Skip to main content

Cách doanh nghiệp có thể tuyển dụng và làm việc hiệu quả với nhân tài Gen Z

20 Tháng Mười Hai, 2023

Nếu bạn hay doanh nghiệp của bạn đang tìm cách điều chỉnh chiến lược nhân tài của mình cho Gen Z thì bạn không hề đơn độc. Một trong những mối quan tâm cấp bách nhất của các nhà lãnh đạo nhân tài ở khắp mọi nơi trên thế giới đó là làm thế nào để thu hút và giữ chân nhân viên Gen Z.

Cách doanh nghiệp có thể tuyển dụng và làm việc với Gen Z
Cách doanh nghiệp có thể tuyển dụng và làm việc với Gen Z

Cũng giống như bất kỳ thế hệ nào khác, Gen Z có những đặc điểm, thách thức, điểm yếu và điểm mạnh riêng. Điều quan trọng mà các nhà lãnh đạo hay doanh nghiệp cần tập trung vào đó là hiểu và thích ứng với những sự khác biệt trong phạm vi phù hợp nhất có thể.

Gen Z (Thế hệ Z) là gì?

Gen Z hay thế hệ Z, là thế hệ gồm những người sinh từ năm 1996 đến năm 2010.

Gen Z được miêu tả là “Một thế hệ được hình thành bởi nhiều sự biến đổi, bao gồm đại dịch toàn cầu, sự phân biệt chủng tộc, bế tắc chính trị, khủng hoảng khí hậu và cả sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo”.

Gen Z cũng là thế hệ đầu tiên lớn lên hoàn toàn trong thời đại kỹ thuật số và do đó Gen Z cũng còn có một tên gọi khác đó là “Những đứa con kỹ thuật số” (Digital Natives).

Chính các yếu tố vĩ mô về môi trường mà Gen Z được sinh ra và lớn lên, nó tác động trực tiếp đến những đặc điểm tính cách chung của Gen Z, dưới đây là một số đặc điểm chính:

  • Am hiểu công nghệ: Gen Z là những người bản địa kỹ thuật số lớn lên cùng với Internet, điện thoại thông minh và mạng xã hội. Họ thường am hiểu công nghệ và có tính kết nối cao hơn so với các thế hệ trước đó như Baby Boomers, Gen X và Gen Y.
  • Không thích rủi ro: Phần lớn nhân viên Gen Z không thích rủi ro. Vì họ lớn lên trong bối cảnh cuộc Đại suy thoái diễn ra toàn cầu và bắt đầu đi làm trong thời kỳ đại dịch COVID-19, những giai đoạn bất ổn kinh tế lớn này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến họ hoặc gia đình họ, khiến họ trở nên sợ rủi ro hơn.
  • Độc lập: Internet cùng với đó là sự tiến bộ của yếu tố công nghệ đã cung cấp cho Gen Z khả năng tiếp cận kho kiến thức và thông tin khổng lồ, khiến họ quen với việc tìm kiếm các câu trả lời trên Internet hơn là đi xin lời khuyên từ các thế hệ “cha anh”.
  • Cạnh tranh: Lớn lên trong thời kỳ suy thoái và chứng kiến cha mẹ mình gặp không ít khó khăn, Gen Z trở nên cạnh tranh hơn khi nói đến việc đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình. Phần lớn trong số họ sẵn sàng làm việc chăm chỉ để đạt được sự phát triển nghề nghiệp (và họ muốn được công nhận và cảm thấy sự chăm chỉ của họ có giá trị).
  • Cởi mở: Cởi mở và sẵn sàng kết nối là một đặc điểm đặc trưng khác của Gen Z. Lớn lên trong một xã hội toàn cầu đa dạng và liên kết chặt chẽ với nhau, Gen Z coi trong sự công bằng và minh bạch.

Những phương pháp hay nhất để tuyển dụng các nhân tài Gen Z.

Gen Z sẽ chiếm khoảng 27% lực lượng lao động ở các nước OECD vào năm 2025 và con số này còn tăng hơn nữa khi họ tiếp tục đến độ tuổi lao động và thế hệ Baby Boomers đến thời kỳ nghỉ hưu.

Vì sớm muộn gì Gen Z cũng sẽ là lực lượng lao động chính, việc doanh nghiệp xây dựng sớm các chiến lược tuyển dụng nhân tài sẽ là tiền đề để thúc đẩy chất lượng nhân sự của doanh nghiệp và hơn thế nữa.

Dưới đây là một số chiến lược tuyển dụng nhân viên Gen Z mà doanh nghiệp có thể tham khảo.

1. Mang đến các cơ hội phát triển nghề nghiệp hấp dẫn.

Với nhiều người Gen Z, thăng tiến hay cơ hội phát triển bản thân thậm chí còn quan trọng hơn cả các khoản tiền lương hàng tháng mà họ có thể nhận được.

Một cuộc khảo sát của LinkedIn cho thấy có đến 40% ứng viên Gen Z sẽ sẵn sàng chuyển việc và giảm lương từ 2% đến 5% để đổi lấy cơ hội phát triển tốt hơn. Gen Z có khả năng ưu tiên các cơ hội thăng tiến trong doanh nghiệp cao hơn 47% và có khả năng ưu tiên các cơ hội phát triển kỹ năng mới cao hơn 45% so với các thế hệ khác.

Đầu tư vào con đường phát triển nghề nghiệp của nhân viên theo đó có thể giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân viên Gen Z hiệu quả hơn. Tìm hiểu về mục tiêu nghề nghiệp của các nhân viên Gen Z, vạch ra cho họ con đường sự nghiệp và cơ hội phát triển, cùng với đó là cung cấp các hướng dẫn rõ ràng về cách họ có thể đạt được mục tiêu chính là chìa khoá cho doanh nghiệp.

2. Cung cấp sự linh hoạt trong công việc.

So với các thế hệ khác, nhân viên Gen Z ít gắn bó nhất hay nói cách khác họ dễ dàng rời bỏ doanh nghiệp nhất. Với các doanh nghiệp không thể đưa ra các chế độ làm việc linh hoạt, 72% Gen Z nói rằng họ có thể nghỉ việc, con số này với Gen Y là 69%, Gen X là 53% và 59% là của Baby Boomers.

Hơn nữa, 32% nhân viên Gen Z sẽ sẵn sàng giảm lương từ 2% đến 5% để đổi lấy lịch làm việc kết hợp (Hybrid Work) và 38% sẵn sàng giảm lương để có được cái gọi là cân bằng giữa công việc và cuộc sống (work-life balance) tốt hơn.

Để có thể thu hút và giữ chân nhân viên Gen Z tốt hơn, doanh nghiệp có thể cung cấp các chế độ làm việc linh hoạt, đó có thể làm làm việc kết hợp giữa văn phòng và tại nhà hoặc xen kẻ lịch làm việc linh hoạt từ các ngày trong tuần.

3. Đưa ra mức lương và phúc lợi cạnh tranh.

Lương thưởng không phải lúc nào cũng là yếu tố quan trọng nhất khi đánh giá cơ hội việc làm, nhưng nó hiếm khi là điều không quan trọng dù là với thế hệ nào.

Người lao động Gen Z có nhiều khả năng cảm thấy họ bị doanh nghiệp trả lương thấp, hơn một nửa (57%) cho rằng họ kiếm được ít hơn mức họ xứng đáng được nhận.

Một mức lương cạnh tranh theo đó có thể giúp doanh nghiệp thu hút các thế hệ lao động trẻ hiệu quả hơn – miễn là các nhu cầu khác của họ được đáp ứng. Khi được hỏi họ muốn người sử dụng lao động (doanh nghiệp) tập trung vào lợi ích nào nhất, 39% xếp việc sắp xếp công việc linh hoạt là ưu tiên hàng đầu.

Các gói lương thưởng toàn diện, cạnh tranh sẽ thu hút hầu hết người tìm việc, bao gồm cả các nhân tài Gen Z.

4. Tập trung vào tuyển dụng dựa trên kỹ năng.

Gen Z không có nhiều kinh nghiệm làm việc như các thế hệ cũ nhưng bù lại họ có các kỹ năng và mong muốn học hỏi thêm các kỹ năng mới nhiều hơn. Hơn 3/4 (76%) nhân viên Gen Z tin rằng học tập là chìa khóa dẫn đến sự nghiệp thành công và họ dành nhiều thời gian hơn 12% cho việc học tập để xây dựng các kỹ năng cứng.

Doanh nghiệp cần đánh giá ứng viên dựa trên kỹ năng của họ, thay vì kinh nghiệm làm việc hoặc trình độ học vấn trong quá khứ, điều này vừa sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn cho Gen Z và vừa mở rộng khía cạnh tuyển người của doanh nghiệp.

5. Ưu tiên sự đa dạng, công bằng và hòa nhập.

Những nhà tuyển dụng ủng hộ sự đa dạng, công bằng và hòa nhập (DEI) sẽ không chỉ thu hút mạnh mẽ các nhân tài Gen Z mà còn xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh giúp giữ chân họ tốt hơn.

Khoảng 3.4 nhân viên Gen Z (74%) nói rằng điều quan trọng đối với họ là được làm việc tại một doanh nghiệp có ưu tiên DEI.

Điều này vượt ra ngoài sự nhấn mạnh về giới tính và chủng tộc, mà còn bao gồm cả khuynh hướng tình dục, khả năng, tuổi tác, tôn giáo và các tình trạng khác.

Trong tài liệu xây dựng thương hiệu của nhà tuyển dụng (Employer Branding) và trong suốt quá trình tuyển dụng, doanh nghiệp cần truyền tải được các cam kết về DEI để ứng viên có thể nhận diện được và từ đó sẵn sàng kết nối và cống hiến.

6. Làm nổi bật văn hóa và giá trị công ty của bạn.

Gen Z cũng muốn nhiều hơn một công việc đơn thuần; họ muốn tìm những cơ hội hỗ trợ mục tiêu và đam mê của họ.

Ví dụ: 80% Gen Z sẽ rời bỏ vai trò của mình để tìm kiếm các cơ hội mới tốt hơn, phù hợp hơn với các giá trị cá nhân của họ.

Và 74% nói rằng điều quan trọng đối với họ là được làm việc tại một doanh nghiệp có chính sách và hoạt động phù hợp với niềm tin cá nhân của họ.

Với góc nhìn doanh nghiệp, việc giúp ứng viên hiểu được giá trị của doanh nghiệp và những điều làm nên sự độc đáo của văn hóa doanh nghiệp chính là nền tảng.

Liệu doanh nghiệp có cam kết ESG không, có ưu tiên tính bền vững không, có ưu tiên trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội (CSR) không và hơn thế nữa.

Hãy nỗ lực thực hiện lời hứa để giữ chân nhân tài Gen Z.

Việc tuyển dụng được các nhân viên Gen Z chỉ mới là một phần của chặng đường, làm sao để giữ chân được họ, khiến họ cống hiến nhiều hơn là một phần khác.

Doanh nghiệp phải thực hiện những lời hứa đã đưa ra trong quá trình tuyển dụng, từ cơ hội phát triển nghề nghiệp, cam kết DEI hay các trách nhiệm khác với xã hội. Vốn coi trọng hành động và tính xác thực, Gen Z sẽ quan sát nhiều hơn là lắng nghe các tuyên bố một chiều từ doanh nghiệp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …