăn: Nếu bạn muốn nhân viên được gặp gỡ và có cơ hội tìm hiểu nhau, hãy bố trí các bàn dài.

Thêm thời gian nghỉ thai sản có trả lương: Theo khảo sát từ Google, phụ nữ có xu hướng nghỉ việc gấp hai lần so với đàn ông. Cụ thể là những nhân viên nữ vừa sinh con xong. Tại Google, chế độ nghỉ thai sản có trả lương là 12 tuần.

Tuy nhiên, Laszlo Bock đã thay đổi chế độ thành 5 tháng với đầy đủ lương và phúc lợi. Họ được phép phân bổ thời gian này ra theo cách mà họ muốn (ví dụ: nghỉ một vài ngày trước ngày sinh chẳng hạn).

Advertisement

Kết quả sau sự thay đổi chính sách này là gì? Tỉ lệ tiêu hao lực lượng lao động đối với các bà mẹ sau sinh đã giảm đến 50% đấy!

Chào đón nồng nậu đối với nhân viên mới: Việc chào đón nhân viên mới một cách chân thành sẽ đem lại rất nhiều tác động tích cực đấy. Theo Block, khi nhà quản lý chào hỏi “tân binh” với câu “Xin chào! Chào mừng bạn đã trở thành một phần của đội.

Chúng ta sẽ bắt đầu làm việc cùng nhau đấy!” sẽ dẫn đến gia tăng 15% năng suất làm việc trong 9 tháng tiếp theo của người nhân viên đó. Ai mà biết được rằng lời nói lại có thể đem lại những ấn tượng lâu dài như thế chứ?

Phòng ăn so với Phòng họp: Laszlo và đồng đội của họ đã tìm ra rằng, phòng ăn sẽ giúp phúc đẩy sự sáng tạo hơn so với trong phòng họp. David Radcliffe – người chịu trách nhiệm mảng tạo ra môi trường làm việc hoàn hảo, cho hay:

Advertisement

“Sự va chạm tự nhiên là những gì chúng tôi đang cố gắng tạo ra ở môi trường làm việc. Bạn không thể lên lịch trước cho một ý tưởng mới nào, bạn không thể biết trước khi nào thì ý tưởng sẽ được thực hiện.

Vì thế khi thiết kế cơ sở vật chất, chúng tôi cố gắng tìm ra những cơ hội dù là nhỏ bé nhất nhằm giúp các nhân viên có cơ hội được gặp gỡ nhau”

Nhà quản lý hoàn toàn có thể tạo ra sự khác biệt: Theo Google, nhà quản lý có thể tự trau giồi hành vi của bản thân, đồng thời tránh những “cạm bẫy” trong công việc nhằm trở thành những người dẫn dắt nhóm hiệu quả.

8 hành vi tốt

Advertisement
  1. Là một nhà cố vấn giỏi
  2. Tạo năng lượng cho nhóm và không theo lối quản lý vi mô
  3. Quan tâm đến sự thành công và trạng thái sức khỏe của từng thành viên trong nhóm
  4. Đừng yếu đuối: Hãy làm việc năng suất và tiến tới mục tiêu chung
  5. Giao tiếp hiệu quả và biết lắng nghe
  6. Giúp các thành viên trong nhóm phát triển con đường sự nghiệp
  7. Có tầm nhìn và chiến lược rõ ràng
  8. Có những kỹ năng kỹ thuật tốt nhằm hỗ trợ cho nhóm

3 “cạm bẫy” cần tránh

  1. Gặp vấn đề trong việc chuyển từ vị trí công việc này sang vị trí công việc khác
  2. Chưa hiểu rõ về quản trị hiệu năng và phát triển nghề nghiệp
  3. Dành quá ít thời gian cho việc quản lý và giao tiếp

Có kiến thức kỹ thuật chuyên sâu chưa chắc đủ để trở thành một nhà quản lý giỏi:

Theo Google, một kỹ sư có năng suất làm việc khủng cũng chưa chắc có thể trở thành một nhà quản lý tài năng. Đó là lí do tại sao kiến thức chuyên môn chỉ chiếm vị trí thứ 8 trong số những hành vi tốt mà một nhà quản lý nên có.

Google dưới thời Larry Page.

Ngày 4 tháng 4 năm 2011, Larry Page chính thức trở thành CEO của Google, thay thế Eric Schmidt. Vào thời gian đó, Google đã gặp một vài vấn đề khi thay đổi CEO, cụ thể như:

Advertisement
  • Có quả nhiều sản phẩm. Họ có khoảng 50 sản phẩm đang được ra mắt. Khá nhiều trong số đó thì chưa được duy trì một cách kỹ lưỡng.
  • Không chú trọng vào thiết kế – nhiều sản phẩm không có gì thay đổi trong các năm qua.
  • Hệ thống cấp bậc quá nhiều.

Đến thời của Page, đã có một vài thay đổi như sau:

  • Chỉ chú trọng vào những dự án quan trọng và được ưu tiên. Nhiều thử nghiệm tại Google đã bị hủy bỏ (Google Labs là một ví dụ)
  • Chú trọng nhiều hơn đến thiết kế bề ngoài của sản phẩm
  • Khi Page đảm nhiệm vị trí CEO, ông nói rằng khó khăn lớn nhất mà Google đang gặp phải chính là bản thân Google. Theo ông, tổ chức càng lớn mạnh, việc đưa ra quyết định cần được tính toán một cách cẩn trọng hơn vì giờ đây, mọi thứ đã không còn như xưa nữa.

Thông tin cập nhật: Ngày 10 tháng 8 năm 2015, Larry Page từ chức vị trí CEO tại Google. Sundar Pichai được chỉ định là người thay thế Page. Trong khi đó, Page trở thành CEO của Alphabet, Inc, – công ty mẹ của Google.

Nhân tài không đến làm việc tại công ty chỉ vì họ cần tiền; mà hơn hết, họ mong muốn được góp phần tạo nên một văn hóa doanh nghiệp đáng mơ ước – đó là môi trường làm việc, là công việc, là sự tự do thoải mái.

Tại Google, không có chuyện họ làm ra một cái gì đó để cho xong rồi lãng quên. Họ sẽ luôn luôn thay đổi, luôn luôn duy trì – và đó chính là yếu tố quyết định thành công. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng vậy, thành công bắt nguồn từ con người.

Advertisement

Nếu bạn muốn có một tổ chức tuyệt vời, thì bạn cần phải có một đội ngũ nhân viên tuyệt hảo. Và để làm được điều đó, bạn phải khiến nhân viên cảm thấy vui với công việc, cũng giống như Mark Twain từng nói:

“Làm việc và vui chơi chỉ là hai từ diễn tả cùng một hành động ở các môi trường khác nhau mà thôi”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement