Skip to main content

‘Sống chung’ với dịch: ‘Xoay trục’ và tăng trưởng mạnh mẽ như Spotify

23 Tháng Bảy, 2021

Quý I/2021, tổng người dùng hoạt động hằng tháng của Spotify tăng thêm 70 triệu, đạt tỷ lệ tăng trưởng gần 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Đâu là bí quyết để công ty này sống chung và phát triển giữa đại dịch?

Theo thông tin từ Spotify, trong 3 tháng đầu năm 2021, nền tảng stream nhạc trực tuyến này ghi nhận 158 triệu người dùng trả phí (gói Premium), tăng 3 triệu người so với quý cuối 2020.

Riêng tổng số người dùng hoạt động hằng tháng (MAUs) đạt 356 triệu, tăng 3% so với con số 345 triệu ghi nhận trong quý IV/2020.

Advertisement

So với cùng kỳ năm ngoái, tỷ lệ tăng trưởng trong MAUs và người dùng trả phí của quý I/2021 đạt lần lượt 24% và 21%.

Ảnh: The Verge

Spotify cho biết, các con số nói trên đều nằm “trong phạm vi tăng trưởng dự báo của công ty, song có thấp hơn kỳ vọng nội bộ một chút”. Được biết, ban quản trị Spotify trước đó dự báo tổng MAUs sẽ tăng lên khoảng 354 – 364 triệu, và số người dùng trả phí đạt 155 – 158 triệu.

“Quý này, chúng tôi ghi nhận sự thay đổi lớn hơn trong MAUs, song kết quả vẫn nằm trong mức kỳ vọng của công ty, nhờ nền tảng hoạt động tốt trong quý IV/2020 và tác động kéo dài từ Covid-19”, thông cáo của công ty cho biết.

Các thị trường lớn của Spotify phải kể đến Mỹ, Mexico, Nga và Ấn Độ. Dù tăng trưởng tại khu vực Mỹ Latin và châu Âu thấp hơn dự kiến, song nhìn chung hiệu suất kinh doanh tại các thị trường mới ra mắt đều phù hợp với kỳ vọng của nền tảng stream nhạc này.

Advertisement

Hơn nữa, CEO Spotify Daniel Ek cũng cho biết, từ quý III/2020, doanh thu quảng cáo của công ty đã trở lại đà tăng trưởng, sau thời gian chịu ảnh hưởng bởi Covid-19, và ghi nhận mức tăng 46% trong quý I/2021 so với cùng kỳ năm ngoái.

Vậy, đâu là chiến lược để nền tảng stream nhạc trực tuyến này “sống chung và phát triển” trong đại dịch?

Từ người trung gian phân phối thành nhà sản xuất nội dung.

Không giống Apple Music, Spotify là một thư viện âm nhạc khổng lồ với nguồn thu chủ yếu từ hợp đồng quảng cáo cho doanh nghiệp, được phát trước khi người dùng miễn phí nghe nhạc.

Trước khi đại dịch bùng phát và gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, Spotify dự báo doanh thu quảng cáo trong năm sẽ tăng nhanh hơn so với cơ sở dữ liệu người dùng miễn phí của họ.

Advertisement

Tuy nhiên, Covid-19 – “thiên nga đen” của năm 2020, đã khiến hàng loạt doanh nghiệp lâm vào cảnh “thắt lưng buộc bụng”, khiến họ phải cắt giảm ngân sách dùng cho quảng cáo.

Trước tình huống này, Spotify buộc phải “xoay trục”. Bằng nước đi được nhận xét là khá giống với Netflix, Spotify đã chuyển từ người trung gian phân phối âm nhạc thuần tuý, thành nhà phát triển nội dung cung cấp podcast (tập tin âm thanh hay video để tải về nghe trên điện thoại hay máy tính), bên cạnh việc duy trì thư viện âm nhạc khổng lồ.

Theo đó, chỉ trong tháng đầu triển khai, các nghệ sĩ và người dùng Spotify đã tải lên hơn 150.000 podcast. Đến quý IV/2020, con số này lên đến 2,2 triệu và hiện đạt 2,6 triệu.

Khi nhu cầu giải trí tăng cao trong lúc lệnh phong toả được áp dụng, Spotify tiếp tục đa dạng hoá nội dung, cung cấp từ tin tức, văn hóa đại chúng cho đến tin thể thao và tiến hành “bản địa hóa” cho phù hợp với khán giả tại một số thị trường “khó tính” vì khác biệt văn hoá.

Advertisement

Đồng thời, để tăng sức hấp dẫn cho nội dung podcast, Spotify đã ký hợp đồng podcast độc quyền với người nổi tiếng như gia đình Obama và quản lý cả danh sách phát.

Điều này cho phép Spotify dẫn dắt khách hàng cũng như tạo ra xu hướng của riêng mình, và quan trọng hơn – với tư cách là chủ sở hữu bản quyền, lợi nhuận thu về từ các sản phẩm do công ty tự sản xuất, đi kèm với cả quảng cáo, là rất lớn.

Kết quả, doanh thu quảng cáo của Spotify trong quý III/2020 tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Đến tháng 11/2020, Spotify quyết định mua lại công ty phát hành và quảng cáo podcast Megaphone, dọn đường cho các đơn vị quảng cáo tiếp cận người nghe những sản phẩm “made in Spotify”.

Khai thác Influencer và tiềm năng của nội dung nói.

Ngoài podcast, Spotify còn cho ra mắt thêm nhiều tựa sách nói (audio book) do hãng độc quyền phân phối và phát hành trên nền tảng.

Advertisement

Thời gian đầu, Spotify cho ghi âm các tác phẩm hay tiểu thuyết kinh điển không còn thuộc quyền sở hữu của bất kỳ cá nhân nào.

Sau đó, hãng tiếp tục mời các tên tuổi lớn trong làng điện ảnh quốc tế ghi âm sách nói, như ngôi sao màn bạc Hilary Swank hay nam diễn viên Forest Whitaker.

Tổng cộng, đến cuối tháng 1/2021, khoảng 10 quyển sách nói với giọng đọc của các siêu sao được Spotify đưa lên nền tảng của mình.

Đơn cử như tác phẩm The Awakening đọc bởi Hilary Swank, Narrative of the Life of Frederick Douglass, an American Slave đọc bởi Forest Whitaker; Frankenstein đọc bởi David Dobrik và Persuasion đọc bởi Cynthia Erivo.

Advertisement

Theo CEO Daniel Ek, cơ hội trong lĩnh vực nội dung nói “phần lớn chưa được khai thác”, trong bối cảnh Spotify mang đến làn gió mới thúc đẩy xu hướng tiêu thụ loại hình sản phẩm này trên toàn cầu.

“Chúng ta đang ở giai đoạn đầu của nội dung nói, và điều quan trọng hiện nay là chuyển từ nhu cầu lắng nghe offline ngày càng tăng sang lắng nghe online và nghe theo yêu cầu”, Ek nhận xét.

Củng cố lập luận của bản thân, vị CEO dẫn chứng chính bản thân Spotify, cùng khoảng 8 triệu nhà sản xuất nội dung nói và lượng khán giả hùng hậu 350 triệu người đang góp phần thúc đẩy cho sự lên ngôi của một nền tảng chia sẻ nội dung nói.

“Tỷ lệ MAUs tương tác với podcast trên nền tảng của chúng tôi tăng tương ứng với số lượng podcast. Chúng tôi ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ về số giờ tiêu thụ podcast trong quý đầu 2021 so với quý cuối 2020.

Advertisement

Trong tháng 3, podcast là mảng chiếm tỷ trọng tiêu thụ lớn nhất trên nền tảng, đạt mức cao nhất từ trước đến nay”, Spotify cho biết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement

Advertisement