Skip to main content

Google: Cách mở khoá tiềm năng trực tuyến của thương hiệu thông qua đối tác chiến lược

29 Tháng Ba, 2021

Khi ngân sách marketing đang bị cắt giảm, làm thế nào một nhà bán lẻ có thể mở ra nhiều cơ hội trực tuyến hơn khi đối mặt với những biến đổi nhanh chóng trong hành vi của người tiêu dùng?

Một trong những cách hiệu quả về chi phí để có được khách hàng mới đó là khám phá các mối quan hệ đối tác thương hiệu tiềm năng (brand partnerships).

Một nghiên cứu gần đây của Forrester cho thấy 49% người được hỏi báo cáo rằng doanh thu của họ đã tăng lên sau khi thực hiện các chương trình hợp tác với đối tác, trong khi 45% trong số họ cũng nhận thấy sự gia tăng đáng kể trong nhận thức về thương hiệu.

Advertisement

Tóm lại, các chương trình hợp tác với các đối tác chiến lược (strategic partnerships) có thể thúc đẩy lợi nhuận cũng như mở rộng phạm vi tiếp cận thương hiệu của bạn.

Những chiến lược hợp tác này có lẽ có tác động mạnh hơn bao giờ hết, vì chúng cho phép bạn tiếp cận một phân khúc người dùng hoàn toàn mới mà bạn có thể không tiếp cận được – hoặc ít nhất là sẽ phải mất một ngân sách marketing đáng kể mới có được.

Mở ra cơ hội mới thông qua sự cộng tác.

Khi nói đến những hợp tác chiến lược thành công, sức mạnh tổng hợp của thương hiệu là chìa khóa chính.

Bằng cách hợp tác với một công ty có danh tiếng trong ngành của bạn, thương hiệu của bạn có thể được hưởng lợi từ những hiệu ứng hào quang của thương hiệu đó.

Advertisement

Trong bối cảnh kinh tế hiện tại, nhiều thương hiệu thậm chí còn cởi mở hơn trong việc hợp tác, vì chúng cung cấp một cách mới để tập hợp các nguồn lực với một công ty ngang hàng trong những thời gian đầy thách thức này.

Cách tiếp cận mới này mở ra cơ hội, chẳng hạn như phát triển trải nghiệm sản phẩm độc đáo cho phép bạn nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh của mình.

Bạn có thể thu hút đối tượng đã có của mình theo một cách mới, đồng thời tiếp cận khách hàng mới thông qua các kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ khác nhau, đồng thời bạn cũng có thể mở rộng sang các khu vực và thị trường mới.

Quan hệ đối tác thương hiệu cũng là một cách tuyệt vời để truyền cảm hứng cho sự đổi mới của thương hiệu.

Advertisement

Điều này có thể đặc biệt thú vị khi các thương hiệu từ hai ngành dọc khác nhau kết hợp với nhau để tạo ra một ưu đãi, sản phẩm hoặc chiết khấu mà nếu không có sự kết hợp đó thì sẽ không có sẵn những trải nghiệm tương tự cho người tiêu dùng.

Cách đánh giá xem mối quan hệ đối tác thương hiệu có phù hợp với doanh nghiệp của bạn hay không.

Trước khi bạn tiếp cận bất kỳ công ty nào, có 04 điều chính sau đây bạn cần xem xét khi tìm hiểu xem liệu mối quan hệ đối tác đó có phù hợp với thương hiệu hay KPIs kinh doanh của bạn hay không.

1. Tìm ra sự phù hợp tốt cho nhận diện thương hiệu của bạn.

Thương hiệu này có phù hợp với mục tiêu và giá trị của thương hiệu của bạn không?

Tiến hành nhiều nghiên cứu xem về cách các đối tác tiềm năng của bạn được đối tượng mục tiêu của chính họ nhìn nhận như thế nào.

Advertisement

Đọc blog công ty hay sản phẩm của họ để kiểm tra về những gì quan trọng đối với họ và khách hàng của họ, cũng như các kênh truyền thông mạng xã hội của họ.

Quan hệ đối tác sẽ giúp nâng cao thương hiệu của bạn chứ không phải làm tổn hại nó.

  • Có bất kỳ hoạt động hay tương tác nào mà bạn không muốn thương hiệu của mình được kết hợp với đối tác không?
  • Việc hợp tác với họ có thể làm tổn hại thương hiệu của bạn theo bất kỳ cách nào không?

Duy trì hình ảnh và danh tiếng của thương hiệu là điều rất quan trọng, nhưng an toàn thương hiệu là bước quan trọng đầu tiên thường bị bỏ qua.

Hành động bạn nên làm: Nghiên cứu thương hiệu để xem liệu nó có phù hợp với các giá trị kinh doanh và danh tiếng thương hiệu của bạn hay không.

Advertisement

2. Sự hợp tác này có ý nghĩa đối với khách hàng của bạn không?

Khai thác nhóm đối tượng mới của đối tác chiến lược được cho là lợi ích trọng tâm đối với các chương trình quan hệ đối tác, do đó, việc đảm bảo rằng đối tượng của bạn phù hợp là điều vô cùng quan trọng.

Xét cho cùng, sẽ chẳng có ích gì khi hợp tác cùng nhau nếu nhân khẩu học của bạn khác xa nhau. Những sự cộng tác có đối tượng trùng lặp tự nhiên có xu hướng hoạt động hiệu quả nhất, vì vậy đừng ép buộc mọi thứ chỉ để làm cho nó trở nên hiệu quả hơn.

  • Nỗi đau hay mối quan tâm của khách hàng của bạn là gì?
  • Có bất kì sự giao thoa nào với khách hàng của đối tác không? Sản phẩm hoặc dịch vụ của họ sẽ cung cấp giá trị gia tăng nào cho khách hàng của bạn?

Hành động bạn nên làm: Cân nhắc xem mối quan hệ hợp tác này có được khách hàng của bạn hoan nghênh hay không và sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có phù hợp với họ hay không.

3. Mở khóa các kênh truyền thông mới.

Xây dựng một kênh truyền thông mới có thể rất tốn kém. Bạn cần có thời gian, nỗ lực và đầu ra nội dung thường xuyên để thiết lập và phát triển bất kỳ kênh nào.

Advertisement

Việc khai thác vào những kênh đối tác hiện có cho phép bạn mở rộng phạm vi tiếp cận thương hiệu với mức chi tiêu tiết kiệm nhất cho thương hiệu của mình.

Hãy nghiên cứu xem đối tác của bạn đang sử dụng những kênh marketing nào để thu hút khách hàng của họ. Phạm vi tiếp cận của mỗi kênh là gì và các chỉ số về mức độ tương tác của họ là như thế nào?

Hành động bạn nên làm: Khám phá những kênh marketing mới mà sự hợp tác này có thể mở ra cho thương hiệu của bạn.

4. Đo lường thành công của bạn.

Có nhiều cách để xác định một mối quan hệ đối tác thành công, nhưng dù cho bạn chọn cách nào đi chăng nữa thì điều quan trọng là phải đảm bảo rằng bạn và đối tác của mình phù hợp với nhau về hình thức thành công.

Advertisement

Hãy nhớ rằng ROI không phải lúc nào cũng cần chuyển trực tiếp thành doanh số bán hàng, mà chúng có thể được đo lường bằng phạm vi tiếp cận của chiến dịch, mức độ tương tác của khách hàng, các phương tiện truyền thông tự nhiên mà khách hàng nói về bạn (earned media), mạng xã hội hoặc thậm chí mở rộng sang các thị trường mới.

Bạn cũng nên suy nghĩ xem liệu bạn có nhận được kết quả và tác động tương tự hay không nếu nó được thực hiện độc lập thay vì sự cộng tác với đối tác.

Hành động bạn nên làm: Đặt KPIs rõ ràng, xem xét thành công như thế nào về ROI và cách bạn xác định xem đây có phải là quan hệ đối tác một lần hay cộng tác lâu dài.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Advertisement

Huy Lâm | MarketingTrips 

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement