Sức mạnh của một website có nội dung tốt đối với thương hiệu
Nếu mục tiêu của thương hiệu là người dùng, khách hàng tiềm năng và hơn thế nữa, một website tốt là điều kiện cần nên có.
Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, website là nền tảng trọng tâm của đa số các doanh nghiệp. Ngoài mục tiêu mang lại chuyển đổi và doanh thu, website còn có trách nhiệm xây dựng nhận thức về thương hiệu và các mục tiêu kinh doanh lớn hơn.
Khi một khách hàng tiềm năng dừng lại trên website của thương hiệu để tìm kiếm các thông tin liên quan, hay có ý định mua một thứ gì đó, một cảm xúc tổng thể về website và chất lượng nội dung có trên đó là yếu tố quyết định.
Theo số liệu từ SWEOR, có đến 57% người dùng internet từ chối các quyết định mua hàng với một website có trải nghiệm kém. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chỉ mất vài giây ban đầu để người dùng hình thành nhận thức và đánh giá về một doanh nghiệp nhất định.
Chất lượng một website ảnh hưởng rất lớn đến việc ra quyết định.
Trên một trang website bất kỳ, mọi thương hiệu đều muốn truyền tải các thông điệp của mình đến với người tiêu dùng tiềm năng. Ngoài việc thương hiệu cần thể hiện được sự khác biệt của họ, nội dung (content) cũng là yếu tố quyết định liệu khách truy cập có khả năng trở thành khách hàng và ủng hộ cho thương hiệu hay không.
Nội dung trên website phải đủ hấp dẫn để truyền tải một giọng điệu có thể nhận diện và một chân dung riêng biệt (unique persona). Bên cạnh đó, phong cách và ý tưởng trình bày nội dung cũng nên nhất quán trên tất cả các trang để giữ chân người dùng.
Cuối cùng, yếu tố địa phương hay cá nhân hoá cũng quan trọng không kém. Nếu bạn đang muốn nhắm mục tiêu đến một nhóm khách hàng cụ thể nào đó, cách sử dụng từ tạo cảm giác thân quen với họ là điều bạn nên làm.
Một website đủ tốt có thể làm được gì.
Giữ chân đối tượng mục tiêu.
Với một website được thiết kế gọn gàng và nội dung tốt, bạn sẽ luôn tạo ra những trải nghiệm tích cực cho khách hàng tiềm năng hay đối tượng mục tiêu của mình. Bất cứ khi nào người dùng cảm thấy tích cực, họ sẽ quay lại.
Tạo ra những ấn tượng tích cực về thương hiệu.
Những nội dung được viết và trình bày cẩu thả là nguyên nhân chính khiến khách hàng rời bỏ một website. Ngược lại, chưa biết sản phẩm hay dịch của bạn tốt đến đâu, kể từ khi họ truy cập website và có được những cảm xúc tích cực, họ có ấn tượng rất tốt về thương hiệu và sẵn sàng tìm hiểu thêm nhiều hơn sau đó.
Xây dựng và củng cố niềm tin trong lòng người tiêu dùng.
Nội dung của một website không phải lúc nào cũng được sử dụng trực tiếp cho mục tiêu bán hàng. Thay vào đó, nội dung phải kết hợp được giữa bán hàng và thông tin để có thể giữ chân người đọc được lâu hơn.
Để có thể gia tăng mức độ trải nghiệm và lòng tin của khách hàng, việc chia sẻ những trải nghiệm trước đó của các khách hàng khác là điều rất cần thiết. Người tiêu dùng có xu hướng tự tin ra quyết định hơn khi họ biết rằng họ “không phải là người đầu tiên dùng thử sản phẩm” của thương hiệu.
Ngoài ra, một website có nội dung tốt và được thiết kế chuyên nghiệp cũng mang lại cho thương hiệu của bạn một danh tiếng tốt. Danh tiếng này sẽ thúc đẩy những cảm xúc tích cực của khách hàng với thương hiệu.
Nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.
Nếu nội dung của thương hiệu đủ tốt để giữ khách hàng ở lại tìm hiểu lâu hơn, hiển nhiên, động cơ mua hàng của họ cũng có xu hướng cao hơn. Tuy nhiên, nội dung tốt thôi còn chưa đủ, nó cần kết hợp chặt chẽ với các lời kêu gọi hành động đủ mạnh.
- CTA bằng văn bản mỏ neo (Anchor Text) có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi lên đến 121%.
- CTA với các từ khóa tìm kiếm đã tăng tỷ lệ chuyển đổi lên 87%.
Nội dung tốt giúp thúc đẩy SEO.
Với các công cụ tìm kiếm như Google, trải nghiệm và thời gian ở lại trên trang (time on site) của người dùng là những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến việc xếp hạng của website trên các trang tìm kiếm.
Việc lòng ghép các từ khoá liên quan đến các trang nội dung trên website là một yêu cầu khác để tối ưu nội dung với các công cụ tìm kiếm.
Nuôi dưỡng lòng trung thành với thương hiệu.
Về cơ bản, khó có thể xây dựng được lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty) hay thậm chí là nhận biết về thương hiệu (Brand Awareness) nếu người dùng không tương tác thường xuyên với các nội dung của thương hiệu.
Khi người dùng có được những cảm xúc tích cực với những nội dung được cung cấp trên website, họ không chỉ có xu hướng hành động nhiều hơn mà còn giới thiệu nó đến với bạn bè và những kết nối của họ.
Marketers nên làm gì để tạo ra một website với nội dung tốt:
Để có được một website hấp dẫn người truy cập, bạn nên:
- Luôn luôn nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh (đối thủ gần nhất).
- Đổi mới và phát triển các ý tưởng mới cho cấu trúc nội dung.
- Đừng viết lặp nội dung trừ khi bạn có các cập nhật mới.
- Cập nhật các xu hướng mới nhất của ngành nghề liên quan.
- Luôn tự hỏi liệu khách hàng của mình có đang nhận được những cảm xúc tích cực khi truy cập website hay không.
- Sửa và cập nhật giao diện nếu có thể.
- Người tiêu dùng có xu hướng thích hơn với các số liệu thống kê.
Khi thế giới đang hướng tới một không gian số với ít cookies được theo dõi hơn bởi các nền tảng thứ ba, các nền tảng dữ liệu của bên thứ nhất như website của thương hiệu là tài sản quý giá nhất doanh nghiệp cần xây dựng và phát triển.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Hà Anh