Skip to main content

Top các kỹ năng cần thiết cho Content Marketer 2024

26 Tháng Mười Hai, 2023

Cùng MarketingTrips khám phá các kỹ năng cần thiết để trở thành một Content Marketer (người làm Content Marketing) thành công trong năm 2024 và xa hơn thế nữa trong bài viết này.

kỹ năng Content Marketer 2024
Top các kỹ năng cần thiết cho Content Marketer 2024

Với tư cách là một marketer, dù là Content Marketer, Brand Marketer hay Digtal Marketer, khi hành vi của người tiêu dùng thay đổi hay thậm chí là khi các yếu tố công nghệ hỗ trợ (Martech) thay đổi, các cách thức tiếp cận cũng cần phải thay đổi.

Điều này có nghĩa là, trong các bối cảnh mới, người làm marketing nói chung cần không ngừng phát triển và rèn luyện các kỹ năng và kiến thức chuyên môn mới nhằm đáp ứng các mục tiêu mới của doanh nghiệp.

Trong khi các kỹ năng cơ bản của một Content Marketer có thể bao gồm: SEO, Phân tích dữ liệu, Tích hợp công nghệ mới, Viết và chỉnh sửa hay kỹ năng xây dựng video (hình ảnh), dưới sự phát triển nhanh của AI và nhiều yếu tố khác, dưới đây là các kỹ năng mới mà bạn có thể tham khảo (và trau dồi) trong năm 2024 và xa hơn thế nữa.

Advertisement

Việc trang bị sớm các kỹ năng này không chỉ giúp Content Marketer có nhiều cơ hội việc làm hơn mà còn có thể có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc gia tăng thu nhập và thăng tiến.

Quyền riêng tư, chiến lược và đổi mới là những kỹ năng quan trọng đầu tiên của người làm Content Marketing (Content Marketer) trong năm 2024.

2024 sẽ tiếp tục là năm của dữ liệu, đặc biệt là vấn đề an toàn và quyền riêng tư cá nhân của dữ liệu. Với tư cách là một Content Marketer đại diện cho thương hiệu, bạn cần tiếp tục tập trung vào việc tuân thủ quyền riêng tư dữ liệu để đảm bảo rằng bạn không thu thập, lưu trữ hoặc sử dụng dữ liệu theo cách khách hàng không mong muốn.

Các sức mạnh có được từ blockchain và Web3 trong việc quản lý việc thu thập và lưu trữ dữ liệu sẽ là chìa khóa để tạo ra các nội dung siêu cá nhân hóa trong 5 năm tới.

Trong bối cảnh mới này, chiến lược, sự sáng tạo và đổi mới sẽ là những kỹ năng cần thiết khi ngày càng có nhiều công việc thường ngày được thay thế bởi trí tuệ nhân tạo (AI).

Advertisement

Cũng bởi vì nhiều công việc đơn giản sẽ được thực hiện bởi AI, điều quan trọng là thay vì tỏ ra sợ hãi về việc con người bị AI thay thế, bạn cần chủ động tận dụng nó, coi nó là công cụ để sáng tạo và thúc đẩy hiệu suất cho thương hiệu hơn thế nữa.

Hiểu AI là gì hay các công cụ hữu ích có thể giúp bạn đơn giản hoá các công việc hàng ngày theo đó cũng là yêu cầu hàng đầu.

Lấy khách hàng làm trung tâm và khả năng thích nghi.

Khi bối cảnh làm marketing trở nên cạnh tranh hơn và các hoạt động marketing cũng trở nên phức tạp hơn, các marketer nói chung và content marketer nói riêng phải không ngừng suy nghĩ sáng tạo và phát triển các giải pháp sáng tạo cho những thách thức của mình.

Điều này bao gồm việc nuôi dưỡng tư duy sáng tạo của bạn và các thành viên trong đội nhóm, chấp nhận thử nghiệm và thử nghiệm, đồng thời cởi mở hơn với những ý tưởng và cách tiếp cận mới bằng cách liên tục học hỏi, đặc biệt là về các công nghệ và xu hướng mới.

Advertisement

Tuy nhiên, dù cho bạn đang sáng tạo theo cách nào hay tiếp cận ra sao, “lấy khách hàng làm trọng tâm” vẫn nên được đặt là mục tiêu hàng đầu, coi đó là kim chỉ nam cho mọi chiến lược và hành động. Suy cho cùng, điều quan trọng không phải là bạn đang làm gì mà là khách hàng cảm nhận về những thứ bạn làm ra sao.

Thúc đẩy tư duy thử nghiệm – học hỏi – và thích ứng.

Tính linh hoạt, khả năng thích ứng và tính minh bạch sẽ trở nên quan trọng hơn khi nói đến việc chứng minh mức độ hiệu quả của công việc. Hiệu quả nhờ ứng dụng công nghệ sẽ giúp các marketer mở rộng cách thức làm việc, từ việc chọn kênh phân phối nội dung đến kết quả mục tiêu dựa trên các phân tích dữ liệu về đối tượng mục tiêu (Target Audience).

Các kỹ năng chính để nâng cao kết quả của các content marketer theo đó bao gồm khả năng giao tiếp và tương tác xung quanh sự thay đổi, nghiên cứu người dùng (ví dụ như Search Intent), các thành viên trong đội nhóm, cũng như cách giải quyết các vấn đề dựa trên sự hợp tác và thử nghiệm.

Chấp nhận rủi ro cũng là một kỹ năng cần thiết khác của Content Marketer trong năm 2024.

Trong khi rủi ro dường như là thứ mà mọi marketer và doanh nghiệp đều không muốn đối mặt, trong bối cảnh mới này, khi mọi thứ bao gồm cả hành vi và sở thích của khách hàng đang thay đổi nhanh chóng (hãy nghĩ về cách ngày càng có nhiều Gen Z tìm kiếm và mua sắm trên TikTok thay vì các sàn thương mại điện tử truyền thống), chấp nhận rủi ro từ các thử nghiệm để nhanh chóng học hỏi và phát triển là hết sức cần thiết.

Advertisement

Cũng trong bối cảnh mới này, khi nhiều doanh nghiệp hơn đang mong muốn các marketer chứng minh được mức độ ảnh hưởng của các hoạt động của họ tới doanh thu nói chung, việc chấp nhận các thử nghiệm, từ việc tiếp cận các nền tảng mới đến phương pháp đo lường mới sẽ càng trở nên cấp bách hơn.

Kỹ năng viết khác biệt.

Là một Content Marketer, công việc chủ đạo của bạn hiển nhiên là viết lách do đó hãy liên tục nâng cao kỹ năng viết của bạn, đặc biệt là kỹ năng viết khác biệt. Viết khác biệt là viết theo một phong cách khác với cách mà các thương hiệu (đối thủ) đang làm, với các câu từ và cách thể hiện mới lạ và có khả năng tương tác (Engagement) cao với khách hàng mục tiêu.

Bất kể cho nhiều quan điểm cho rằng các công cụ AI tổng quát (ví dụ như ChatGPT) sẽ thay thế con người, vì khách hàng của bạn là con người với nhiều cảm xúc liên tục thay đổi, AI khó có thể thay thế theo đúng nghĩa.

Viết khác biệt cũng có nghĩa là bạn sẽ ưu tiên nhiều hơn các nội dung gốc nhưng được viết lại theo một cách khác. Để làm được điều này, việc nghiên cứu và phân tích mọi loại nội dung hiện có (trên từng nền tảng) là hết sức cần thiết.

Advertisement

Xây dựng nội dung theo các phân khúc khách hàng khác nhau.

Phân khúc khách hàng hay phân khúc thị trường là quá trình một doanh nghiệp phân chia thị trường thành các phân khúc khác nhau, mỗi phân khúc bao gồm nhiều đối tượng mục tiêu (khách hàng tiềm năng) có một số nhu cầu, sở thích hay hành vi giống hoặc tương tự nhau.

Nằm trong bức tranh quản trị Marketing tổng thể, phân khúc thị trường là một quá trình trong mô hình R-STP-MM-I-C: R – Research (Nghiên cứu thị trường), STP – Segmentation (Phân khúc thị trường), Targeting (Lựa chọn thị trường mục tiêu), Positioning (Định vị thương hiệu),  MM – Marketing Mix (Tiếp thị hỗn hợp),  I – Implementation (Thực thi) và C – Checking (Kiểm tra và tối ưu).

Với tư cách là một Content Marketer, bạn hiểu rằng đã qua rồi cái thời một loại nội dung có thể được sử dụng cho nhiều nhóm khách hàng khác nhau, thay vào đó tuỳ thuộc vào từng chân dung người mua, yếu tố ngành hàng và – quan trọng nhất – các giai đoạn khác nhau trong hành trình của người mua (Customer Journey) mà thương hiệu cần cung cấp các nội dung khác nhau.

Xây dựng chiến lược, hoạch định và điều phối là các kỹ năng quan trọng tiếp theo của người làm Content Marketing trong năm 2024.

Về tổng thể, cũng tương tự như bối cảnh làm Marketing, Content Marketing cũng sẽ thay đổi nhiều hơn trong năm 2024 và xa hơn thế nữa khi các yếu tố công nghệ tiếp tục được ứng dụng rộng rãi hơn trong mọi hoạt động kinh doanh nói chung.

Advertisement

Khi các công cụ AI có thể giúp Marketer tự động hoá nhiều hơn, cung cấp thêm nhiều thông tin hơn về hành vi, sở thích và nhu cầu của khách hàng tiềm năng, content marketer (marketer) nào có thể tùy chỉnh và áp dụng nội dung cũng như dữ liệu do AI tạo ra cho các thị trường cụ thể nhiều nhất sẽ được hưởng lợi lớn nhất.

Những người làm marketing thành công phải là những người hiểu rõ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nghiên cứu kỹ các chân dung khách hàng mục tiêu khác nhau, quan tâm sâu sắc đến thông điệp, có kỹ năng lập kế hoạch chiến lược cũng như điều phối các chiến dịch trên toàn bộ hành trình của khách hàng.

Hiển nhiên, tất cả các hoạt động này không thể tách rời chiến lược chung của doanh nghiệp.

Nghiên cứu kỹ đối tượng khách hàng mục tiêu.

Một trong những sai lầm lớn với nhiều marketer nói chung và content marketer nói riêng khi xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng, dù là thông qua các mẫu quảng cáo hay content marketing hay bất kỳ chiến thuật nào khác đó là “tự suy diễn về mong cầu của khách hàng hay phản hồi của khách hàng”. Thay vì cố gắng đi sâu vào tâm trí của khách hàng, nhiều người làm marketing chọn cách tự đưa ra các giả định.

Advertisement

Để có thể hạn chế được các sai lầm này, marketer cần nói chuyện nhiều hơn với khách hàng của mình, đặc biệt là những khách hàng đã mua và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Các dữ liệu về khách hàng không chỉ nên dừng lại ở bộ phận marketing, nó cũng cần đến từ các phòng ban có liên quan khác như bán hàng hay chăm sóc khách hàng. Có được càng nhiều dữ liệu khác nhau về khách hàng, marketer càng có nhiều cơ hội để thành công hơn khi có thể thấu hiểu khách hàng nhiều hơn.

Sự thấu hiểu này còn được gọi là insights khách hàng.

Content Marketer cũng cần có kỹ năng xây dựng các thông điệp được hỗ trợ bởi khoa học hành vi.

Với các content marketer có kinh nghiệm, họ hiểu rằng những gì họ viết hay mô tả không phải dựa trên sở thích viết lách của họ mà là dựa trên các dữ liệu có được về khách hàng của họ, đặc biệt là các dữ liệu khoa học hành vi vốn đã được chứng minh qua các nghiên cứu.

Advertisement

Về phía khách hàng, vì nhiều khách hàng thậm chí còn không giải thích được lý do họ đã mua hàng, là một marketer, bạn cũng cần xây dựng các thông điệp có thể mô tả (làm sáng tỏ) cách mọi người thực sự đưa ra quyết định mua hàng của họ.

Khoa học cũng chứng minh rằng, bên cạnh các yếu tố mà khách hàng có thể hiểu và cảm nhận được, vẫn có những yếu tố mà mọi người thường không nhận thức được, điều này có thể bao gồm các nhu cầu tâm lý cố định, chẳng hạn như cảm giác tự chủ hoặc giảm thiểu sự mất mát.

Khi khách hàng có quá nhiều sự lựa chọn và khi các yếu tố công nghệ như AI có thể giúp marketer hiểu về con người nhiều hơn, sự hiểu biết vững chắc về khoa học hành vi là nền tảng để thành công của marketer.

Kỹ năng xây dựng và tối ưu dựa trên dữ liệu (Data-driven Marketing).

Data Driven Marketing hiểu đơn giản là việc ứng dụng các dữ liệu vào hoạt động marketing để từ đó có thể ra quyết định một cách chính xác và nhanh chóng hơn.

Advertisement

Data Driven Marketing lấy khách hàng làm trung tâm và được đo bằng khả năng kết nối của thương hiệu với đối tượng mục tiêu, nhiều nhà marketer đang chuyển sang chiến lược dựa trên dữ liệu để giúp hiểu khách hàng của họ một cách đầy đủ và chi tiết hơn.

Với tư cách là một content marketer, bạn cần hiểu cách các hoạt động riêng lẻ đóng góp vào thành công chung của toàn bộ chiến lược. Để làm được điều này, bạn cần có kỹ năng phân tích và đánh giá kết quả dựa trên dữ liệu.

Trong các thời kỳ kinh tế bất ổn, hiểu được cách hoạt động khác nhau giúp mang lại doanh thu cho doanh nghiệp dĩ nhiên là chìa khoá vô cùng quan trọng.

Nắm vững D-E-I-B.

DEIB là từ viết tắt của các chữ cái tiếng Anh có nghĩa là Đa dạng – Công bằng – Hòa nhập và Thuộc về, đây được coi là cơ sở để xây dựng các kết nối có ý nghĩa với khách hàng (và bao gồm cả với nhân viên trong tổ chức), tìm kiếm khách hàng mới và thúc đẩy lòng trung thành lâu dài.

Advertisement

Trên thực tế, theo một nghiên cứu của Kantar Global Monitor, DEIB không còn là một lựa chọn mà là một điều bắt buộc khi có đến 59% người tiêu dùng muốn mua hàng từ những thương hiệu tích cực thúc đẩy sự đa dạng và công bằng trong hoạt động kinh doanh, thị trường, cộng đồng và xã hội.

Liên tục đầu tư vào các xu hướng Marketing phù hợp với tương lai.

Cuối cùng, dù là với content marketing hay marketing, khó có thể có một chiến thuật nào là hiệu quả mãi mãi khi khách hàng và công nghệ liên tục thay đổi.

Dù là trong bối cảnh nào, các marketer vẫn phải tích cực sáng tạo và thử nghiệm các ý tưởng mới, những thứ mà khách hàng cho rằng là một phần trong cuộc sống của họ. Bất kể bạn là một content marketer hay là ai, bạn càng học nhiều thì càng có thể đạt được nhiều thành công hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Shopee và TikTok Shop chiếm gần 90% thị phần thương mại điện tử tại Việt Nam

21 Tháng Mười Một, 2024
Tại sự kiện diễn ra chiều 20/11 về thương mại điện tử, ông Nguyễn Xuân Thảo – ủy viên Ban t…

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement