Shoppable Content là gì? Lợi ích của Shoppable Content
Tìm hiểu Shoppable Content là gì, những lợi ích của Shoppable Content là gì, những ví dụ về hình thức Shoppable Content và hơn thế nữa.
Trong những năm trở lại đây, các hoạt động mua sắm (shopping) đã không ngừng thay đổi, từ việc nhiều người tiêu dùng chuyển từ hình thức mua hàng trực tiếp tại cửa hàng sang mua sắm trực tuyến đến sự trổi dậy của mua sắm thương mại xã hội (Social Commerce) và thương mại điện tử (eCommerce). Khái niệm Shoppable Content cũng được ra đời và phát triển từ bối cảnh này, vậy Shoppable Content là gì và nên sử dụng nó ra sao.
Những nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
- Shoppable Content là gì?
- Những lợi ích chính mà Shoppable Content có thể mang lại là gì?
- Các ví dụ về hình thức Shoppable Content.
- Những công cụ được sử dụng để xây dựng Shoppable Content là gì?
- FAQs – Những câu hỏi thường gặp với thuật ngữ Shoppable Content.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Shoppable Content là gì?
Shoppable Content (nội dung có thể mua sắm) là một hình thức Content hay chính xác là Digital Content (nội dung kỹ thuật số), trong đó người xem nội dung có thể nhấp vào (clickable) để khám phá và tiến hành mua sắm (Shopping).
Các kiểu Shoppable Content có thể được xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội, video, trên các website hay từ các mẫu quảng cáo.
Trong khi một số loại hình Shoppable Content cho phép người dùng mua sắm mà không cần rời khỏi nền tảng mà họ đang trải nghiệm, đây được gọi là mua sắm xã hội hay thương mại xã hội (Social Shopping, Social Commerce).
Instagram hay TikTok là một trong những nền tảng mua sắm xã hội phổ biến nhất.
Ở không ít các trường hợp khác, khi người dùng tương tác với Shoppable Content, họ sẽ buộc phải rời khỏi nền tảng để truy cập đến một nền tảng khác, nơi họ có thể xem sản phẩm và tiến hành mua sắm nếu muốn.
Content là gì?
Content về cơ bản trong tiếng Việt có nghĩa là Nội dung, khái niệm đề cập đến tất cả những thứ có thể nghe và thấy được bằng các giác quan thông thường của con người.
Theo định nghĩa của Vocabulary.com, Content hiện có 2 nghĩa chính khác nhau. Nghĩa thứ nhất là cảm giác “hài lòng hay hạnh phúc về một thứ gì đó”, và nghĩa thứ hai là “nội dung”, ví dụ nội dung của một tiết học Toán có thể Toán cao cấp.
Mặc dù, Content có tận hai nghĩa khác nhau, trong thực tế, khái niệm Content chủ yếu được sử dụng theo nghĩa thứ hai tức là nội dung.
Nội dung hay Content ở đây là khái niệm đề cập đến tất cả những gì có thể được nhìn thấy hay nghe bằng các giác quan thông thường của con người.
Như đã phân tích ở trên, trong khi Content có thể được xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có không ít các quan điểm nhìn nhận sai lầm về thuật ngữ này.
Họ cho rằng, Content chỉ liên quan đến phạm vi ngành Marketing nói chung hay Content chỉ đơn giản là những gì họ vẫn thường thấy khi các thương hiệu đang tìm cách truyền tải nội dung tới khách hàng với ý định làm marketing và bán hàng.
Bạn có thể xem content là gì để tìm hiểu toàn diện về khái niệm này.
Những lợi ích chính mà Shoppable Content có thể mang lại là gì?
Có rất nhiều lý do giải thích tại sao mọi người lại thích Shoppable Content. Lợi ích chính mà hình thức nội dung này mang lại là giúp bạn kiếm tiền từ các nền tảng mạng xã hội, website hoặc blog của mình bằng cách khiến người xem nội dung mua sắm.
Shoppable Content cũng có thể giúp tiết kiệm thời gian cho người đọc, những người có thể mua sắm một thứ gì đó.
Đối với các thương hiệu muốn cải thiện trải nghiệm khách hàng và xây dựng lượng khách hàng tiềm năng, Shoppable Content hay những nội dung có thể mua sắm được là một chiến thuật thông minh.
Dưới đây là một số lý do tại sao bạn nên sử dụng Shoppable Content cho cá nhân hay cho thương hiệu của mình.
1. Thúc đẩy hoạt động mua sắm diễn ra nhanh hơn.
Shoppable Content có chu kỳ bán hàng ngắn hơn và từ đó cho phép thương hiệu rút ngắn các thời gian hay giai đoạn có trong hành trình khách hàng. Bạn có thể cung cấp cho người mua những gì họ muốn, khi họ thực sự muốn mua.
Khi việc ra quyết định mua sắm của khách hàng trở nên phức tạp hơn vì họ có nhiều lựa chọn hơn và có nhiều thông tin hơn, khả năng để có được doanh số sẽ càng khó hơn.
Từ góc nhìn này, việc làm cho quá trình khám phá sản phẩm ngắn lại và đơn giản hơn là một trong những chiến lược thông minh để thúc đẩy bán hàng.
Ngoài ra, khi các nền tảng như TikTok hay Facebook ngày càng cho phép người dùng mua sắm trực tiếp trong ứng dụng (in-app shopping), những gì mà Shoppable Content mạng lại là không thể phủ nhận.
2. Nhắm mục tiêu người tiêu dùng khi họ đang “lướt” nội dung.
Với tư cách là người tiêu dùng, bạn thấy rằng khi mọi người đang trải nghiệm nội dung trên các nền tảng chẳng hạn như Instagram, tâm trạng của họ nói chung là khá thoải mái và hiển nhiên là sẵn sàng khám phá và có thể mua một thứ gì đó.
Trong một cuộc khảo sát của Instagram, gần 50% số người cho biết họ mua sắm trên nền tảng này hàng tuần.
3. Nhận dữ liệu chuyên sâu.
Với các bài đăng có chứa các nội dung có thể mua sắm được tức Shoppable Content, bạn có thêm lợi ích khác là có thể thu thập được dữ liệu từ các nền tảng mà bạn đang đăng bài.
Ví dụ: nếu bạn có một bài đăng có chứa Shoppable Content trên Instagram, bạn có thể xem bài đăng đó được “đối xử” như thế nào bên cạnh các bài đăng khác, từ về phạm vi tiếp cận đến mức độ tương tác, tất cả đều có thể đo lường được.
Hootsuite hay Sprout Social là những công cụ đắc lực giúp bạn làm điều này.
4. Nội dung tốt hơn = tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn.
Với tư cách là một Marketer hay Content Marketer, bạn hiểu rằng “Content is King”, tức nội dung là yếu tố quyết định trong mọi chiến dịch quảng cáo và marketing.
Vì đơn giản nội dung là thứ khách hàng cần (không phải bị quảng cáo hay bán hàng), nội dung tốt hơn đồng nghĩa với việc bán hàng tốt hơn.
5. Thu thập dữ liệu bằng chứng xã hội (Social Proof).
Nếu bạn đang sử dụng Shoppable Content trên các nền tảng mạng xã hội, bạn có thể sử dụng những người có ảnh hương (Influencer), các đơn vị liên kết (Affiliate Marketing) hoặc các chương trình đại sứ thương hiệu để giới thiệu sản phẩm của mình.
Khi mọi người nhìn thấy những người thực sự đang sử dụng và giới thiệu một sản phẩm, họ sẽ tin tưởng sản phẩm đó nhiều hơn.
Thêm vào đó, Shoppable Content trên mạng xã hội có thêm lợi ích là phần bình luận, nơi thương hiệu có thể khuyến khích người dùng để lại các nhận xét, nó chính là thứ có sức ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định mua sắm của những người xem khác.
Những công cụ được sử dụng để xây dựng Shoppable Content là gì?
Để có thể đo lường và tối ưu các Shoppable Content, bạn cần những công cụ hỗ trợ, dưới đây là một số công cụ bạn có thể tham khảo.
- 1. Hootsuite.
Bạn có thể sử dụng Hootsuite để lên lịch và xuất bản các bài đăng có thể mua sắm được trên các nền tảng mạng xã hội, giúp bạn tiết kiệm thời gian và nguồn lực.
Ngoài ra, Hootsuite cũng cung cấp Hootsuite Analytics và tính năng ‘Best Time to Publish’, giúp bạn tối ưu các bài đăng của mình.
- 2. Brandwatch.
Brandwatch cung cấp cho bạn các dữ liệu chi tiết về những gì đối tượng mục tiêu của bạn đang tìm kiếm thông qua các từ khoá.
Khi biết được sở thích hay kỳ vọng của khách hàng tiềm năng của mình, bạn có thể điều chỉnh Shoppable Content sao cho phù hợp nhất.
- 3. Heyday.
Nếu bạn đang bán hàng trên mạng xã hội, rất có thể bạn sẽ nhận được rất nhiều câu hỏi từ phía khách hàng và họ cần bạn trả lời (càng sớm càng tốt).
Thay vì bạn cần phải có nhân viên luôn luôn sẵn sàng trực tuyến để hỗ trợ họ, những gì bạn cần là một công cụ nhắn tin và trả lời tự động (chatbot).
Heyday là lựa chọn hàng đầu bạn có thể tham khảo. Heyday cũng được tích hợp với Facebook, Instagram, Messenger, WhatsApp và các công cụ dành riêng cho bán lẻ như Shopify.
- 4. Adobe Express.
Một trong những điểm khác biệt của Adobe Express là tính năng giúp bạn dễ dàng thiết kế các bài đăng trên mạng xã hội với nhiều mẫu soạn nội dung có sẵn. Adobe Express cũng có tính năng chỉnh sửa ảnh và video.
- 5. Brands Collab Manager.
Với tài khoản nhà sáng tạo hoặc doanh nghiệp trên Instagram, bạn có quyền truy cập vào Trình quản lý cộng tác thương hiệu (Brands Collab Manager) của Facebook.
Brands Collab Manager giúp bạn dễ dàng tìm thấy những người có ảnh hưởng phù hợp với thương hiệu của bạn và ngược lại.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp với thuật ngữ Shoppable Content.
- Shoppable Content là gì?
Shoppable Content (nội dung có thể mua sắm) là một hình thức Content hay chính xác là Digital Content (nội dung kỹ thuật số), trong đó người xem nội dung có thể nhấp vào (clickable) để khám phá và tiến hành mua sắm (Shopping).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Hà Anh | MarketingTrips