Skip to main content

McKinsey: Toàn cảnh người tiêu dùng Việt Nam và những xu hướng mới (P3)

15 Tháng Mười Hai, 2021

Trong khoảng một thập kỷ tới, tầng lớp trung lưu (middle class) của Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng, trải dài rộng hơn và trở nên đa dạng hơn.

Những gương mặt mới của người tiêu dùng Việt Nam

Được hỗ trợ và thúc đẩy bởi các khoản đầu tư liên tục vào lĩnh vực sản xuất, các khoản đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và năng suất lao động ngày càng tăng, Việt Nam đã và đang là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng vượt trội ở châu Á (Theo McKinsey).

GDP tăng trưởng với tỷ lệ gộp (kép) hàng năm là 5% tính theo giá trị thực trong 20 năm qua, nhanh hơn 1,7 lần so với mức trung bình của toàn cầu (theo Ngân hàng thế giới).

Advertisement

Ngay cả vào năm 2020, khi đại dịch COVID-19 gây ra không ít sự gián đoạn trong nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam vẫn công bố mức tăng trưởng GDP là 2,9%.

Mặc dù đại dịch vẫn đang tiếp tục bùng phát trở lại, người tiêu dùng tỏ ra e ngại với các hoạt động mua sắm và hạn chế chi tiêu, tuy nhiên, mức tiêu thụ dự kiến sẽ sớm phát triển trở lại khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên.

Những sự thay đổi nhanh chóng về nhân khẩu học và công nghệ sẽ dẫn đến nhiều sự thay đổi về hành vi của người tiêu dùng, và cũng từ đây, nó mang lại nhiều cơ hội tăng trưởng mới cho các doanh nghiệp có đủ thông tin và đủ nhanh nhẹn để nắm bắt lấy chúng.

Trong bài viết này, nội dung sẽ tập trung vào việc những xu hướng mới đang định hình tương lai của người tiêu dùng Việt Nam như thế nào và các doanh nghiệp hay thương hiệu có thể làm gì để có được tình cảm của người tiêu dùng.

Advertisement

Tiếp phần 3 (phần cuối)!

4. Những xu hướng mới có ý nghĩa gì đối với các doanh nghiệp đang cố gắng thu hút người tiêu dùng Việt Nam.

Thị trường tiêu dùng của Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng — nó đang trở nên đa dạng hóa hơn, hiện đại hóa hơn và số hóa nhiều hơn.

Trong khi thị trường vốn đang rất tiềm năng, để định vị mình theo cách có thể chiếm được trái tim và tâm trí của người tiêu dùng Việt Nam, các thương hiệu hay doanh nghiệp cần phải trả lời các câu hỏi như: họ cần thâm nhập thị trường nào, cách giao tiếp với người tiêu dùng ra sao và làm thế nào để có thể duy trì được sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố địa phương hóa và sự nhanh nhạy với thị trường.

Lựa chọn chiến lược thâm nhập.

Cần vươn ra khỏi 2 thành phố lớn.

Advertisement

Các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam phải có một cái nhìn rộng hơn về những nơi cần cạnh tranh hơn là cứ mãi tận hưởng những thành quả trong quá khứ.

Thành công ngày nay đòi hỏi các thương hiệu phải vượt ra ngoài cách tiếp cận vốn có đến hai thành phố lớn đồng thời cần xem xét đến các kênh mới trong bối cảnh các yếu tố công nghệ đang thay đổi nhanh chóng.

Ngoại trừ một số lĩnh vực hay phân khúc cao cấp, chiến lược tập trung hoàn toàn vào Hà Nội và TP.HCM đã trở nên lỗi thời. Thay vào đó, nhiều doanh nghiệp ngày nay đã và đang theo đuổi người tiêu dùng nông thôn trên nhiều phạm vi địa lý khác nhau.

Các doanh nghiệp chỉ giới hạn mình trong việc phục vụ người tiêu dùng ở hai thành phố lớn nhất của Việt Nam sẽ cần phải mở rộng hay suy nghĩ lại về cách tiếp cận của họ.

Advertisement

Để có thể tiếp cận khoảng 50% dân số có thu nhập trên 22.000 USD mỗi năm, các doanh nghiệp cần phải lên kế hoạch phân phối đến 15 thành phố hàng đầu khác.

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ lớn đều đang tìm cách để nắm bắt các cơ hội mới bằng cách không chỉ đầu tư vào các thành phố trọng điểm mà còn vào một loạt các khu vực ngoại thành vốn có mức độ dân số đông (Hình 3).

Phát triển các kênh mới ngoài các kênh truyền thống.

Advertisement

Các doanh nghiệp ở Việt Nam cũng nên có chiến lược phân phối một cách linh hoạt linh hoạt hơn nhằm mục tiêu nắm bắt những thay đổi đang diễn ra trong mô hình kênh hỗn hợp. Sự phát triển nhanh chóng của các mô hình kênh kết hợp sẽ là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp cần phải nhanh nhạy trong việc định vị mình trước bức tranh thương mại truyền thống đang bị phân mảnh, lĩnh vực B2B trực tuyến (online B2B) đang phát triển nhanh chóng nhưng vẫn đầy bất ổn, bối cảnh bán lẻ hiện đại thì liên tục đổi mới và thương mại điện tử là một trong những ngành phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á.

Trong bối cảnh đó, việc cạnh tranh ở Việt Nam không chỉ đòi hỏi những chiến lược đúng đắn mà còn cần có khả năng quản lý kênh, quản lý khách hàng, tối ưu hóa về khuyễn mãi và cả chiến lược giá.

Làm thế nào để có thể giao tiếp hiệu quả với những người tiêu dùng mới của Việt Nam.

Các doanh nghiệp nếu muốn thành công ở Việt Nam, họ sẽ phải nâng cấp các thông điệp thương hiệu và các kênh truyền thông mới để tiếp cận người tiêu dùng ngày nay.

Advertisement

Thông thường, điều này liên quan đến các kênh kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ, cũng như nhận thức đầy đủ về các chuẩn mực và giá trị mới của xã hội.

Đẩy mạnh mức độ tương tác kỹ thuật số.

Phần lớn người tiêu dùng Việt Nam ở các độ tuổi và khu vực khác nhau đều đang được kết nối internet. Trong khi bán lẻ trực tuyến (online retail) chỉ mới ở giai đoạn bắt đầu, các hoạt động marketingthương hiệu sẽ cần tận dụng nhiều hơn các phương tiện truyền thông mạng xã hội, đánh giá của người dùng, thương mại xã hội, phát trực tiếp và hệ sinh thái trực tuyến để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.

Xây dựng thương hiệu gắn liền với lối sống có ý thức.

Advertisement

Người tiêu dùng Việt Nam đang chào đón mạnh mẽ với các sản phẩm gắn liền với xu hướng tiêu dùng có ý thức, xu hướng này thường sẽ trở nên phổ biến hơn khi nền kinh tế phát triển tốt hơn.

Để có thể có được sự chú ý và tăng mức độ chi tiêu của người tiêu dùng, các thương hiệu có thể xem xét đến yếu tố địa phương hoá thương hiệu của họ sao cho phù hợp với các xu hướng tiêu dùng mới cũng như sở thích của người tiêu dùng địa phương.

Việc sử dụng các biểu tượng hay di sản văn hóa của địa phương đồng thời kết hợp chúng vào các sản phẩm của doanh nghiệp là một chiến lược thông minh mà các doanh nghiệp có thể áp dụng.

Ở một mức độ nào đó, sử dụng các hình ảnh và đại sứ thương hiệu mang tầm châu Á (chứ không phải Việt Nam) cũng được chứng minh là phù hợp; không ít các thương hiệu hiện đã sử dụng các đại sứ thương hiệu đến từ Hàn Quốc hay Nhật Bản tại Việt Nam và họ cũng đã thành công.

Advertisement

Duy trì sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố địa phương hóa và sự nhanh nhạy với thị trường.

Tính địa phương hoá và sự nhanh nhạy với thị trường đang ngày càng trở nên quan trọng hơn. Trước những sự bất ổn hiện có, các doanh nghiệp ở Việt Nam sẽ cần phải đổi mới mô hình hoạt động của họ xoay quanh 4 yếu tố sau:

  • Tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân tài: Hoạt động quản lý nhân tài ngày càng trở nên cấp thiết hơn khi bối cảnh cạnh tranh ngày càng trở nên phức tạp hơn.
  • Cập nhật mô hình hoạt động: Cần định hình một mô hình hoạt động có thể thích ứng nhanh nhất tới sự đổi mới và cá nhân hóa ở cấp độ địa phương.
  • Phân bổ lại các nguồn lực: Khi các điều kiện thị trường thay đổi, các doanh nghiệp cần phải di chuyển nguồn lực của họ đến những kênh và sản phẩm phù hợp nhất.
  • Phát triển các mối quan hệ đối tác liên ngành: Trong một thế giới ngày càng kết nối chặt chẽ với nhau, những mối quan hệ đối tác trên các ngành khác nhau có khả năng thúc đẩy nhanh hơn sự phát triển của doanh nghiệp.

Khi người tiêu dùng ngày càng trở nên đa dạng và khắt khe hơn, các thương hiệu sẽ không phải chỉ cần tinh chỉnh chiến lược của mình sao cho phù hợp với mức thu nhập của họ mà còn đến cả mô hình kênh, hoạt động marketing, phân bổ lại nguồn lực và nhiều thứ khác.

Hết phần cuối!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Advertisement

 

Giang Nguyễn

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement