Skip to main content

Bài học Marketing của ứng dụng 27 tỷ USD Slack

15 Tháng Mười Hai, 2022

Là một trong những ứng dụng quản lý công việc và đội nhóm lớn nhất toàn cầu với giá trị hơn 27 tỷ USD, Slack từng có một bài học Marketing mà mọi thương hiệu hay Marketer đều có thể học hỏi.

Bài học Marketing của ứng dụng 27 tỷ USD Slack
Bài học Marketing của ứng dụng 27 tỷ USD Slack

Vào năm 2013, ứng dụng Slack đã phải đối mặt với một vấn đề marketing mà chắc chắn nhiều doanh nghiệp khác cũng có thể gặp phải đó là trong khi Slack là một ứng dụng hữu ích giúp các thành viên hay đội nhóm cộng tác với nhau hiệu quả hơn, khách hàng khi đó lại không có ý định tìm kiếm tính năng này.

Cũng tương tự như bất cứ sản phẩm nào khác, dù đó là các ứng dụng công nghệ hay đơn giản chỉ là các mặt hàng tiêu dùng thông thường, mọi người sẽ tìm kiếm các sản phẩm hay giải pháp để giải quyết các vấn đề hay “nỗi đau” của họ.

Từ góc nhìn này, rõ ràng là nếu Slack muốn tiếp cận khách hàng và bán hàng thì là không thể vì khách hàng hiện không có nhu cầu.

Advertisement

Vấn đề ở đây là gì? Là các giải pháp (mà Slack đang cung cấp) sẽ không phải là giải pháp nếu khách hàng của họ không nhận ra rằng họ đang gặp những vấn đề cụ thể nào đó.

Ông Stewart Butterfield, chính là nhà sáng lập của Slack chia sẻ:

“Vị trí của chúng tôi khác với vị trí của nhiều công ty mới khác: Chúng tôi không tranh giành khách hàng trong một thị trường rộng lớn, một thị trường có các nhu cầu đã được xác định hay định hình rõ ràng.

Chúng tôi đã bắt đầu với một thị trường mới, và điều đó có nghĩa là chúng tôi không thể giới hạn bản thân trong việc điều chỉnh hay cải tiến sản phẩm; chúng tôi cần điều chỉnh và thay đổi nhu cầu của thị trường.”

Advertisement

Vậy chiến lược Marketing của Slack trong trường hợp này là gì?

Là thay vì cố gắng thuyết phục hay bán những thứ mà hiện khách hàng cho là họ không cần, Slack chuyển sang bán tầm nhìn của sản phẩm hay một nói một cách dễ hiểu hơn là “thay vì bán những thứ đáp ứng cho nhu cầu hiện có của khách hàng, Slack bán một hình ảnh khác về con người mà khách hàng sẽ muốn trở thành trong tương lai.”

Slack đã tập trung các hoạt động marketing lẫn phát triến sản phẩm theo hướng hướng về tương lai, đó là những gì mà khách hàng của họ muốn trở thành:

  • Làm việc năng suất và hiệu quả khi thông tin giữa các thành viên được truyền đạt một cách rõ ràng.
  • Làm chủ thông tin của chính họ và không bị quá tải hay choáng ngợp với các luồng công việc liên tục được cập nhật.
  • Luôn hiểu rõ tiến độ của các thành viên, do đó chủ động làm việc nhiều hơn.
  • Các giao tiếp sẽ trở nên có mục đích hơn khi các thành viên đều phải hướng tới mục đích chung.

CEO Slack cho biết:

Advertisement

“Chúng tôi không bán sản phẩm, chúng tôi đang bán các giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng quá tải thông tin, giảm bớt căng thẳng và có thể tạo ra nhiều giá trị mới cho tổ chức.

Chúng tôi đang giúp cho các đội nhóm làm việc hiệu quả hơn. Đó cũng chính là lý do mà khách hàng bắt đầu chọn sử dụng Slack.”

Là khách hàng? Họ không quan tâm đến những gì bạn bán, cũng tương tự như Slack, họ cũng không bán sản phẩm, họ chỉ đang hỗ trợ các đội nhóm để họ có thể làm việc hiệu quả hơn và có nhiều giá trị hơn.

Khách hàng về bản chất chỉ quan tâm đến những gì họ nhận được. Làm thế nào doanh nghiệp có thể giải quyết các vấn đề của họ. Giúp họ cảm nhận. Và hơn thế nữa.

Advertisement

Bài học được rút ra ở đây là gì?

Nếu bạn đã tạo ra một thứ gì đó mới hoặc đang cố gắng tiếp cận một thị trường mới hay muốn khác biệt so với đối thủ, đừng cố gắng để bán sản phẩm, hãy bán giải pháp.

Bạn càng làm tốt điều này, bạn càng có thể chia sẻ những tầm nhìn mới (tốt hơn) về con người mà khách hàng của bạn muốn trở thành, bạn càng giúp họ sống tốt hơn thì bạn càng có nhiều khả năng hơn để chiếm lĩnh thị trường.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Advertisement

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement