Skip to main content

Thương hiệu cần làm gì khi giới trẻ xa rời quảng cáo truyền thống

10 Tháng Mười Hai, 2020

Sau đại dịch, các thương hiệu cần tập trung chủ yếu vào việc làm thế nào để trở nên gần gũi hơn và xuất hiện nhiều hơn trong các cuộc trò chuyện hằng ngày của người tiêu dùng bằng cách xây dựng hình ảnh và cá tính riêng của mình.

Đại dịch đang khiến những chuyển đổi số trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Với kinh nghiệm thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất từ trước đến nay, Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội ngày càng tăng tốc khi các mảng phát triển công nghệ chủ chốt như FinTech và thương mại điện tử bắt đầu nhập cuộc.

Đáng chú ý, các thương hiệu từ lớn đến nhỏ hiện đang khai thác các nền tảng nội dung như TikTok để phát trực tiếp như một kênh thu hút người tiêu dùng mới.

Advertisement

“Chúng tôi nhận thấy đại dịch đang khơi dậy các xu hướng có từ trước, chẳng hạn như chủ đề số hóa của Việt Nam và sức ảnh hưởng của nội dung trên các kênh truyền thông xã hội đối với người tiêu dùng”, ông Raphael Lachkar, Giám đốc điều hành Vero cho biết.

Ông Raphael chỉ ra, từ việc cơ quan nhà nước sử dụng TikTok để truyền đạt các hướng dẫn về an toàn trong mùa đại dịch Covid-19 cho thấy, rõ ràng là các thương hiệu cần phải ngày càng linh hoạt để bắt kịp với những hành vi thay đổi của người tiêu dùng nhằm đẩy mạnh sự hiện diện của thương hiệu trong một thị trường rộng lớn.

Tính linh hoạt đã được chứng minh là yếu tố duy nhất bất biến của bất kỳ tổ chức nào để điều hướng cách thức hoạt động và tồn tại trong diễn biến phức tạp của đại dịch.

Theo ông Raphael, giới tiêu dùng trẻ tuổi của Việt Nam đang dần rời xa các cách thức quảng cáo truyền thống. Trong khi đó, sáu kênh tiếp cận các thương hiệu có uy tín được người tiêu dùng ngày nay đánh giá cao là qua bạn bè, thành viên gia đình, quảng cáo qua facebook và instagram, đồng nghiệp, các blogger trên mạng, và quảng cáo qua TV.

Advertisement

Có thể thấy, trước đây, quảng cáo qua TV có sức ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng nhưng sức ảnh hưởng của kênh này đã giảm sút.

Đại dịch đã đẩy người tiêu dùng lên các kênh trực tuyến nhiều hơn và thay đổi thói quen và hành vi của họ. Những người lớn tuổi trước nay không hề có khái niệm “online” thì nay cũng đã trở thành một phần trong cộng đồng những người mua sắm trực tuyến.

Còn với đối tượng khách hàng tiềm năng là Gen Y (sinh ra từ năm 1980 – 1994) và Gen Z (sinh ra từ năm 1995 – 2010), một chiếc điện thoại thông minh là điều không thể thiếu, cuộc sống trên mạng của họ vô cùng sôi động và ngày càng chân thực.

Họ có xu hướng thể hiện cảm xúc và quan điểm của mình trên mạng xã hội trước khi tìm đến phản ánh với thương hiệu, và thậm chí họ không muốn phản ánh với thương hiệu.

Advertisement

Cũng vì vậy mà người tiêu dùng có thể chủ động tìm kiếm và chứng thực thông tin về sản phẩm và dịch vụ của một thương hiệu thay vì phụ thuộc vào những chiến dịch quảng cáo mang tính một chiều.

Cách thức quảng cáo một chiều khi thương hiệu đứng từ xa và “ra rả” về sản phẩm và dịch vụ của mình sẽ mất dần tính hiệu quả. Thay vào đó, các thương hiệu cần chú trọng yếu tố cộng đồng khi thực hiện các chiến dịch.

Điều này có nghĩa là sau đại dịch, các thương hiệu cần tập trung chủ yếu vào việc làm thế nào để trở nên gần gũi hơn và xuất hiện nhiều hơn trong các cuộc trò chuyện hằng ngày của người tiêu dùng bằng cách xây dựng hình ảnh và cá tính riêng của mình.

Xây dựng cho mình một cá tính riêng, thương hiệu sẽ được cộng đồng chấp nhận và đưa thương hiệu vào cộng đồng đó.

Advertisement

Các chuyên gia trong ngành truyền thông đánh giá, địa phương hóa và bắt kịp xu hướng hành vi của người tiêu dùng là chìa khóa để duy trì sự kết nối với thị trường.

Trong khi người tiêu dùng đang ngày càng trở nên thông minh và cẩn trọng hơn khi quyết định dành niềm tin cho một thương hiệu xuất hiện ở các kênh quảng cáo truyền thống thì những người có tầm ảnh hưởng trong cộng đồng họ tham gia (influencer) cũng như chính cộng đồng đó ngày càng được tin tưởng.

Trích dẫn báo cáo “Influencer mới tại Việt Nam: Gen Z và Gen Y đang đặt niềm tin vào ai?” do Vero thực hiện, ông Raphael cho biết, chỉ 30% người tham gia khảo sát cho rằng các influencer cũng chẳng khác gì một kênh quảng cáo thông thường.

Trong khi đó, có tới 66% người trả lời khẳng định thường có xu hướng sẽ tin tưởng một thương hiệu nhiều hơn sau khi thấy một influencer đăng tải nội dung liên quan hoặc nói về thương hiệu đó.

Advertisement

Khảo sát của Vero cũng chỉ ra, 70% số người theo dõi được khảo sát cho hay influencer thật sự tin vào thương hiệu mà họ quảng cáo, cho dù họ được nhãn hàng trả tiền để làm điều đó. Điều này khiến họ khác biệt so với quảng cáo thông thường, và đó cũng chính là giá trị cốt lõi của influencer.

Khán giả ngày nay xem influencer là nguồn thông tin và cũng là người chia sẻ và đồng điệu với họ. Chính vì vậy, các influencer giúp các thương hiệu kết nối trực tiếp với những nhóm khán giả cụ thể để xây dựng sự tin tưởng và tối đa hóa khả năng tiếp cận.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Advertisement

Theo The Leader

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

OpenAI được cho là đang phát triển trình duyệt web AI riêng

25 Tháng Mười Một, 2024
OpenAI được cho là đang phát triển trình duyệt web riêng, tích hợp chặt chẽ với ChatGPT và nhiều …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement