Skip to main content

Digital Marketing Career Path – từ Trainee đến Executive

30 Tháng Ba, 2020

Trong bài trước, chúng ta đã nói về vị trí Trainee dành cho các bạn sinh viên muốn khởi đầu sự nghiệp trong ngành Digital Marketing hay Marketing. Có một số ý kiến phản hồi rằng yêu cầu công việc sao mà dễ thế, vô hình trung hạ thấp giá trị nghề.

Nhưng thật sự, yêu cầu duy nhất dành cho các bạn là phải thực sự có quyết tâm, muốn học nghề và có khả năng tiếp thu những chỉ dẫn cơ bản. Có những bạn đã phát triển và nắm giữ vai trò quan trọng, nhưng có những người bị loại chỉ sau vài tuần thử việc. Giữa học để biết và hiểu để làm là 2 việc hoàn toàn khác nhau.

digital marketing career path

Sau 2 – 3 tháng làm Trainee, bạn đã hiểu những kiến thức cơ bản và làm được các công việc đơn giản. Bạn nào ham học thì có thể tự mình tìm hiểu và áp dụng các chiêu thức được chỉ dẫn đầy rẫy trên mạng.

Advertisement

Có thể bạn vẫn chưa hiểu Marketing, IMC là gì hay Digital thực chất là cái chi chi, nhưng bạn đã đủ nhận thức để hiểu đúng sai, nên và không nên. Đến lúc này bạn có đủ khả năng để bước lên vị trí Executive.

Những công việc dành cho Executive vẫn giống với Trainee như tôi đã liệt kê trong loạt bài trước, nhưng yêu cầu ở mức cao hơn. Có 3 sự khác biệt cơ bản:

// VAI TRÒ //

Executive không làm những task được giao sẵn nữa mà sẽ được giao trách nhiệm. Ngoài việc thành thục các task được học trong giai đoạn Trainee, bạn cần phải biết quản lí và phối hợp các kĩ năng để đạt hiệu quả.

Chẳng hạn Social Media Trainee thì biết soạn comment cho Fanpage hoặc tạo nick post bài trên forum – đó là các tác vụ, chỉ cần làm theo hướng dẫn là xong, miễn đừng có ngu ngơ theo kiểu viết comment “hay quá”, “tuyệt vời”, “mình rất yêu sản phẩm này”.

Advertisement

Còn Social Media Executive sẽ quản lí một Fanpage hoặc một Topic – đó là trách nhiệm, bạn có quyền đề xuất kế hoạch để hoàn thành công việc một cách tốt nhất, làm sao để Fanpage của bạn phải tăng trưởng fans, nội dung sáng tạo nhưng vẫn phải tuân thủ theo Content Strategy. Nên thay vì hỏi Manager là “Em phải làm thế nào?”, “Em làm thế này đúng hay sai?” thì câu hỏi phải là “Em muốn làm thế này anh thấy có được không?”.

// KỸ NĂNG //

Executive phải làm tốt chuyên môn chứ không còn chỉ biết nữa. Ví dụ SEO Executive phải có khả năng SEO được một Project cụ thể chứ không phải ngồi đọc vanh vách “20 kĩ thuật SEO bá đạo” hay “Chiến lược link building siêu tốc”. Executive cũng phải có khả năng đánh giá kết quả là tốt hay không tốt dựa trên ảnh hưởng thực tế chứ không phải dựa vào số liệu. Ví dụ đánh giá Fanpage ngoài Like, Reach, Engagement, thì còn phải xem đến 2 yếu tố “Người dùng có thực sự quan tâm/ yêu thích Brand hay không” và “Tỉ lệ chuyển đổi từ Fans sang Visit/ Lead thế nào”.

// SỰ ẢNH HƯỞNG //

Tôi đánh giá vai trò của Executive là cực kì quan trọng đối với một Digital Agency. Họ vừa là người chế biến ý tưởng thành nội dung thực tế và nuôi sống nó trên nền tảng Digital. Họ còn cung cấp Insight và Materials giúp các bộ phận khác tạo ra Idea.

Có một thực tế là nhiều Idea nghe chừng rất hấp dẫn hoành tráng nhưng khi triển khai trên Digital thì trớt quớt. Bởi lẽ người dùng trên Digital có quyền TỪ CHỐI những thứ họ không thích và PHẢN HỒI những điều họ thấy không phù hợp.

Advertisement

Muốn tạo ra một Idea hay thì phải thực sự sống với người dùng trên các cộng đồng họ đang sinh hoạt, để hiểu WTT quan tâm gì, Zing News nói chuyện ra sao, VnExpress phải làm thế nào….

Những cái đó không ai có thể trả lời tốt hơn các bạn Executive vì chính các bạn là người ăn, ngủ, sống với các cộng đồng. Và khi một Idea chưa đủ tốt thì một bạn Executive giỏi cũng có khả năng biến tấu để cho nó thú vị hơn khi triển khai thực tế.

Tôi cũng thường hay chia sẻ với các bạn Executive rằng: có thể công việc của em rất nhỏ bé, nhưng nó lại ảnh hưởng đến rất nhiều bộ phận, thậm chí nếu làm sai có thể ảnh hưởng tới cả một Thương hiệu.

Một comment thiếu suy nghĩ trên Fanpage đồng nghĩa với việc người dùng đánh giá thương hiệu thiếu trách nhiệm, hoặc một bài viết cẩu thả có thể khiến người dùng quay lưng với sản phẩm. Vì vậy đối với Executive, tôi luôn đề cao sự TRÁCH NHIỆM, tính CẨN THẬN bên cạnh chuyên môn nghề nghiệp.

Advertisement

Ở vị trí Executive, bạn phải đối mặt với những áp lực khủng khiếp từ hai phía. Một bên là Sếp, Account, Project Manager – đại diện cho những yêu cầu đôi-khi-vô-lý của Khách hàng. Kiểu như “tại sao status về sản phẩm chỉ có 50 likes” (trong khi content đưa ra chán ngắt và phải tận dụng mọi mối quan hệ để câu kéo cưỡng bức like), tại sao hôm nay chỉ có 3 người tham gia Contest (trong khi cái trò chụp hình với sản phẩm chả ma nào muốn thi).

Một bên là người dùng – đại diện cho người có quyền quyết định, luôn sẵn sàng phản ứng lại những thứ không thích. Kiểu như “quảng cáo ngầm, Mod ơi ban đi” hoặc “lại mấy trò PR rẻ tiền”.

Nên đôi khi dù bạn tâm huyết và chính trực đến mấy thì vẫn phải nhắm mắt dùng chiêu trò cho đủ KPIs, hoặc nín thở nhịn nhục cầu cho topic sống đến ngày kết thúc. Đừng thất vọng vì thực tế thường không bao giờ giống như những thứ bạn được học trong sách vở.

Ở vị trí Executive, bạn cũng phải tự rèn luyện cho mình rất nhiều kĩ năng để có thể vươn lên những nấc thang danh vọng mới. Sau 1, 2 năm làm Executive, bạn phải vươn lên hoặc sẽ bị đào thải. Có 2 hướng để phát triển:

Advertisement

1. THEO CHIỀU SÂU

Rèn luyện kĩ năng chuyên môn cho thật giỏi để trở thành Chuyên gia về một mảng. Ví dụ một bạn Social Media Executive nếu một lúc có thể quản trị được 10 Fangage với tổng cộng vài triệu fan thì vị thế chẳng kém Manager là mấy. Hoặc 1 bạn Designer giỏi về Web Layout thì lúc nào cũng sẽ được trọng vọng.

Digital phát triển rất nhanh và có tính đào thải cao, những gì bạn biết hôm nay sẽ lạc hậu trong nay mai, vì vậy cứ tiên phong đào sâu vào một mảng bạn sẽ không bao giờ phải bận tâm đến những điều khác. Thực tế tôi biết có nhiều bạn giỏi SEO hoặc Fanpage thôi mà có giá hơn rất nhiều bạn huyên thuyên chém gió hoặc gắn mác Leader, Manager hoành tráng.

Từ vị trí Junior Executive, bạn có thể trở thành Senior, Supervisor, Specialist hoặc Expert. Nghe cái tên thì không thể kêu bằng Leader, Manager, Head hay Director, nhưng nó thể hiện tầm quan trọng của bạn với công việc. Khi đủ giỏi rồi, bạn có quyền đòi hỏi mức lương cao tương ứng, hoặc đi ra lập nhóm làm riêng, hoặc viết blog, đi dạy, làm speaker – tiền và danh tiếng sẽ đến. Thực tế nhiều bạn giỏi về SEO, SEM, Social, Design, Code đang có được thu nhập không thua gì so với Brand Manager dù vị trí khiêm tốn hơn.

2. THEO CHIỀU CAO

Mở rộng tầm hiểu biết và tư duy để làm những công việc cao hơn. Ví dụ đang làm Social có thể học thêm PR, SEO; làm Paid media có thể học thêm về Affiliate Marketing; làm Designer có thể học thêm về Art, Creative.

Advertisement

Hay tham gia các buổi brainstorming để vận dụng sự am hiểu về người dùng và hiểu cách ra idea, plan. Hay tham gia các buổi gặp Khách hàng để hiểu mối quan tâm và đánh giá của họ về công việc đang làm. Hay tham gia các hội nhóm, gặp gỡ những đàn anh để có cái nhìn tổng quan, đa chiều và bổ sung những kiến thức còn thiếu.

Một bạn Executive năng động sẽ phát triển rất nhanh vì đã có sẵn nền tảng, môi trường để trải nghiệm và học hỏi mỗi ngày. Ngược lại, một bạn Executive thụ động có thể trở thành nhân viên mẫn cán nhưng không bao giờ thoát ra khỏi vị trí này vì thiếu tố chất sáng tạo & quản trị, những điều quan trọng đối với Digital Agency .

Executive là vị trí rất khiêm tốn trong Digital Agency, nhưng là nền tảng cực kì quan trọng để bạn bước lên những tầm cao mới.

Nếu phát triển tốt, bạn có thể trở thành Expert, Leader, Manager. Bạn cũng có thể chuyển qua Client làm Digital marketing, hoặc chuyển qua làm Marketing cho thoả chí vẫy vùng. Hoặc làm ecommerce, hoặc làm Online Product, hoặc tự mở Business.

Advertisement

Khi đó những kĩ năng và trải nghiệm thực tế của Executive sẽ là vô giá để bạn thực sự vững bước trên đôi chân chính mình.

Hà Anh | MarketingTrips

Theo BrandCamp

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement

Advertisement