Skip to main content

Tại sao Netflix từ chối lời đề nghị mua lại từ Jeff Bezos

11 Tháng Bảy, 2021

Đó là mùa hè năm 1998 và chỉ hai tháng sau khi Netflix chính thức ra mắt, hai nhà đồng sáng lập của công ty khởi nghiệp này Reed Hastings và Marc Randolph đã nhận được một cuộc gọi đề nghị từ Jeff Bezos của Amazon.

Tại sao Netflix từ chối lời đề nghị mua lại từ Jeff Bezos

“Jeff Bezos muốn gặp chúng tôi”, nhà sáng lập Randolph nói với CNBC.

Randolph, lúc đó là Giám đốc điều hành của công ty, nhớ lại ông và nhà đồng sáng lập Hastings đã rất vui mừng khi được gặp nhà sáng lập Amazon, người khi đó mới bắt đầu mở rộng sang lĩnh vực thương mại điện tử ngoài sách.

Advertisement

Hồi đó, Amazon còn khá non trẻ – chỉ mới 4 tuổi và một năm trước đó (năm 1997), nó đã ra mắt trên thị trường chứng khoán và huy động được 54 triệu USD.

Khi đó, Jeff Bezos, dưới áp lực của các nhà đầu tư, đã mong muốn thực hiện các tham vọng mua lại (M&A) quyết liệt để mở rộng dấu ấn của công ty này.

“Ông ấy muốn Amazon trở thành một ‘cửa hàng lưu trữ mọi thứ'”, Randolph viết trong một hồi ký của mình, và “Điều đó sẽ không bao giờ hiệu quả”.

Randolph cho biết: “Vào thời điểm đó, Amazon đã có doanh thu gần 100 triệu USD từ việc bán sách với khoảng 600 nhân viên.”

Advertisement

Randolph và Hastings biết rằng họ phải tham gia cuộc họp và bay đến Seattle để gặp Bezos và các cộng sự của ông.

Và họ đã rất ngạc nhiên với những gì họ tìm thấy ở Amazon: “Chúng tôi đã vào văn phòng đó và đó là một cái chuồng lợn.” Randolph nói.

“Mọi người dường như bị vắt kiệt sức ở đó. Tất cả các bàn làm việc đều là những cánh cửa, nó giống như những cánh cửa gỗ cũ”, Randolph nói.

“Và Jeff Bezos đã ở trong một văn phòng với bốn người khác.”

Advertisement

Randolph cho biết không mất nhiều thời gian để anh ấy và Hastings phát hiện ra rằng Bezos muốn mua Netflix để bắt đầu sự thâm nhập của Amazon vào thị trường video.

Và sau khi cuộc họp kết thúc, nhóm của Bezos đã đề nghị mua lại Netflix “ở một nơi nào đó trong tám con số thấp”, tức khoảng 14 đến 16 triệu USD.

Khi đó, sau 2 tháng thành lập, Randolph sở hữu 30% Netflix và Hastings sở hữu 70%. Cả hai người trong số họ sẽ ra đi với vài triệu USD trong tay nếu đồng ý bán.

Trên chuyến bay về nhà, Randolph nói rằng anh và người đồng sáng lập của mình đã thảo luận về ưu và nhược điểm của việc bán công ty.

Advertisement

Ưu điểm lớn nhất là khi đó Netflix vẫn chưa kiếm được tiền; nó không có một mô hình kinh doanh có thể lặp lại, có thể mở rộng hoặc có lợi nhuận và chi phí của họ rất cao.

Thêm vào đó, cả hai đều biết rằng nếu họ không bán cho Amazon, họ cũng sẽ sớm cạnh tranh trực tiếp với mình.

Tuy nhiên, bất chấp những điều đó, cả Randolph và Hastings cũng biết rằng họ đang “trên đường của một điều gì đó, của một tiềm năng mới.”

Netflix đã có một website hoạt động tốt, một đội ngũ thông minh và giao dịch với một số nhà sản xuất DVDs nổi tiếng. Netflix “không có bất cứ nghi ngờ gì khi nói nó là nguồn tốt nhất trên internet cho DVDs”.

Advertisement

Randolph và Hastings quyết định rằng đó dường như không phải là thời điểm thích hợp để họ từ bỏ và từ chối thỏa thuận một cách “lịch sự” với Jeff Bezos ngay khi họ hạ cánh.

Cuối cùng, quyết định của họ cũng đã được đền đáp.

Ngày nay, Netflix là công ty internet lớn thứ sáu trên thế giới tính theo doanh thu, vượt quá 15,7 tỷ USD vào năm 2018 (tăng 35% so với năm 2017). Amazon là công ty internet lớn thứ hai sau Alphabet Inc., công ty mẹ sở hữu Google.

Netflix cũng đã phát triển từ một công ty cho thuê phim thành một công ty phát trực tuyến với hơn 151 triệu người đăng ký trên toàn thế giới.

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement