Skip to main content

Cách thích ứng chiến lược Digital Marketing cho tương lai

21 Tháng Mười Một, 2021

Người làm marketing cần phải thiết kế các chiến lược digital marketing có thể thích ứng với thế giới mới đang luôn thay đổi.

Cách thích ứng chiến lược Digital Marketing cho tương lai

Sự thay đổi nhanh chóng của các yếu tố công nghệ và xu hướng digital marketing mới đã khiến nhiều thương hiệu phải đánh giá lại chiến lược của họ.

Sau đại dịch Covid-19, những người làm marketing đã rút ra được một bài học kinh nghiệm rằng họ cần phải chủ động nhiều hơn, nhanh nhẹn hơn trong các bản kế hoạch hay chiến lược của mình nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất trước những sự kiện bất ngờ.

Advertisement

Đại dịch đã thực sự làm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi chỉ trong khoảng 2 năm, điều mà đáng lẻ ra chúng ta phải mất nhiều hơn rất nhiều thời gian để thay đổi.

Và cũng bởi lẽ đó, giá trị của ngành thương mại điện tử đang có mức tăng trưởng của 10 năm chỉ trong ba tháng đầu tiên.

Theo báo cáo thông tin chi tiết về kinh doanh của McKinsey, 75% người tiêu dùng tại Mỹ đã thử các cửa hàng, website và thương hiệu khác nhau trong suốt thời gian xảy ra đại dịch.

Hơn thế nữa, 65% trong số những người tiêu dùng này kỳ vọng sự có mặt của những thương hiệu đã thử đó vào cuộc sống của họ hậu COVID.

Advertisement

Ngoài việc phải thích nghi nhanh với những hành vi đang thay đổi của người tiêu dùng, các thương hiệu còn phải đối mặt với hai thách thức khác trong vài năm vừa qua: sự chấm dứt cookies của bên thứ ba và sự ra đời của nhiều quy định mới về quyền riêng tư dữ liệu.

Các công ty công nghệ lớn như Google, Facebook hay Apple…cũng đang thay đổi cách nền tảng của họ theo dõi người dùng sao cho phù hợp với tương lai mới.

Tất cả những điều này, như một động lực tất yếu buộc tất cả những người làm marketing nói chung và digital marketing nói riêng phải tìm ra các cách mới để thích nghi, họ cần tìm ra phương pháp tiếp cận phù hợp với khách hàng của họ trong một tương lai kỹ thuật số sẽ tập trung nhiều hơn vào quyền riêng tư.

Advertisement

Thay vì chờ đợi các cơ hội để thay đổi, các nhà tiếp thị sẽ khôn ngoan hơn nhiều nếu họ sớm bắt đầu lên kế hoạch và thích nghi dần với các chiến dịch của mình.

Dưới đây là một số cách họ có thể làm để thích ứng nhanh hơn các chiến lược Digital Marketing của thương hiệu tới tương lai.

Tích hợp công nghệ và dữ liệu.

Theo một nghiên cứu từ McKinsey, những doanh nghiệp có hiệu suất cao trong đại dịch, ít nhất là hơn 20% so với các công ty còn lại – đang đặt cược nhiều hơn vào yếu tố tích hợp dữ liệu và công nghệ.

Họ đang tận dụng nhiều hơn các công nghệ đám mây và cơ sở hạ tầng, họ có nguồn dữ liệu chung cho cả tổ chức và luôn cập nhật các công nghệ hiện đại nhất, tất cả những điều này đã mang lại cho họ sự nhanh nhẹn và linh hoạt hơn.

Advertisement

Các thương hiệu theo đó không nên chỉ tập trung vào việc áp dụng các công nghệ mới mà còn phải thử nghiệm và thực sự nhanh nhạy. Điều này có thể giúp đảm bảo các đội nhóm marketing đang được thiết lập tốt nhất để giải quyết những thay đổi từ thị trường.

Các công ty nhanh nhẹn và thích ứng nhanh hơn đang làm tốt hơn các công ty còn lại và dĩ nhiên họ cũng có được một tỷ suất lợi nhuận tốt hơn.

Triển khai các chiến thuật tương tác và nhận diện khách hàng mới.

Khi cookies của bên thứ ba dần mất đi, các thương hiệu có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mới về khả năng nhận diện khách hàng của họ.

Việc triển khai các công nghệ nhận diện khách hàng mới để thay thế cho cookies của bên thứ ba là điều hết sức quan trọng và cần triển khai sớm, tuy nhiên, dù cho bạn đang sử dụng công nghệ hay giải pháp nào, thì khách hàng vẫn nên được đặt ưu tiên hàng đầu.

Advertisement

Nhiều người làm marketing thường quá tập trung vào việc thu thập dữ liệu mà quên đi trải nghiệm của người dùng. Nếu các thương hiệu có thể làm tốt cả hai vấn đề này trong chiến lược của mình, việc thu thập dữ liệu khách hàng sẽ trở nên có ý nghĩa hơn nhiều.

Ưu tiên quyền riêng tư và sự đồng ý việc thu thập dữ liệu từ phía người dùng.

Quyền riêng tư là yêu cầu tất yếu của tương lai. Bạn cần hiểu bạn đang thu thập điều gì từ khách hàng và bạn sẽ làm gì với nó.

Nếu không tập trung vào quyền riêng tư và sự đồng ý của khách hàng cần được đưa vào các chiến lược thu thập dữ liệu, những người làm marketing sẽ sớm nhận nhiều thua thiệt trong bối cảnh kỹ thuật số mới này.

Về cơ bản, trong khi khách hàng muốn dữ liệu của họ được tôn trọng hay được sử dụng đúng mục đích từ các thương hiệu, họ cũng mong muốn nhận được những nội dung được cá nhân hoá. Và đây cũng là bài toán mà các thương hiệu cần phải giải quyết.

Advertisement

Đầu tư vào con người và quy trình.

Trong bối cảnh mới, ngoài những thứ hiện có, các doanh nghiệp cần có thêm những vị trí mới, những kỹ năng mới và cả những mối quan hệ đối tác mới cần thiết để phát triển.

Các đội nhóm trong doanh nghiệp đang phải làm những điều mà họ chưa bao giờ làm trước đây theo những cách mà họ chưa từng thử.

Hàng loạt các xu hướng kỹ thuật số mới, các quy định về quyền riêng tư và công nghệ mới, và doanh nghiệp từ đây cũng cần có những con người mới. Họ sẽ là những người chịu trách nhiệm chính về sự phát triển của doanh nghiệp thông qua các nền tảng kỹ thuật số.

Chúng ta hiểu rằng, nếu tất cả mọi thứ đã thay đổi, làm thế nào chúng ta có thể mong đợi nhận được những kết quả như chúng ta từng có với chiến lược cũ?

Advertisement

Đôi ngũ của chúng ta cũng cần hiểu và thích nghi với điều này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement