Skip to main content

Giám đốc Marketing – Chuyển đổi vai trò để tăng trưởng (P2)

16 Tháng Ba, 2021

Ngay cả trước khi bắt đầu cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe kép của năm 2020, vai trò của giám đốc marketing (CMO) cũng đã trở nên phức tạp hơn.

5 kiểu mẫu của vị trí giám đốc marketing – CMO

Vậy CMO phải làm gì? Vì giám đốc marketing không thể làm tất cả mọi việc cùng một lúc, nên tốt nhất bạn nên tập trung vào điểm mạnh của bạn và kỳ vọng của doanh nghiệp.

Deloitte đã thử nghiệm năm kiểu mẫu khác nhau có thể giúp các CMO thực hiện điều đó.

Advertisement

Để làm được điều này bạn cũng cần trao đổi và bàn bạc với CEO cũng như ban quản trị công ty của bạn từ đó hiểu được nguyên vọng và mong muốn của họ với vị trí CMO.

Sau những gì bạn tìm hiểu bạn sẽ chọn ra kiểu mẫu nào sẽ giúp công ty của bạn thành công hơn. Dưới đây là chi tiết từng kiểu mẫu bạn có thể tham khảo:

1. Kiểu ‘chiều chuộng’ khách hàng.

Công ty của bạn có cần CMO của mình trở thành người ủng hộ khách hàng, người dẫn đầu luôn sẵn sàng cung cấp cho khách hàng dữ liệu, hỗ trợ và thông tin chi tiết khi cần không?

Advertisement

Kiểu CMO này tập trung vào việc cung cấp những trải nghiệm vượt trội, được cá nhân hóa cho khách hàng của họ, xây dựng các chiến dịch trao quyền cho khách hàng và từ đó mang lại những kết quả có thể đo lường được.

2. Kiểu tập trung vào tăng trưởng.

Hay CMO của bạn nên là động lực tăng trưởng cho doanh nghiệp của bạn, không ngừng tập trung vào việc mang lại sự tăng trưởng bền vững cho tổ chức, với các chiến dịch giúp tăng khả năng thu hút khách hàng và thúc đẩy tăng trưởng lượng khách hàng tiềm năng?

3. Kiểu hướng đến sự đổi mới.

Hội đồng quản trị của công ty bạn có muốn CMO của mình trở thành chất xúc tác của sự đổi mới, tập trung vào việc xây dựng các dịch vụ đột phá cho khách hàng, thử nghiệm công nghệ, dữ liệu và kỹ thuật mới không?

Kiểu CMO này luôn tìm cách để thay đổi trải nghiệm của khách hàng đồng thời cải thiện các quy trình nội bộ của doanh nghiệp.

Advertisement

4. Kiểu xây dựng năng lực cạnh tranh.

Đối với một số công ty, đặc biệt là các công ty mới thành lập (startups) hoặc các công ty kế thừa nhưng ở chế độ cần khởi động lại chiến lược, CMO cần phải là người xây dựng năng lực, phát triển khả năng marketing mạnh mẽ và tuyển dụng các đội nhóm tuyệt vời có chuyên môn sâu về dữ liệu và phân tích.

5. Kiểu ‘người kể chuyện’.

Cuối cùng, nhiều hội đồng quản trị của bạn mong đợi các CMO của họ trở thành những người kể chuyện tài ba, người có thể tạo ra những câu chuyện quảng bá thương hiệu của công ty thông qua nội dung hấp dẫn.

Đối với các công ty khởi nghiệp, CMO cần phải là người xây dựng năng lực cạnh tranh.

Bạn có thể ‘đóng 2 vai’ cùng một lúc, nhưng bạn không thể là tất cả chúng.

Advertisement

Hãy phối hợp với CEO và hội đồng quản trị (BOD) của bạn để hiểu những gì công ty bạn cần bây giờ là bước đầu tiên bạn cần làm.

Bây giờ là lúc để sắp xếp lại trách nhiệm của CMO.

Trong môi trường hiện tại, một số giám đốc marketing cảm thấy họ có quyền loại bỏ các quy trình hoặc cách suy nghĩ trong quá khứ và thay vào đó là khám phá những ý tưởng và con đường phát triển mới, chẳng hạn như chuyển đổi số.

Do đó, hầu hết các CMO nên tập trung hơn hết vào việc đổi mới và tăng trưởng – vào việc xây dựng dữ liệu. Vào việc marketing dựa trên thông tin chi tiết về khách hàng trên quy mô lớn và từ đó biến chúng thành hành động một cách nhanh chóng.

Trong một thị trường đầy năng động như hiện tại, đó là nơi các CMO có thể giúp các tổ chức phát triển và duy trì khả năng phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch.

Advertisement

Bạn còn chần chờ gì nữa…Bây giờ chính là thời điểm để bạn tỏa sáng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement

Advertisement