Skip to main content

Competitive insight: Làm thế nào để ứng dụng trong doanh nghiệp

4 Tháng Sáu, 2023

Competitive insight là khái niệm mô tả việc luôn theo dõi và thấu hiểu đối thủ cạnh tranh, từ góc độ làm kinh doanh hay marketing, điều này có thể đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn theo sát các diễn biến trên thị trường, nhìn nhận mọi thứ từ góc nhìn của đối thủ và hơn thế nữa.

Competitive insight: Làm thế nào để ứng dụng trong doanh nghiệp
Competitive insight: Làm thế nào để ứng dụng trong doanh nghiệp

Khi xem xét đến khái niệm Competitive insight, người làm marketing hay nhà lãnh đạo doanh nghiệp ngầm hiểu rằng, để có được cái gọi là lợi thế cạnh tranh trên thị trường, điều cần thiết là phải nhìn nhận mọi thứ từ quan điểm của đối thủ cạnh tranh (Competitor).

Nhiều chuyên gia trong ngành marketing và phân tích cạnh tranh đề cao việc sử dụng Competitive insight hay Sự hiểu biết sâu sắc về đối thủ, coi đây là một bước tiến từ trí thông minh cạnh tranh (competitive intelligence) trong kinh doanh.

Khi các nhà lãnh đạo không coi trọng đối thủ cạnh tranh, họ sẽ dần mất cảnh giác và không thể hành động hoặc phản ứng một cách hiệu quả trước đối thủ.

Advertisement

Về mặt tổng thể, Competitive insight bao gồm 4 phần với mục tiêu cuối cùng là biến các dữ liệu (Data) có được thành các hành động cụ thể.

Phần đầu tiên được gọi là thông tin tình báo cạnh tranh tiêu chuẩn: xem xét các báo cáo hàng năm, báo cáo doanh thu, lợi nhuận… của đối thủ cạnh tranh.

Sau khi có được các dữ liệu này, phần thứ hai liên quan đến việc hiểu những công cụ mà đối thủ cạnh tranh sẽ tận dụng để đưa ra các lựa chọn mang tính chiến lược với dữ liệu đó.

Phần thứ ba, khi phân tích đối thủ, điều quan trọng là phải hiểu về bản thân những người ra quyết định bằng cách xem xét hành động của họ trong quá khứ.

Advertisement

Một CEO có kiến thức nền tảng về Marketing sẽ đưa ra những lựa chọn rất khác so với một CEO vốn xuất thân và mạnh về tài chính.

Cuối cùng, các doanh nghiệp nên đưa ra những dự đoán ngắn hạn về cách đối thủ cạnh tranh có thể hành động và nhanh chóng thay đổi hướng đi nếu chúng được chứng minh là sai. Điều này cũng tương tự khi bạn chơi cờ vua — bạn luôn cần đi trước đối thủ một hoặc hai bước, suy nghĩ và chuẩn bị cho nước đi tiếp theo của họ và luôn sẵn sàng thay đổi nếu họ thay đổi chiến thuật (không theo cách bạn dự đoán).

Nếu bạn đoán đúng, điều đó cho thấy rằng bạn đang đi đúng hướng trong việc hiểu đối thủ cạnh tranh của mình, khi này bạn cần tiếp tục duy trì.

Ngược lại, nếu những gì bạn dự báo là sai, hãy nhanh chóng tìm hiểu lý do tại sao và thay đổi hướng đi nhanh nhất có thể.

Advertisement

Một khi bạn biết được sai lầm của mình nằm ở đâu, bạn có thể thay đổi cách bạn thu thập thông tin về đối thủ để từ đó đưa ra những dự đoán tốt hơn trong tương lai. Dự đoán của bạn sẽ ngày càng tốt hơn theo thời gian khi bạn lặp lại quy trình này.

Đừng tin tưởng hoàn toàn vào AI khi phân tích Competitive insight.

Trong những tháng trở lại đây, mà chính xác là kể từ khi các chatbot AI như ChatGPT hay Google Bard ra đời, thuật ngữ AI càng trở nên “bình dân” hơn bao giờ hết.

Trong khi khó có thể phủ nhận vai trò của AI trong việc thu thập, phân tích và tổ chức dữ liệu, không phải mọi hoạt động kinh doanh đều có thể tin tưởng và giao phó cho AI.

Vấn đề ở đây là, các đối thủ cạnh tranh không phải lúc nào cũng tuân theo các khuôn mẫu có thể dự đoán được và AI thì hiện vẫn thiếu yếu tố trực giác của con người.

Advertisement

Trong trường hợp này, cách tiếp cận đúng cho các doanh nghiệp nên là khai thác năng lực chuyên môn của con người (nhân viên) từ nhiều khía cạnh khác nhau, những kết luận đúng đắn nên hài hoà giữa yếu tố công nghệ và trực giác của con người.

Biến sự hiểu biết thành hành động.

Về bản chất, việc có được những sự hiểu biết sâu sắc về đối thủ hay Competitive insight sẽ không có ý nghĩa gì nếu nó không thực sự ảnh hưởng đến cách mà doanh nghiệp ra quyết định. Doanh nghiệp có thể khai thác các dữ liệu có được theo 3 cách: thông qua con người, quy trình và hiệu suất.

Với yếu tố con người, hãy xem xét việc doanh nghiệp nên tuyển ai, họ cần có những năng lực gì và doanh nghiệp cần bao nhiêu người.

Yếu tố quy trình liên quan đến việc tìm kiếm các phương pháp, nền tảng hay cách thức tiếp cận đúng cho doanh nghiệp.

Advertisement

Cuối cùng, yếu tố hiệu suất đề cập đến việc đo lường những giá trị mà doanh nghiệp có được khi theo dõi và thấu hiểu về đối thủ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement

Advertisement