Skip to main content

Marketing 2023: Marketer cần xác định rõ sứ mệnh của nội dung và thương hiệu

13 Tháng Bảy, 2023

Trong bối cảnh mới, để có thể tối đa hoá mức độ tương tác cũng như sức ảnh hưởng của các hoạt động marketing tới khách hàng, người làm marketing cần xác định rõ sứ mệnh của các nội dung của thương hiệu, định vị thương hiệu trong mắt người tiêu dùng và hơn thế nữa.

Marketing 2023: Marketer cần xác định rõ sứ mệnh của nội dung và thương hiệu
Marketing 2023: Marketer cần xác định rõ sứ mệnh của nội dung và thương hiệu

Trong những bối cảnh kinh tế đầy khó khăn như cả 2022 và 2023 này, hầu hết những người làm marketing nói riêng và kinh doanh nói chung đều đang tìm cách tinh chỉnh và tối ưu lại các chiến lược để có thể tối đa hóa các nỗ lực marketing của doanh nghiệp.

Từ sự ra mắt của ChatGPT đến sự nổi lên của các ứng dụng AI (Trí tuệ nhân tạo), các hoạt động marketing theo đó có thể được thay đổi đáng kể trong 2023 và xa hơn nữa.

Ở những “thời khắc mang tính chuyển giao như vậy”, sẽ là rất cần thiết để doanh nghiệp hay marketer nhìn nhận và đánh giá lại thương hiệu của mình từ những thứ nền tảng nhất, nhiệm vụ và sứ mệnh của thương hiệu cũng như các nội dung được phát triển từ những nền tảng đó là ví dụ điển hình.

Advertisement

Doanh nghiệp phải khiến cho mục đích của thương hiệu của họ trở nên rõ ràng hơn đối với khách hàng mục tiêu, xem đây là bản định hướng mang tính chiến lược cho cách tiếp cận của họ tới khách hàng.

Xác định mục đích của thương hiệu.

Mặc dù điều này nghe có vẻ khá cơ bản, tuy nhiên nó lại là nền móng quyết định sự tồn tại của một thương hiệu khi người tiêu dùng ngày càng nhận thức rất rõ về các thương hiệu mà họ tương tác và mua hàng, người tiêu dùng có ý thức là từ khoá mà bất cứ marketer nào cũng đều nên hiểu.

Tại sao thương hiệu của bạn tồn tại, mục đích mà nó hướng đến là gì và rốt cuộc, nó làm cho cuộc sống của khách hàng của bạn tốt hơn như thế nào.

Một khi bạn biết được điều này, bạn có thể xây dựng chiến lược nội dung của mình xoay quanh những giá trị và sứ mệnh cốt lõi của thương hiệu, đảm bảo rằng mọi thứ bạn truyền tải đều có mục đích rõ ràng (thay vì chỉ là thúc đẩy lượng tương tác một cách vô nghĩa).

Advertisement

Việc xây dựng mọi thứ dựa trên một chiến lược có chủ ý rõ ràng có nghĩa là từng nhiệm vụ doanh nghiệp thực thi sẽ trở thành một viên gạch để xây dựng nền móng của thương hiệu.

Nó cũng có nghĩa là thương hiệu sẽ liên tục kết nối với những người thực sự phù hợp với sứ mệnh của thương hiệu, những khách hàng tiềm năng thực sự, thay vì kết nối một cách chung chung đến “tất cả mọi người”.

Xây dựng mục đích thương hiệu và chiến lược thương hiệu xoay quanh những mục tiêu trọng tâm.

Trở lại năm 1996, các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard đã đặt những nền móng đầu tiên cho khái niệm tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp (Brand Mission & Vision), dựa trên nhiều cuộc phỏng vấn với nhiều nhà lãnh đạo trong lĩnh vực marketing.

Mục đích của nghiên cứu là thiết lập một mô hình cốt lõi cho việc xây dựng nhận diện thương hiệu (Branding), mô hình này về cơ bản là vượt ra khỏi các quảng cáo thông thường trên thị trường và đi sâu hơn vào mục đích cũng như vai trò của mỗi doanh nghiệp trong cuộc sống của người tiêu dùng.

Advertisement

Theo nghiên cứu:

“Các doanh nghiệp hay thương hiệu có được sự thành công bền vững khi các giá trị và mục đích cốt lõi của họ dường như không thay đổi ngay cả khi các chiến lược và hoạt động kinh doanh phải liên tục điều chỉnh để thích ứng với một thế giới mới đang thay đổi.”

Nói cách khác, trong khi các xu hướng marketing hay cách thức tiếp cận truyền thông có thể thay đổi, những thương hiệu lâu đời vẫn giữ vững một mục đích nhất định và xem đó là nền tảng để kết nối với khách hàng của họ.

  • Nike – Là để trải nghiệm những cảm xúc của sự cạnh tranh, chiến thắng và đè bẹp đối thủ.
  • 3M – Có thể giải quyết các vấn đề chưa được giải quyết một cách sáng tạo.
  • Wal-Mart – Mang đến cho khách hàng (bình thường) cơ hội mua những thứ giống như những người giàu có đã mua.
  • Walt Disney – Là để làm cho mọi người trở nên hạnh phúc hơn.

Trong khi với Nike, ‘Just Do It’, là slogan gắn liền với chiến lược marketing (công khai) của doanh ngiệp, mục đích đằng sau thương hiệu mới là lý do giải thích tại sao doanh nghiệp tồn tại, chứ không phải là những gì mà Nike bán (sản phẩm).

Advertisement

Thương hiệu có thể xây dựng mục đích riêng biệt cho mình như thế nào?

Một cách hiệu quả để làm điều này là thứ mà các nhà nghiên cứu gọi là “The Whys”, các câu hỏi “Tại sao” mà người làm thương hiệu, marketing hay doanh nghiệp cần trả lời.

Hiểu một cách đơn giản là, doanh nghiệp của bạn tạo ra sản phẩm hay dịch vụ và sau đó tự hỏi tại sao điều đó lại quan trọng và cuối cùng là đưa ra các câu trả lời tương ứng cho từng câu hỏi.

Ví dụ: một nhà bán lẻ đồ thể thao có thể xây dựng mục đích của thương hiệu của họ theo trình tự như sau:

Chúng tôi bán đồ thể thao.

Advertisement

“Tại sao điều đó lại quan trọng?” (1)

Bởi vì chúng tôi cho phép mọi người tham gia vào các hoạt động thể thao.

“Tại sao điều đó lại quan trọng?” (2)

Bởi vì việc tham gia các hoạt động thể thao lành mạnh có thể cải thiện chất lượng cuộc sống theo nhiều cách khác nhau.

Advertisement

“Tại sao điều đó lại quan trọng?” (3)

Bởi vì chất lượng cuộc sống là tất cả những gì mà con người cần, nó giúp chúng ta khỏe mạnh, hạnh phúc và sống lâu hơn.

“Tại sao điều đó lại quan trọng?” (4)

Bởi vì tất cả chúng ta đều muốn sống lâu, hạnh phúc và khỏe mạnh hơn.

Advertisement

Lý thuyết đằng sau cách tiếp cận này là thương hiệu sẽ tiến gần hơn đến việc xác định mục đích thực sự của thương hiệu, và trong trường hợp này, mục đích cuối cùng có thể là:

“Tất cả những gì chúng tôi làm là để tạo điều kiện cho cuộc sống của mọi người trở nên hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn”.

Đây chính là định hướng mang tính hướng dẫn cho tất cả những gì mà thương hiệu xây dựng và chia sẻ, dù là trên mạng xã hội hay công cụ tìm kiếm.

Một bài học có thể rút ra ở đây là vấn đề không phải là các sản phẩm bạn bán, mà là lý do tại sao doanh nghiệp của bạn tồn tại và điều đó sẽ là kim chỉ nam hành động cho tất cả các thành viên trong doanh nghiệp thay vì chỉ là các marketer.

Advertisement

“Khi doanh nghiệp hiểu rõ về những gì họ đang làm và tại sao họ lại làm việc đó, họ có nhiều khả năng hơn trong việc làm chủ những công việc và cảm xúc của chính họ.”

Mở rộng hơn đến các nhân viên Gen Z, những người đang tìm kiếm những mục đích thực sự trong sự nghiệp của họ, phù hợp hơn với mục tiêu và niềm đam mê cá nhân của riêng họ, điều này càng trở nên quan trọng hơn với các doanh nghiệp khi Gen Z sẽ sớm trở thành nguồn lực lao động chính trong những năm tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement