Skip to main content

Phân tích chiến lược Marketing của Gucci

7 Tháng Mười Hai, 2021

Gucci – thương hiệu thời trang cao cấp của Ý với hơn một thập kỷ hình thành và phát triển đã khẳng định tên tuổi của mình trong làng mốt thời trang thế giới. Để có được thành công đó, Gucci đã thực hiện những chiến lược marketing hiệu quả trên nhiều kênh khác nhau.

chiến lược marketing của gucci
Phân tích chiến lược Marketing của Gucci – Hành trình trở thành “Luxury Brand”. Source: Pexels

Trước khi tìm hiểu chiến lược Marketing và phân tích ma trận SWOT của Gucci, bạn có thể xem SWOT là gì để có những góc nhìn toàn diện nhất về mô hình ma trận này.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Tổng quan về thương hiệu thời trang Gucci.

The House of Gucci hay còn gọi ngắn gọn Gucci – thương hiệu thời trang được thành lập bởi Guccio Gucci tại Florence vào năm 1906 tại Florence.

Advertisement

Gucci là một trong những nhãn hiệu thời trang nổi tiếng thế giới. Sau hơn 100 năm phát triển, Gucci hiện có hơn 425 cửa hàng tại nhiều thành phố lớn trên toàn thế giới và nhiều cửa hàng nhượng quyền khác.

Thương hiệu Gucci mang logo hình 2 chữ G lồng ngược vào nhau tạo nên hình móng ngựa đặc trưng. Bằng sự khéo léo của mình, các nhà thiết kế của Gucci đã đưa biểu tượng này vào các sản phẩm túi xách, giày, mắt kính, quần áo… và trở thành điểm đặc trưng của thương hiệu này.

Một vài dấu mốc đánh dấu quá trình hình thành và phát triển của Gucci:

  • Năm 1920: Guccio Gucci – nhà sáng lập Gucci mở một công ty nhỏ chuyên bán túi xách và yên ngựa tại Florence.
  • Năm 1930: Gucci thu hút đông đảo khách hàng thượng lưu sành điệu với các sản phẩm túi xách, giày, găng tay và dây lưng cho những người cưỡi ngựa.
  • Năm 1950: Gucci khai trương cửa hàng tại New York, London, Milan, Palm Beach, Beverl Hills để tạo dựng thương hiệu hàng đầu. Đây cũng là năm ra đời chiếc dây thắt lưng bằng vải sọc và chiếc giày da có đính kim loại nổi tiếng của Gucci.
  • Năm 1970: Gucci mở rộng kinh doanh sang châu Á bằng việc xây dựng các cửa hàng mới tại Hồng Kông và Tokyo.
  • Năm 1990: Tom Ford trở thành giám đốc thiết kế của Gucci.
  • Năm 1999: Thực hiện liên minh với Pinault – Printemps – Redoute và chuyển toàn bộ công ty từ những nhãn hiệu đơn lẻ thành một tập đoàn đa nhãn hiệu mang tên Kering.
  • Năm 2000: Mở thêm nhiều cửa hàng tại nhiều thành phố lớn trên toàn thế giới, đánh dấu sự có mặt của Gucci trên toàn cầu.

Mang một chất riêng khác biệt, Gucci trở thành thương hiệu thời trang thu hút mạnh mẽ người tiêu dùng.

Advertisement

Tại Việt Nam, năm 2007, Gucci mở cửa hàng đầu tiên tại khách sạn Sheraton Sài Gòn, đường Đồng Khởi, TP. Hồ Chí Minh và ba năm sau Gucci mở cửa hàng thứ hai tại 63 Lý Thái Tổ, Hà Nội.

Với các cửa hàng tại những thành phố lớn của Việt Nam, Gucci đã đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hiệu cao cấp của giới mộ điệu thời trang trong nước.

Phân tích mô hình ma trận SWOT của Gucci.

Phân tích S (Strengths) – Điểm mạnh của Gucci.

Nhắc đến Gucci, người tiêu dùng sẽ nhớ đến hình ảnh của một thương hiệu thời trang cao cấp với sự hiện diện trên toàn thế giới.

Với hệ thống cửa hàng rộng lớn, Gucci thực hiện chặt chẽ công tác kiểm soát kênh phân phối. Đây cũng được xem là một phần trong chiến lược phòng thủ của Gucci để nắm bắt những giá trị gia tăng thay vì bán sản phẩm qua những đơn vị trung gian khác như nhà cung cấp hay nhà bán lẻ.

Advertisement

Ngoài ra, Gucci cũng thực hiện tăng số lượng cửa hàng mà họ trực tiếp quản lý, điều hành. Năm 2003, doanh thu từ các cửa hàng điều hành trực tiếp chiếm 63,1%, so với năm 1999 chỉ đạt 32,5%.

Phân tích W (Weaknesses) – Điểm yếu của Gucci.

Điểm yếu của Gucci phải kể đến sự bất ổn trong quản lý cũng như cơ sở tài chính, và xung đột lợi ích trong nội bộ doanh nghiệp.

Sự bất ổn trong quản lý đã ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược của công ty, khiến Gucci có thời gian lâm vào tình trạng khó khăn.

Cơ sở tài chính yếu kém suy giảm tỷ suất lợi nhuận cao trong nợ nần. Năm 1998 mức tăng nợ dài hạn 17 triệu $ và đến năm 1999 tăng lên 143 triệu $ và đến năm 2003 thì tăng lên 1,3 tỷ $.

Advertisement

Bên cạnh đó, việc phải đầu tư bảo vệ và duy trì hình ảnh thương hiệu cũng khiến Gucci tiêu tốn một số tiền không hề nhỏ.

Phân tích O (Opportunities) – Cơ hội của Gucci.

Các thị trường cao cấp đang nổi lên ở các nền kinh tế phát triển mạnh và đông dân như Trung Quốc, Ấn Độ là tiềm năng lớn cho các thương hiệu thời trang cao cấp, trong đó có Gucci.

Việc phát triển các mảng kinh doanh khác nhau của Gucci và tạo ra các sản phẩm trong lĩnh vực thời trang là cơ hội lớn của thương hiệu thời trang nổi tiếng này.

Phân tích T (Threats) – Thách thức của Gucci.

Là thương hiệu thời trang cao cấp và xa xỉ, Gucci không nằm ngoài luồng khi phải chịu sự cạnh tranh từ các thương hiệu khác.

Advertisement

Chưa kể có những thời điểm các nhãn hàng đồ thể thao như Adidas, Nike còn vượt mặt nhiều tên tuổi như Chanel, Louis Vuitton, Gucci về lượt tìm kiếm và yêu thích trên mạng xã hội.

Điều đó có thể thấy có những thời điểm các quý cô đã quá mệt mỏi với những món hàng hiệu nhanh chóng lỗi thời mà thay vào đó là các set đồ năng động, khỏe khoắn.

Ngoài ra, một thách thức lớn đối với Gucci đó là các mặt hàng, sản phẩm thường xuyên bị đạo nhái trên thị trường. Do đó, các khách hàng đích thực có thể quay lưng với họ nhằm tránh bị đụng hàng và thể hiện được đẳng cấp mà không phải ai cũng có được.

Phân tích chiến lược Marketing của Gucci.

Chiến lược quảng cáo gây sốc (Shockvertising) của Gucci.

Dưới sự dẫn dẫn của Tom Ford – Giám đốc sáng tạo, Gucci đã đưa “sex sells” (Quảng cáo có yếu tố tình dục mạnh) lên một tầm cao mới.

Advertisement

Không chỉ tái tạo các dòng sản phẩm Gucci để ra mắt những trang phục quyến rũ, hiện đại mà còn làm việc với đội ngũ sáng tạo để làm nên những TVC truyền thông gợi tình của Gucci.

Với chiến lược quảng cáo gây shock được áp dụng đúng lúc, đúng chỗ về chủ đề nhạy cảm, Gucci nhanh chóng thu hút sự chú ý, thảo luận của giới mộ điệu thời trang cũng như người tiêu dùng.

Lý do đằng sau sự thành công của chiến thuật đưa “sex sells” vào có thể đến từ nỗi ám ảnh với những nhân vật nổi tiếng trong văn hóa nhạc pop, pha trộn chút “pop moment” – thứ dùng để gọi đến “sự trở lại của sự quyến rũ” trong thời trang. Đây được xem là một trong những chiến lược marketing độc đáo của Gucci.

Advertisement

Mới đây, trong bộ ảnh quảng cáo Bộ sưu tập mùa xuân 2020, Gucci mang đến một không khí cổ điển nhưng cũng cực kì nổi loạn và thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới mộ điệu.

Chiến lược Influencer Marketing – hợp tác với những “Showbiz Icons”.

Với sự linh hoạt của mình, Gucci nhanh chóng hợp tác cùng những ngôi sao, “Showbiz Icons” nhằm quảng bá, giới thiệu và khẳng định vị thế của thương hiệu xa xỉ này.

Những biểu tượng phong cách thời trang nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng như Harry Styles, Kate Moss, Rihanna, Victoria Beckham… chính là những cái tên nổi tiếng đại diện cho thương hiệu Gucci trong nhiều chiến dịch quảng cáo.

Dưới thời của vị Giám đốc sáng tạo mới – Alessandro Michele thương hiệu này vẫn tiếp tục duy trì hợp tác cùng với các ngôi sao hàng đầu thế giới. Những “thần tượng giới trẻ” toàn cầu như Harry Styles, Lana Del Rey, EXO Kai, Jared Leto… đều được  Gucci “chiêu mộ” và trở thành đại sứ thương hiệu của họ.

Advertisement

Ngay sau khi EXO Kai xuất hiện với tư cách khách mời để chiêm ngưỡng BST Cruise 2019 của Gucci tại Pháp, lượng thảo luận về Gucci nhanh chóng đạt đỉnh và trở thành xu hướng thịnh hành trên mạng xã hội Twitter.

Tại Việt Nam, Gucci cũng tích cực tổ chức các sự kiện dành cho ngôi sao, Fashionista với sự góp mặt của nhiều tên tuổi đình đám như Quỳnh Anh Shyn, Khánh Linh Cô Em Trendy, AMEE, Châu Bùi… góp phần đưa thương hiệu Gucci đến gần hơn với giới trẻ.

Meme Marketing – dùng meme chẳng ngại “kém sang”.

Chẳng ngại “bắt trend” và “đùa vui” bất chấp định vị thương hiệu xa xỉ và cao cấp của mình, Gucci đã thực hiện nhiều nội dung dí dỏm, những hình ảnh meme hài hước phù hợp với tập khách hàng Millennials (thế hệ Y).

Các nội dung nhanh chóng được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên các trang xã hội và đạt 120 triệu lượt tiếp cận (tính đến năm 2017).

Advertisement

Với chiến dịch quảng bá đồng hồ mới của mình, chiến dịch “That Feeling When Gucci”, thương hiệu này đã sáng tạo một chuỗi các hình ảnh hài hước, thú vị, phù hợp với tâm lý khách hàng và không hề “kém sang”.

Chiến lược marketing của Gucci này được đánh giá gần gũi và tiếp cận gần hơn với các khách hàng trẻ tuổi của Gucci.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo Misa

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement