Skip to main content

8 chỉ số tăng trưởng mà người làm marketing nên đo lường với ứng dụng (P1)

13 Tháng Ba, 2021

Giữa vô số các nền tảng phân tích và vô số chỉ số để theo dõi, bạn nên xem xét những chỉ số nào? Điều gì quan trọng? Điều gì có ý nghĩa?

Bạn rất dễ gặp tình trạng dành thời gian để theo dõi các chỉ số thực sự không giúp bạn đưa ra các quyết định quan trọng để phát triển doanh nghiệp hay ứng dụng của mình.

Nếu không có ngữ cảnh hoặc sự so sánh, các chỉ số ứng dụng thường vô nghĩa và nó có thể được gọi là các chỉ số ‘hư ảo’. Và tất nhiên, các chỉ số không thực sự giúp bạn phát triển doanh nghiệp của mình.

Advertisement

Các chỉ số như phiên truy cập (sessions) trên website, người theo dõi trên Twitter hay người đăng ký email… có thể khiến bạn có vẻ như đang tiến bộ hoặc làm đúng, nhưng trên thực tế các chỉ số đó có thể không tương quan với việc tăng trưởng doanh thu, trong khi đây mới là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp bạn.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng xem xét cách các chỉ số tăng trưởng giúp bạn đưa ra những quyết định tốt hơn cho hoạt động kinh doanh ứng dụng của mình.

Các chỉ số tăng trưởng dùng để làm gì?

Bởi vì chúng ta không muốn theo dõi các chỉ số vô nghĩa, mọi chỉ số tăng trưởng phải giúp bạn trả lời một hoặc nhiều câu hỏi sau:

  • Doanh nghiệp của tôi có khả thi về mặt tài chính không?
  • Điều gì đang hoạt động tốt?
  • Những gì cần cải thiện?
  • Chúng ta nên tập trung vào điều gì để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển?

Các chỉ số tăng trưởng cho các doanh nghiệp dựa trên phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) và doanh nghiệp dựa trên lượt đăng ký (subscription-based) khác biệt rất lớn so với các doanh nghiệp dựa trên giao dịch (transaction-based) và bán hàng một lần (one-time sales).

Advertisement

Bởi vì doanh thu sẽ được tính theo thời gian thay vì chỉ là trả trước nên bạn cần phải chú trọng nhiều đến việc giữ chân khách hàng. Và đó cũng là lý do, nhiều chỉ số trong bài này tập trung vào tỷ lệ giữ chân cũng như thu hút khách hàng.

Dưới đây là 08 số liệu tăng trưởng mà bạn có thể sử dụng để giúp bạn lập chiến lược tăng trưởng doanh thu được tốt hơn.

1. Lead Velocity Rate (LVR).

Mục tiêu đầu tiên của bạn với tư cách là những người làm marketing hay nhà phát triển ứng dụng là liên tục tăng số lượng khách hàng tiềm năng đủ điều kiện của mình.

Lead Velocity Rate là tỷ lệ của tốc độ tăng trưởng khách hàng tiềm năng đủ điều kiện trong một tháng so với tháng tham chiếu trước đó.

Advertisement

Khi được đo lường từ tháng này sang tháng khác, LVR có thể là một công cụ dự đoán mạnh mẽ về quỹ đạo kinh doanh, về cả doanh thu và lượng tăng trưởng người dùng.

Các chỉ số khác (ngay cả những chỉ số mà chúng ta sẽ thấy bên dưới) có xu hướng là các chỉ số tụt hậu ở chỗ chúng không đáng tin cậy trong việc dự đoán tăng trưởng kinh doanh.

Mặt khác, Lead Velocity Rate là một thước đo thời gian thực về hiệu suất bán hàng thực tế, đặc biệt khi nó được đo lường dựa trên các khách hàng tiềm năng đủ điều kiện.

Nói chung, về cơ bản, nếu Lead Velocity Rate được sử dụng làm một trong những KPIs chính của tổ chức bán hàng của bạn và được áp dụng thường xuyên hàng tháng, thì đó là một chỉ báo mạnh mẽ về hiệu quả bán hàng của bạn cũng như sự tăng trưởng kinh doanh trong tương lai.

Advertisement

Cách tính LVR như thế nào?

Tính toán LVR đơn giản như tính toán phần trăm tăng trưởng:

LVR = (Số khách hàng tiềm năng đủ điều kiện trong tháng này – Số khách hàng tiềm năng đủ điều kiện trong tháng trước) ÷ Số khách hàng tiềm năng đủ điều kiện trong tháng trước x 100

Từ đó, nếu bạn có 11 khách hàng tiềm năng đủ điều kiện trong tháng này và 10 khách hàng tiềm năng đủ điều kiện trong tháng trước, thì LVR hay tỷ lệ tốc độ tăng trưởng khách hàng tiềm năng hiện tại của bạn là 10%.

2. Lead Conversion Rate.

Tương tự như LVR, số lượng khách hàng tiềm năng đủ điều kiện chuyển đổi thành khách hàng có trả tiền cũng rất quan trọng đối với khả năng phát triển của doanh nghiệp bạn.

Advertisement

Lead Conversion Rate hay tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng là thước đo số lượng khách hàng tiềm năng được chuyển đổi thành khách hàng, thường là trong khoảng thời gian 30 ngày liên tục.

Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng tốt hay xấu sẽ thay đổi tùy theo mô hình kinh doanh của bạn. Ví dụ: một ứng dụng freemium có thể có tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng thấp hơn nhiều so với một ứng dụng có bản dùng thử miễn phí trong hai tuần.

Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến việc bạn đo lường nó một cách có chủ ý và nỗ lực để cải thiện số lượng khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng.

Bạn có thể cải thiện chỉ số này thông qua những trải nghiệm tương tác tốt hơn, nội dung định hướng hay giáo dục khách hàng tốt hơn…từ đó giúp khách hàng tiềm năng của mình tìm thấy và tận dụng những giá trị của ứng dụng của bạn tốt hơn.

Advertisement

Khi bạn có một số lượng khách hàng tiềm năng phù hợp, việc cải thiện tỷ lệ chuyển đổi có thể là một chặng đường dài thông qua việc bạn tối ưu hoá mọi trải nghiệm của khách hàng.

Cách tính LCR như thế nào?

Việc tính toán Lead Conversion Rate hay tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng rất đơn giản miễn là bạn có khung thời gian phù hợp:

Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng = (Số lượng khách hàng mới trong 30 ngày qua ÷ Số lượng khách hàng tiềm năng trong 30 ngày qua) x 100

Giả sử, nếu bạn có 12 khách hàng mới (Customer) trong 30 ngày qua và 100 khách hàng tiềm năng (Lead) trong 30 ngày qua, thì tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng hiện tại của bạn sẽ là 12%.

Advertisement

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement

Advertisement