Skip to main content

ChatGPT cho Digital Marketing và SEO: Cách ứng dụng để tăng trưởng

8 Tháng Ba, 2023

Khi ChatGPT hay các công cụ AI tổng hợp đang góp phần thúc đẩy hiệu suất công việc của nhiều ngành khác nhau, những người làm marketing nói chung cũng không nằm ngoài đường đua này. Tham khảo ngay cách các Digital Marketer có thể sử dụng ChatGPT để cải thiện hiệu suất cho hoạt động Social Media, Content Marketing, Digital Marketing, SEO và hơn thế nữa.

Cách ứng dụng ChatGPT trong Digital Marketing và SEO
Cách ứng dụng ChatGPT trong Digital Marketing và SEO

Theo đó, chatbot AI ChatGPT có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để cải thiện chất lượng của hoạt động SEODigital Marketing, dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.

Bài viết từ MarketingTrips sẽ phân tích một số ứng dụng của ChatGPT vào:

  • Hoạt động phân tích và dữ liệu (Analytics and Data).
  • Digital Marketing.
  • SEO kỹ thuật (Technical SEO).
  • Nghiên cứu từ khoá SEO.
  • SEO trên trang (On-Page SEO).

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Cách sử dụng ChatGPT cho Digital Marketing.

Trước khi ứng dụng ChatGPT cho bất cứ hoạt động nào của Digital Marketing, dù là làm SEO hay Advertising, bạn cần nhớ rằng, hiện các dữ liệu của ChatGPT chỉ mới cập đến 2021.

Do đó, nếu bạn muốn sử dụng nó để nghiên cứu thị trường hay làm brand marketing, hãy cân nhắc với những dữ liệu mà công cụ đã đề xuất.

Dưới đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo.

1. Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu (Personas).

Giả sử nếu bạn đang làm việc tại một agency về quảng cáo và muốn biết đối tượng của mình là ai để từ đó bạn có thể xây dựng các chiến lược marketing phù hợp.

Nhiệm vụ của bạn đơn giản chỉ là đặt các câu hỏi phù hợp cho ChatGPT và nhận được các lời khuyên sau đó.

Ví dụ, bạn có thể hỏi rằng “hãy xây dựng chân dung khách hàng sử dụng các dịch vụ quảng cáo b2B”.

2. Phân tích ma trận SWOT.

Dành cho những bạn mới, ma trận SWOT là sơ đồ phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, cùng với đó là các mô hình kết hợp được sử dụng để phân tích các lợi thế và bất lợi của doanh nghiệp trên thị trường.

Nếu bạn muốn biết SWOT của một thương hiệu nào đó, hay đơn giản là tìm hiểu thêm về khái niệm ma trận SWOT, bạn chỉ cần hỏi ChatGPT.

3. Ứng dụng ChatGPT để xây dựng các mục tiêu S.M.A.R.T.

Nếu bạn đang muốn xây dựng mục tiêu cho các hoạt động marketing hay cho doanh nghiệp của mình theo mô hình SMART, bạn có thể có được nó theo cấu trúc bên dưới:

Ví dụ, bạn nhập lệnh vào ChatGPT: “hãy xây dựng mục tiêu SMART cho công ty phần mềm abc…”. Hàng loạt các ý tưởng sau đó sẽ được đưa ra cho bạn.

4. Xây dựng một bản tin hay chương trình nào đó.

Bạn cũng có thể sử dụng ChatGPT để tạo dàn ý cho một chiến dịch truyền thông nào đó mà bạn sắp chạy.

Giả sử thương hiệu của bạn có chương trình giảm giá vào ngày Thứ Sáu Đen tối và bạn muốn gửi bản tin đến khách hàng của mình để giới thiệu ưu đãi.

Bạn có thể hỏi ChatGPT “Xây dựng một chiến dịch email để gửi tới khách hàng với nội dung chính là thông báo giảm giá 20%, đồng thời thêm nút lời kêu họi hành động (CTA) ở cuối email”.

Sử dụng ChatGPT cho SEO (Technical SEO).

Sử dụng ChatGPT cho SEO (Technical SEO).
Sử dụng ChatGPT cho SEO (Technical SEO).

5. Tạo lược đồ cho phần những câu hỏi thường gặp (FAQ Schema).

Với giao diện như hiện tại của ChatGPT, dù là bạn muốn nó làm gì thì cách thức triển khai vẫn giống nhau đó là “hỏi và nhận nội dung”.

Trong trường hợp này, bạn có thể yêu cầu ChatGPT tạo mã (code) cho phần những câu hỏi thường gặp theo kiểu lược đồ, nhiệm vụ của bạn là cung cấp các nội dung bao gồm câu hỏi và câu trả lời kèm với lệnh yêu cầu tạo mã lược đồ.

Bên dưới là những gì bạn có thể nhận được.

ChatGPT giúp tạo lược đồ trong SEO.
ChatGPT giúp tạo lược đồ trong SEO.

Tất nhiên, nếu bạn đang sử dụng các nền tảng quản trị nội dung (Content Management System – CMS) kiểu như WordPress thì bạn có thể sử dụng các Plugin thay vì code.

6. Tạo lược đồ HowTo ( How-To Schema).

Bạn cũng làm tương tự như ở trên.

7. Sử dụng ChatGPT để tạo quy tắc cho Robots.txt cũng là một cách làm hay trong SEO và Digital Marketing.

Nếu bạn là chuyên gia về SEO, bạn có thể rất quen thuộc với khái niệm robots.txt.

Giờ đây, với ChatGPT, bạn đã có một công cụ mới có thể giúp bạn tạo bất kỳ quy tắc robots.txt nào một cách dễ dàng.

Ví dụ, nếu bạn muốn chặn Google thu thập dữ liệu từ các trang đích được lập ra để chạy quảng cáo (Landing Page) nhưng lại muốn Google Ads có khả năng truy cập để phân tích dữ liệu quảng cáo,

Bạn có thể yêu cầu ChatGPT cung cấp quy tắc về robots.txt và sau đó bạn có đoạn code như bên dưới, dán nó vào trang đích của bạn.

Sử dụng ChatGPT cho robots.txt trong SEO.
Sử dụng ChatGPT cho robots.txt trong SEO.

8. Tạo quy tắc chuyển hướng (redirect).

Giờ đây, bạn có thể tạo quy tắc chuyển hướng htaccess hoặc Nginx bằng ChatGPT.

Ví dụ, nếu bạn muốn chuyển hướng thư mục1 sang thư mục2, hãy tạo quy tắc chuyển hướng nxig và htaccess:

Sử dụng ChatGPT để tạo quy tắc chuyển hướng trong SEO.
Sử dụng ChatGPT để tạo quy tắc chuyển hướng trong SEO.

9. Ứng dụng ChatGPT để kết nối với API (cổng tích hợp) và Coding (mã hoá).

Nếu bạn là người làm SEO nhưng lại ít có khả năng về lập trình, và bạn cũng muốn tìm nạp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, ChatGPT là một trợ lý phù hợp.

Về cơ bản, bạn có thể sử dụng ChatGPT để viết mã (code) bằng tất cả các loại ngôn ngữ lập trình như python hay php.

Nếu bạn là một Digital Marketer muốn thiết lập chuyển đổi tùy chỉnh khi người dùng thực hiện một số hành động nhất định trên website, trong khi bạn có thể sử dụng Trình quản lý thẻ của Google (Google Tag Manager), bạn cũng có thể sử dụng các đoạn mã code từ ChatGPT.

Ví dụ: nếu bạn cần gửi một sự kiện chuyển đổi (conversion event) khi một người dùng truy cập vào trang đích của bạn và xem qua (cuộn trang) 35% nội dung của trang.

Nhiệm vụ của bạn bây giờ là truy cập ChatGPT và hỏi: “Cách gửi sự kiện chuyển đổi tùy chỉnh Facebook pixel khi người dùng cuộn qua 35% trang bằng JavaScript”.

Bạn có thể sao chép đoạn mã code có được và dán nó vào thẻ <head> trong HTML.

Hiển nhiên, một lần nữa, nếu bạn sử dụng các CMS như WordPress, bạn có thể sử dụng các plugin như WPCode để thực hiện.

Sử dụng ChatGPT cho việc nghiên cứu từ khoá SEO.

Sử dụng ChatGPT cho việc nghiên cứu từ khoá SEO.
Sử dụng ChatGPT cho việc nghiên cứu từ khoá SEO.

10. Nhận ý tưởng từ khóa.

Một trong những ví dụ đơn giản nhất về cách sử dụng ChatGPT cho SEO hay Digital Marketing đó là sử dụng nó để lấy các ý tưởng về từ khoá.

Chỉ với một câu lệnh đơn giản chẳng hạn như “danh sách các từ khoá hay nhất về Content Marketing“, bạn có ngay một loạt các ý tưởng để xây dựng nội dung cho khách hàng của mình.

Như MarketingTrips đã đề cập ở trên, ChatGPT được đào tạo dựa trên tập dữ liệu cho đến quý 3 năm 2021 do đó có nhiều nội dung sẽ không mang tính cập nhật.

11. Thấu hiểu mục đích hay ý định tìm kiếm của truy vấn (Search Intent).

Sau một khoảng thời gian nhất định, khi bạn có vô số các keyword trong Google Search Console hay từ tài khoản quảng cáo Google Ads, giờ đây bạn có thể sao chép và dán nó vào ChatGPT để tìm kiếm những ý định đằng sau các truy vấn cụ thể.

Với câu lệnh đơn giản ví dụ “ý định tìm kiếm của khách hàng là gì đằng sau các từ khoá…”, bạn sẽ nhận được các đề xuất tương ứng.

12. Ứng dụng ChatGPT để xác định cụm từ khóa liên quan đến cụm ngữ nghĩa là một phương án khả thi khác để tối ưu SEO và Digital Marketing.

Một lần nữa, bạn có thể sử dụng ChatGPT để sắp xếp các từ khóa mà bạn muốn xếp hạng – và bạn cũng muốn nhóm các từ khoá có nghĩa tương tự nhau.

Ví dụ: bạn muốn tìm kiếm và xếp hạng các từ khoá liên quan đến Social Media và bạn sẽ nhận được kết quả như bên dưới.

Sử dung ChatGPT để xếp hạng các từ khoá liên quan đến Social Media.
Sử dụng ChatGPT để xếp hạng các từ khoá liên quan đến Social Media.

13. Tạo từ khóa liên quan và từ đồng nghĩa.

Với tư cách là người làm SEO, bạn hiểu rằng việc đề cập đến các từ khóa liên quan và từ đồng nghĩa trong nội dung là vô cùng quan trọng.

Bạn có thể sử dụng ChatGPT để liệt kê tất cả các từ khoá này.

14. Sử dụng ChatGPT để tạo tiêu đề cho bài viết dựa trên từ khóa.

Theo cách làm tương tự, bạn sẽ có hàng loạt các tiêu đề gợi ý cho bài viết của mình khi bạn nhập từ khoá kèm yêu cầu cho ChatGPT.

15. Xây dựng thẻ mô tả (Meta Descriptions).

Cách sử dụng cuối cùng với ChatGPT cho SEO là sử dụng nó để tạo thẻ mô tả cho bài viết có sẵn (cung cấp bài viết cho ChatGPT).

Bạn chỉ cần copy và dán nội dung của bài viết vào ChatGPT kèm yêu cầu là hãy tạo thẻ mô tả cho bài viết, ChatGPT sẽ trả kết quả là một thẻ hoàn chỉnh.

Ứng dụng ChatGPT cho hoạt động phân tích và dữ liệu (Analytics and Data).

16. Soạn các biểu thức thông thường trong báo cáo Analytics.

Khi nói đến các báo cáo phân tích (miễn phí), Google Search Console (GSC) hoặc Google Analytics (GA) là những công cụ có thể được nhắc đến đầu tiên.

Đối với những người làm marketing nói chung, hay thậm chí là cả với các Digital Marketer, khi phần lớn trong số họ thường không có nền tảng về kỹ thuật, các công việc liên quan, từ việc cài đặt đến triển khai gặp khá nhiều khó khăn.

Như ví dụ bên dưới về một báo cáo trong Google Search Console, hỗ trợ lọc tuỳ chỉnh theo biểu thức chính quy (regexp – regular expression).

Nếu bạn là một marketer không có nền tảng kỹ thuật, bạn có thể gặp nhiều khó khăn khi sử dụng tính năng này và hiển nhiên, bạn sẽ tự giới hạn những gì mà bạn có thể làm được.

Tuy nhiên, giờ đây với ChatGPT, mọi thứ đã dễ dàng hơn nhiều.

Nhiệm vụ của bạn bây giờ chỉ là yêu cầu (nhập lệnh) cho ChatGPT.

Ví dụ nếu bạn muốn lọc tất cả những từ khoá có chứa các từ cụ thể trong báo cáo Google Search Console, sau khi bạn yêu cầu cho ChatGPT, công cụ này sẽ gửi cho bạn một đoạn code như bên dưới:

ChatGPT gửi code. Hình: MarketingTrips

Tiếp theo, khi bạn copy và dán đoạn code này vào trường bộ lọc trong Google Search Console, bạn sẽ có tất cả các truy vấn hay từ khoá có chứa “là gì” và “cách”.

17. Soạn các công thức bảng tính phức tạp.

Với những ai làm digital marketing, Excel hoặc Google Sheets là những công cụ không mấy xa lạ. Tuy nhiên, với những ai không chuyên, việc tìm kiếm các công thức hay tên hàm đúng thực sự mất khá nhiều thời gian và công sức.

Nhiệm vụ của bạn giờ đây tiếp tục là yêu cầu cho ChatGPT, tương tự như ở trên, công cụ này sẽ trả về cho bạn các công thức (hàm) tương ứng và bạn chỉ cần copy và dán nó vào bảng tính làm việc của mình.

18. Soạn truy vấn SQL.

Một ứng dụng khác của ChatGPT vào hoạt động Digital Marketing đó là nạp dữ liệu.

Theo thông tin trực tiếp từ Google, Google Analytics (UA) sẽ được thay thế bằng Google Analytics 4 (GA4) kể từ ngày 1 tháng 7 tới, và khi điều này xảy ra, những người làm marketing có thể thường xuyên cần tìm nạp dữ liệu (fetch data) từ BigQuery (Google hiện cung cấp miễn phí kết nối GA4 với BigQuery).

Để truy vấn tập dữ liệu (dataset), bạn cần phải học và biết về SQL. Theo các cách làm như ở trên, bạn chỉ cần yêu cầu ChatGPT tạo một truy vấn cụ thể để giúp bạn trích xuất dữ liệu mà không cần lấy mẫu từ tập dữ liệu.

ChatGPT giúp soạn truy vấn SQL.
ChatGPT giúp soạn truy vấn SQL.

Một lần nữa, nhiệm vụ của bạn chỉ cần Copy & Paste.

Kết luận về vai trò của ChatGPT với Digital Marketing, Social Media và SEO.

Trên đây là toàn bộ các hướng dẫn của MarketingTrips về cách sử dụng ChatGPT cho các hoạt động Digital Marketing, SEO, Content Marketing và Social Media.

Cũng tương tự như việc tận dụng các xu hướng Digital Marketing hay SEO trong năm mới 2023, bạn có thể xem ChatGPT là một trợ thủ đắc lực khác, thứ có thể giúp đơn giản hoá việc triển khai, giảm thiểu thời gian làm việc, tăng cường hiệu suất và hơn thế nữa.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Volkswagen dự kiến sa thải hàng chục ngàn nhân viên

25 Tháng Mười Hai, 2024
Nhà sản xuất ôtô hàng đầu châu Âu Volkswagen đạt thỏa thuận với công đoàn trong việc cắt giảm hơn…

Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …