Skip to main content

Một vài xu hướng sử dụng Visual Content cho Marketer

31 Tháng Mười, 2022

Khi nhu cầu tiêu thụ nội dung của các đối tượng mục tiêu không ngừng thay đổi, nhiệm vụ của người làm marketing là cập nhật và đáp ứng các nhu cầu này, dưới đây là một số xu hướng Visual Content hay nội dung trực quan mà người dùng đang quan tâm nhiều nhất.

Một vài xu hướng sử dụng Visual Content cho Marketer
Một vài xu hướng sử dụng Visual Content cho Marketer

Theo một nghiên cứu do 3M thực hiện, mắt người có khả năng xử lý hình ảnh nhanh hơn khoảng 60.000 lần so với chữ viết (text).

Trong phạm vi ngành marketing, mặc dù văn bản hay nghệ thuật kể chuyện (storytelling) qua văn bản cũng không kém phần quan trọng những hình ảnh trực quan hấp dẫn vẫn chiếm ưu thế nhiều hơn.

Để có thể tận dụng sức mạnh của các nội dung trực quan (Visual Content), dưới đây là một số xu hướng mà các marketer có thể tham khảo.

Advertisement

1. Đồ họa thông tin hay Infographics là xu hướng Visual Content đầu tiên.

Về bản chất, infographics là định dạng pha trộn giữa văn bản và hình ảnh.

Infographics thường xuyên xuất hiện trên các website hay nền tảng như một phương tiện truyền tải thông tin một cách nhanh chóng vì nó liên quan đến trải nghiệm xem của người dùng. Nó trực quan, cô đọng và dễ ghi nhớ.

Bên dưới là một ví dụ về infographics.

Advertisement

2. Hoạt hình (Animation) và Video.

Mặc dù infographics khá thu thút người xem và dễ đạt được kết quả trong việc truyền tải thông điêp, nó lại có phần khô khan hơn so với các định dạnh động, Animation và Video là 2 trong số đó.

Sự trỗi dậy nhanh chóng của mạng xã hội video ngắn TikTok cũng như sự chuyển hướng của Facebook sang việc ưu tiên nhiều hơn cho các định dạng video là những minh chứng hữu hình nhất cho điều này.

Ngoài ra, trong bối cảnh mới, khi người dùng có nhiều lựa chọn nội dung hơn, họ sẽ ngày càng có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến các định dạng sáng tạo và mới mẻ hơn.

Nếu như trước đây, Flash (một kiểu hình ảnh động) là lựa chọn ưu tiên hàng đầu, thì giờ đây video hay video hoạt hình (Animation) là xu hướng sử dụng Visual Content mới.

Advertisement

3. Gradients ngày càng được sử dụng nhiều hơn.

Trọng các thuật thiết kế, gradient là tính năng được sử dụng để chính bóng màu, tức thay vì sử dụng một màu sắc chính chẳng hạn như đen hoặc đỏ, bạn sử dụng gam màu pha trộn giữa đen và đỏ hay là đỏ nhạt dần.

Về bản chất, gradient được sử dụng với mục đích thứ nhất là thu hút sự chú ý của người dùng xem, và sau đó là điều hướng ánh mắt của người xem theo hướng màu nhạt hoặc đậm dần.

Gradient không chỉ được sử dụng để làm phông nền. Chúng cũng được sử dụng trong logo, bài thuyết trình, sách thương hiệu, danh thiếp và hơn thế nữa.

Bên dưới là một ví dụ về cách sử dụng gradient.

Advertisement

4. Hình ảnh hoài cổ.

Khi mọi thứ trôi đi quá nhanh, hay thế giới xung quanh quá “ồn ào”, người ta lại có xu hướng tìm đến những thứ đơn giản và mộc mạc, không màu mè.

Khi Covid-19 hay các đợt khủng hoảng kinh tế làm cho mọi người khó giao tiếp với nhau hơn, hay thậm chí là ít năng lượng hơn, “những thứ xưa cũ” lại có khả năng truyền tải thông điệp mạnh mẽ hơn.

Có lẽ một trong những ví dụ thành công rõ ràng nhất về phương thức marketing theo chủ đề hoài cổ là sự ra đời của Nintendo Classic Mini, một thiết bị trò chơi điện tử có vẻ ngoài lạc hậu nhưng ngay lập tức gây ảnh hưởng đến giới trẻ.

Advertisement

5. Những hình ảnh mang tính cam kết với cộng đồng là một xu hướng Visual Content khác.

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, hầu hết các thương hiệu đều tập trung vào việc bán hàng, họ chỉ cố gắng bán, bán và bán nhiều hơn nữa.

Tuy nhiên ở góc nhìn của người tiêu dùng, bạn thử hình dung xem liệu họ có muốn thương hiệu chỉ bán hàng đến họ hay họ có mong muốn tương tác với những thương hiệu chỉ tiếp cận họ với mục tiêu bán hàng.

Người tiêu dùng có ý thức (Conscious Consumer) là xu hướng của người tiêu dùng trong thế giới hiện đại ngày nay, những người mong muốn các thương hiệu cần có trách nhiệm nhiều hơn không chỉ với họ, với các vấn đề của họ mà còn với cả cộng đồng và xã hội.

Họ muốn biết các thương hiệu liệu có đang cam kết trách nhiệm của với các vấn đề xã hội hay không, hay ví dụ như họ có tích cực bảo vệ môi trường hay không.

Advertisement

Cũng trong bối cảnh mới, nhiều người tiêu dùng hơn sẽ sẵn sàng chi trả nhiều tiền hơn để đảm bảo rằng họ đang ủng hộ các hoạt động sản xuất có đạo đức, bao bì thân thiện với môi trường và đối xử công bằng với những người khác, hay với các sản phẩm ưu tiên tính bền vững.

Nếu thương hiệu của bạn đang hướng tới người tiêu dùng Gen Z thì những thực hành này còn trở nên quan trọng hơn.

6. Đa dạng một cách nhất quán.

Khi nói đến chiến lược xây dựng thương hiệu nói chung, tính nhất quán là một trong những từ khoá ưu tiên hàng đầu.

Mặc dù bạn cần không ngừng lặp lại các hình ảnh hay định dạng nội dung quen thuộc để xây dựng nhận diện trong mắt người tiêu dùng, điều này lại có thể khiến thương hiệu trở nên nhàm chán hơn, và hiển nhiên khó tương tác hơn.

Advertisement

Cách tiếp cận cho thương hiệu trong tình huống này là đa dạng hoá cách hiển thị hay thể hiện nội dung nhưng lại cần dựa trên sự nhất quán.

Nhất quán có thể đến từ 2 cách tiếp cận, nhất quán về mặt ý tưởng, tức dù bạn có sử dụng màu sắc là gì thì khách hàng vẫn cảm nhận được “nó là bạn”, và nhất quán về bố cục, tức sáng tạo nhưng cần nằm trong một giới hạn nhất định, gần gũi nhất với thương hiệu.

7. Mã QR (QR Code) là xu hướng Visual Content cuối cùng bạn có thể cân nhắc.

Mã QR (QR Code) là xu hướng Visual Content cuối cùng bạn có thể cân nhắc.
Mã QR (QR Code) là xu hướng Visual Content cuối cùng bạn có thể cân nhắc.

Trong thế giới kỹ thuật số, khi internet và thiết bị di động trở thành “vật bất ly thân” của hầu hết mọi khách hàng, việc tận dụng các yếu tố công nghệ để giúp cho quá trình tương tác với thương hiệu trở nên tức thời và tiện lợi hơn cũng là một ưu tiên, sử dụng QR Code là một trong số đó.

Nếu bạn chưa tìm hiểu về QR Code thì nó đơn giản là một hình ảnh theo kiểu mật mã (như trên hình), thứ mà người dùng có thể sử dụng điện thoại thông minh để quét (scan) và dẫn họ đến một nền tảng hay website nào đó.

Advertisement

QR Code có thể được sử dụng cho các chương trình khuyến mãi hay sự kiện nào đó, khi thương hiệu không thể hoặc khó có thể truyền tải nó trực tiếp từ các mẫu quảng cáo hay địa điểm nào đó, nơi vốn hạn chế về mặt hiển thị trực tiếp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Ha Anh | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement

Advertisement