Skip to main content

Công thức viết Storytelling: Một vài nguyên tắc đơn giản cần biết

18 Tháng Mười Một, 2023

Trong khi storytelling hay nghệ thuật kể chuyện (thương hiệu) là kỹ năng quan trọng hàng đầu của không chỉ người làm marketing mà còn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, tìm được một công thức viết Storytelling lại khá khó khăn với không ít người. Cùng khám phá chi tiết công thức Storytelling qua bài viết này.

Công thức viết Storytelling
Công thức viết Storytelling: Một vài nguyên tắc đơn giản cần biết

Dù với tư cách là một nhà lãnh đạo doanh nghiệp hay marketer, bạn đều nên nhận thấy rằng storytelling là kỹ năng không thể thiếu trong bối cảnh kinh doanh hiện tại, khi sự khác biệt về sản phẩm không còn quá lớn, và khi hành vi và nhu cầu của người tiêu dùng đang ngày càng thay đổi nhanh chóng.

Để có thể có được một “vị trí” tốt trong tâm trí của khách hàng hay công chúng, các chiến thuật làm marketing đơn thuần (nếu không muốn nói là nhàm chán) như quảng cáo, tiếp thị nội dung hay tiếp thị người có ảnh hưởng là chưa đủ để tạo ra những hiệu ứng mạnh mẽ và lâu dài.

Người tiêu dùng hiện đại ngày nay nhìn nhận về thương hiệu một cách khá cởi mở và đa khía cạnh, nó không chỉ là về giá bán, các chương trình khuyến mãi hay chất lượng sản phẩm mà còn cả về cách thương hiệu được nói về.

Với tư cách là một nhà lãnh đạo hay người đứng đầu doanh nghiệp, bạn cần tạo ra những câu chuyện có ý nghĩa, gắn thương hiệu với yếu tố con người, với cuộc sống của người tiêu dùng và hơn thế nữa.

Storytelling là gì?

Được sử dụng rộng rãi trong phạm vi kinh doanh và ngành marketingStorytelling là khái niệm đề cập đến cách mà một cá nhân, một tổ chức hay đơn vị nào đó sử dụng các câu chuyện để minh hoạ cho những nội dung mà họ muốn truyền tải đến một bên thứ ba nào đó.

Dù cho bạn đang làm Storytelling hay Kể chuyện trên phương tiện hay nền tảng nào, với định dạng nội dung (Content Format) là gì thì mục tiêu cuối cùng của việc sử dụng Storytelling vẫn là làm cho các nội dung đang được truyền tải trở nên rõ ràng, lôi cuốn và được ghi nhớ tốt hơn.

Storytelling cũng có thể được hiểu theo nghĩa là Nghệ thuật kể chuyện.

Tại sao Storytelling lại quan trọng đối với các nhà lãnh đạo và người làm marketing (và công thức storytelling như thế nào)?

  • Storytelling khiến sản phẩm và dịch vụ trở nên có giá trị và ý nghĩa hơn (cảm giác được sở hữu mạnh hơn).

Như đã đề cập ở trên, không phải các sản phẩm hay dịch vụ mà chính là các câu chuyện (story) mới có thể đủ sức mạnh để tạo ra những thứ thực sự có ý nghĩa vừa mang tính kết nối, xây dựng và truyền cảm hứng.

Có một nghiên cứu kể rằng, khi các nhà nghiên cứu tìm cách để bán giá cao nhất có thể với những sản phẩm chỉ đáng giá vài xu, để làm được điều này, họ đã xây dựng nên những câu chuyện gắn liền với từng đồ vật, thậm chí là có một số đồ vật được gắn liền với cả câu chuyện lịch sử.

Kết quả là họ không chỉ bán được hàng với giá cao hơn gấp nhiều lần, mà bản thân người mua cũng cảm thấy hạnh phúc và thoả mãn hơn vì thứ họ sở hữu không phải là một sản phẩm hay đồ vật thông thường (vô tri), mà đó là những thứ “có giá trị” gắn liền với những câu chuyện có ý nghĩa.

Ở khía cạnh kinh doanh hiện đại, khi đối diện với bạn là những người tiêu dùng có ý thức, hiển nhiên, bạn không thể (hoặc hy hữu) biến một thứ vô giá trị thành một thứ có giá trị, thứ mà bạn có thể làm đó là bạn không chỉ bán các sản phẩm ở khía cạnh vật lý như tính năng, công dụng hay giá cả, bạn cũng cần xây dựng các câu chuyện gắn liền với nó.

Giá trị của các sản phẩm càng cao (giá bán càng cao) thì các câu chuyện hay nghệ thuật làm storytelling càng trở nên quan trọng.

  • Storytelling giúp gắn kết mọi người tốt hơn.

Dù là với người tiêu dùng, nhân viên, công chúng hay bất cứ ai, cảm xúc luôn là thứ quan trọng để tạo ra hoặc phá vỡ những kết nối.

Khi doanh nghiệp, thương hiệu hay các sản phẩm là những thứ có ý nghĩa gắn liền với những câu chuyện rõ ràng, nó cho phép cả những người bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp kết nối với nhau tốt hơn vì một mục tiêu và sứ mệnh cao hơn.

Các câu chuyện cũng có thể khiến cho nhân viên biết rằng mọi hành động của họ luôn đóng góp vào sự thịnh vượng của một tập thể, và nó cũng báo hiệu cho khách hàng biết rằng mọi tương tác của họ với thương hiệu đều được ghi nhận và cũng là một phần không thể thiếu của các câu chuyện lớn hơn.

  • Storytelling cũng đóng vai trò nhân hóa thương hiệu.

Trong bối cảnh kinh doanh hiện nay, những doanh nghiệp ít có sức ảnh hưởng nhất là những doanh nghiệp “vô danh” nhất và hiển nhiên, các hoạt động bán hàng của họ dường như sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Ở khía cạnh người tiêu dùng, rõ ràng là bạn hiếm khi muốn mua hàng hay hợp tác với những doanh nghiệp chỉ coi trọng lợi nhuận của riêng doanh nghiệp mà thiếu đi những câu chuyện mang lại ý nghĩa với cộng đồng người tiêu dùng và cả xã hội.

Những thuật ngữ như CSR, Tính bền vững hay ESG cũng từ đây mà ngày càng trở nên quan trọng hơn với doanh nghiệp.

Một số nguyên tắc cơ bản khi viết Storytelling để có những câu chuyện hấp dẫn.

Mặc dù trong thực tế không có một công thức chung nào cho Storytelling, tuỳ thuộc vào từng ngành hàng, chiến lược thương hiệu, khách hàng mục tiêu hay nhiều yếu tố khác mà các câu chuyện được triển khai theo những cách khác nhau, dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản bạn có thể tham khảo.

  • Các yếu tố thứ tự (dàn bài).

Cũng như bất cứ chiến thuật nào khác, các câu chuyện cũng phải có công thức viết hay dàn bài cơ bản. Tất cả các câu chuyện đều cần có nhân vật để bắt đầu, bối cảnh diễn ra hành động, cấu trúc và cả lời kêu gọi hành động.

Chiến lược Storytelling cuối cùng sẽ chẳng đi đến đâu cả nếu đối tượng mục tiêu của thương hiệu không thể hiểu được tại sao bạn bắt đầu, nó mang lại ý nghĩa gì và họ nên cảm nhận hay phản ứng ra sao với các câu chuyện.

  • Con người là ưu tiên hàng đầu.

Vì đối tượng của hầu hết mọi thương hiệu là con người, cách tiếp cận từ yếu tố con người có thể mang lại sức ảnh hưởng lớn nhất.

Hãy nghĩ về câu chuyện của gã khổng lồ đám mây Amazon (AWS), nền tảng hiện chiếm khoảng 1/3 thị phần điện toán đám mây trên toàn cầu.

Amazon muốn giúp một sinh viên đại học, người đã có có ý tưởng sáng tạo về một ứng dụng phần mềm rất tiềm năng, có cơ hội để xây dựng và vận hành nó thành hiện thực, Amazon không muốn tiền trở thành rào cản của bạn sinh viên đó (và cũng không muốn tiền là rào cản của bất cứ sự tiến bộ hay ý tưởng sáng tạo nào khác).

Thay vì nói về các công năng của sản phẩm, Amazon “mượn” các ý tưởng sáng tạo làm nguồn cảm hứng để biến AWS thành lựa chọn của các doanh nghiệp (B2B).

  • Mở rộng và củng cố niềm tin cho các câu chuyện bằng số liệu thống kê.

Nếu toàn bộ những gì được kể chỉ đơn giản là lý thuyết hay những gì mà thương hiệu tưởng tượng, người nghe khó có thể tin tưởng.

Để khiến cho các câu chuyện trở nên đáng tin và thú vị hơn, các công thức storytelling tốt đều nên có yếu tố dữ liệu hay số liệu thống kê liên quan.

Dù đó là số lượng khách hàng đã có được một cuộc sống tốt hơn, nhiều cộng đồng yếu thế được hỗ trợ hơn hay những thay đổi tích cực về tác động đến môi trường do thương hiệu tạo ra, tất cả đều rất đáng tin cậy.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …