Skip to main content

Branding: Mối quan hệ giữa danh tiếng và thương hiệu

2 Tháng Một, 2022

Danh tiếng thương hiệu (Brand reputation) trả lời hai câu hỏi quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp đó là liệu khách hàng có sẵn sàng chi trả và nhân tài có sẵn sàng nộp đơn ứng tuyển. Vậy Danh tiếng thương hiệu (Brand Reputation) là gì và người làm thương hiệu nên hiểu về nó như thế nào.

Mối quan hệ giữa danh tiếng và thương hiệu (Brand Reputation)
Mối quan hệ giữa danh tiếng và thương hiệu (Brand Reputation)

“Tôi không biết tại sao bạn lại tồn tại. Tôi không biết công ty của bạn. Tôi không biết sản phẩm hay dịch vụ của công ty bạn. Tôi không biết công ty của bạn đại diện cho điều gì.

Tôi không biết khách hàng của công ty bạn. Tôi không biết những dấu ấn của công ty bạn. Tôi không biết danh tiếng của công ty bạn. Vậy bây giờ, bạn muốn bán cho tôi cái gì?” – McGraw-Hill.

Đoạn trích trên do nền tảng giáo dục McGraw-Hill đưa ra với mục tiêu chứng minh rằng danh tiếng của một doanh nghiệp hay thương hiệu là yêu cầu đầu tiên để bán thành công một sản phẩm hoặc dịch vụ. Các hoạt động phục vụ cho việc bán hàng phải được bắt đầu trước khi nhân viên bán hàng gọi điện hay tiếp xúc với khách hàng mục tiêu.

Advertisement

Nhiệm vụ mà các thương hiệu cần làm đó là xây dựng một danh tiếng đáng ngưỡng mộ và có sức ảnh hưởng trên thị trường. Một thương hiệu có danh tiếng tốt sẽ góp phần nâng cao giá trị của các sản phẩm và dịch vụ mà bản thân nó cung cấp hoặc có liên quan.

Danh tiếng thương hiệu (Brand Reputation) là gì?

Danh tiếng thương hiệu đề cập đến mức độ nhận biết, uy tín, sự tín nhiệm rộng rãi của người tiêu dùng tới một thương hiệu nào đó.

Ví dụ khi nhắc đến Apple hay Nike, bạn nghĩ ngay đến những sản phẩm chất lượng, nhiều người biết, xuất hiện tại nhiều thị trường khác nhau, được nhiều người có ảnh hưởng nhắc đến hay được truyền thông rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Danh tiếng thương hiệu là yếu tố quyết định liệu người tiêu dùng có sẵn sàng chi trả và ứng viên hay nhân tài có mong muốn được cống hiến cho doanh nghiệp hay không.

Advertisement

Ngược lại với một danh tiếng tốt, danh tiếng xấu có thể làm huỷ hoại tất cả những hệ giá trị mà doanh nghiệp đã xây dựng, khách hàng sẽ dần quay lưng lại dù cho doanh nghiệp có đang cố gắng phát triển sản phẩm hay thương hiệu đến mức nào.

Thương hiệu càng mạnh thì danh tiếng của thương hiệu càng lớn.

Chiến lược xây dựng danh tiếng thương hiệu.

Về cơ bản, danh tiếng của thương hiệu (brand reputation) mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào chất lượng của mô hình chiến lược đang được áp dụng.

Khi quan hệ công chúng (PR) ngày càng có xu hướng trở thành một bộ phận chức năng chuyên về quản lý danh tiếng trong các tổ chức và không còn được coi là một phần của chiến lược tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix), việc thiết lập chiến lược xây dựng danh tiếng ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với các thương hiệu.

Advertisement

Mô hình chiến lược của thương hiệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bản chất về danh tiếng của doanh nghiệp và hiểu biết chiến lược được định hướng bởi thị trường sẽ có thể tạo ra những chiến lược PR gần gũi nhất với thị trường.

Trọng tâm của quá trình thiết lập chiến lược sẽ là các kết quả đầu ra của việc xây dựng mối quan hệ và xây dựng danh tiếng, các giá trị hoặc nguyên tắc đạo đức quan trọng, hay các tài sản mà thương hiệu đang đại diện.

Danh tiếng thương hiệu sẽ bao gồm 4 yếu tố chính: tính xác thực (reliability), trách nhiệm (responsibility), uy tín hay sự tín nhiệm (credibility) và độ tin cậy (trustworthiness). Nhiều nhà chiến lược cũng cho rằng văn hóa của một thương hiệu có ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai chiến lược, danh tiếng, hiệu suất hay các hoạt động xây dựng thương hiệu khác.

Bảo vệ danh tiếng thương hiệu và các mối quan hệ.

Ở thời điểm hiện tại, các kỹ thuật truyền thông hay giao tiếp đang chuyển dần từ hướng các chiến dịch mang tính đại chúng sang các hoạt động được nhắm theo các mục tiêu cụ thể dựa trên các mối quan hệ và danh tiếng.

Advertisement

Việc lưu trữ và trao đổi thông tin giờ đây đóng vai trò quan trong trong việc hình thành các mối quan hệ hiệu quả đồng thời cho phép các thương hiệu cá nhân hoá các thông điệp.

Tuy nhiên khi quyền riêng tư hay tính bảo mật về dữ liệu cá nhân đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn, một rủi ro pháp lý khác cũng đi kèm với các hoạt động này.

Trong khi người tiêu dùng sẵn sàng trao đổi những thông tin cá nhân của họ với những thương hiệu có danh tiếng tốt hơn, họ tỏ ra thờ ơ hơn hay thậm chí là phản đối nhiều hơn với các thương hiệu còn lại.

Đứng trước bối cảnh này, một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các thương hiệu đó là tìm hiểu mong muốn của người tiêu dùng với các thông tin cá nhân của họ và kết hợp chúng vào chiến lược truyền thông tổng thể của thương hiệu.

Advertisement

4 nhóm thành phần chính khi nói đến chiến lược xây dựng danh tiếng thương hiệu.

1. Các nhân tố chính của thương hiệu.

  • Định vị thương hiệu trên thị trường: Một vấn đề nào đó có thể trở nên nguy hiểm hơn nếu vị thế của thương hiệu trở nên yếu hơn – ví dụ như thị phần hay sự ưa chuộng của người tiêu dùng đối với thương hiệu.
  • Điểm mạnh hoặc điểm yếu của thương hiệu: Một thương hiệu càng khác biệt hay dễ phân biệt với các thương hiệu khác thì càng có lợi thế.
  • Những ý nghĩa mang tính nền tảng của thương hiệu.

2. Bối cảnh khủng hoảng ở hiện tại.

Việc xây dựng chiến lược danh tiếng thương hiệu sẽ bị ảnh hưởng bởi bối cảnh khủng hoảng (nếu có) của thương hiệu ngay từ đầu.

Nếu các vấn đề của thương hiệu đang rất nghiêm trọng hay ảnh hưởng đến nhiều người, chiến lược sẽ phải khác với khi thương hiệu đang ở trong một bối cảnh thuận lợi hơn.

3. Các sáng kiến của doanh nghiệp.

Các sáng kiến hay mọi hoạt động của doanh nghiệp đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu, đặc biệt là truyền thông.

4. Đánh giá kết quả.

Đánh giá kết quả là để đo lường mức độ hiệu của chiến lược, cụ thể là đánh giá các chỉ số như mức độ phục hồi, sự mới mẻ của thương hiệu hoặc khả năng dich chuyển thị phần.

Advertisement

Môi trường pháp lý.

Để quản lý danh tiếng của một thương hiệu, những người làm truyền thông nói chung phải hành động trong khuôn khổ của pháp luật cho phép. Những quan điểm được đưa ra phải đứng dưới góc nhìn của pháp lý.

Các thương hiệu nên phát triển một chiến lược pháp lý rõ ràng cho phạm vi ngành hay chuyên môn của họ, đặt ra các tiêu chuẩn thực thi như luật hợp đồng, sở hữu trí tuệ hay cả luật bảo vệ người tiêu dùng.

Việc phát triển một chiến lược pháp lý bài bản từ ban đầu có thể sẽ không loại bỏ được các vấn đề về pháp lý sau này, nhưng nó sẽ giúp giảm thiểu tối đa các tác hại có thể phát sinh từ những vấn đề liên quan.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khi xây dựng danh tiếng thương hiệu.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là một trong những kế hoạch quan trọng của chiến lược xây dựng danh tiếng cho doanh nghiệp.

Advertisement

Bằng cách thực hành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, còn được gọi là quyền công dân của doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể nhận thức được những loại tác động mà họ có thể gây ra đối với tất cả các khía cạnh của xã hội, bao gồm kinh tế, xã hội và môi trường.

Áp dụng CSR có nghĩa là, trong quá trình kinh doanh, một doanh nghiệp đang hoạt động theo những cách có thể giúp nâng cao tính xã hội và môi trường, thay vì mang lại những thứ tiêu cực cho chúng.

Các hoạt động CSR có thể giúp hình thành các mối quan hệ bền chặt hơn giữa nhân viên và doanh nghiệp, thúc đẩy tinh thần lao động, giúp người sử dụng lao động và người lao động cảm thấy gắn kết hơn với thế giới xung quanh họ.

  • Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hay CRS thực sự quan trọng đối với cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.
  • Starbucks là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc tạo ra các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong nhiều khía cạnh kinh doanh của mình.
  • Các chương trình trách nhiệm của doanh nghiệp (với xã hội và cộng đồng nói chung) là một cách tuyệt vời để nâng cao tinh thần của người lao động tại nơi làm việc.

Để một doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội, trước hết bản thân nó cần phải có trách nhiệm với chính mình và các cổ đông của mình. Thông thường, các doanh nghiệp áp dụng các chương trình CSR khi họ đã phát triển hoạt động kinh doanh của họ đến một mức độ nhất định, khi họ có thể đóng góp ngược lại cho xã hội.

Advertisement

Có thể thấy, danh tiếng nói chung của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu và ngược lại thương hiệu cũng góp phần làm thúc đẩy danh tiếng của một doanh nghiệp, do đó, bằng cách kết hợp chặt chẽ hơn và phối hợp song song với nhau, xây dựng mối quan hệ tốt hơn với cộng đồng nói chung, doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn để tăng trưởng và phát triển bền vững trong dài hạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement

Advertisement